Lao động Việt Nam có cơ hội học nghề theo “chuẩn” thế giới
Dù đang có cơ hội vàng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng một trong những điều kiện tiên quyết là nguồn lao động có tay nghề Việt Nam chưa thể đáp ứng trong bối cảnh mới. Giới chuyên gia cho rằng, mô hình doanh nghiệp cùng tham gia với cơ sở đào tạo nghề như VinFast hợp tác với các trường cao đẳng mới đây có thể coi là chìa khoá để nâng cao chất lượng tay nghề lao động tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo song hành đầu tiên tại Việt Nam vừa được ký kết giữa VinFast và 5 trường Cao đẳng nghề trên toàn quốc. Đây là mô hình đào tạo theo chuẩn quốc tế được nhiều nước có ngành công nghiệp phát triển áp dụng, có thể giải bài toán nhân lực tay nghề thiếu và yếu nhiều năm nay tại Việt Nam.
* Lao động Việt Nam chưa sẵn sàng cuộc chơi lớn
Dịch bệnh COVID-19 đã và đang làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Những động thái mới đây như việc Mỹ mời Việt Nam đối thoại với "Bộ tứ kim cương" để tái cấu trúc chuỗi cung ứng, mang lại cơ hội cho Việt Nam trở thành công xưởng của thế giới.
Giới chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh tái khởi động lại nền kinh tế sau dịch bệnh và hội nhập quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực là thách thức chung nhất của các nước, và là chìa khoá của sự thành công. Quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng, đặc biệt có kỹ năng nghề giỏi thì sẽ thắng lớn và ngược lại.
Tuy nhiên, trong cuộc hội thảo mới đây, bà Wendy Cunningham, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, nhiều tập đoàn lớn đang đầu tư vào Việt Nam nhưng lao động trong nước lại chưa sẵn sàng tham gia vào chuỗi cung ứng lao động toàn cầu. Lao động Việt Nam bị đánh giá thiếu kỹ năng thực hành, thường mất nhiều thời gian để đào tạo lại.
Đồng quan điểm cho rằng cần nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt lao động có tay nghề, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra kết quả khảo sát: Có 75% doanh nghiệp đang quan tâm đến vấn đề tự động hoá. Và theo kế hoạch của các doanh nghiệp trong 3 năm tới sẽ tự động hoá 1/4 đến 1/3 các khâu. Tức là 25% - 33% việc làm tay chân sẽ được chuyển sang máy móc.
“Sự chuyển dịch tạo ra thách thức cho những lao động thiếu kĩ năng, và cũng là cơ hội cho những lao động có tay nghề. Chiến tranh thương mại, dịch bệnh... càng thúc đẩy nhanh hơn việc tự động hoá. Thế nên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh công tác đào tạo nghề là vấn đề quan tâm bậc nhất trong chương trình nghị sự của chúng ta”, Chủ tịch VCCI nói.
Trong khi đó, theo quy hoạch phát triển nhân lực, Việt Nam cần 34,4 triệu lao động qua đào tạo nghề, chiếm 78% tổng lực lượng lao động qua đào tạo trong toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh tình trạng “thừa thày thiếu thợ”, trong tổng số hơn 54 triệu lao động hiện tại, mới có 24% lao động đang làm việc qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ - tương ứng khoảng 13 triệu lao động - con số rất khiêm tốn so với yêu cầu đặt ra trong bối cảnh mới.
* Dạy nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp
Theo công ty nghiên cứu thị trường lao động Navigos Search, để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề, các doanh nghiệp phải chú trọng hợp tác với các cơ sở đào tạo ngay từ khâu giảng dạy. 49% các doanh nghiệp chọn liên kết với giáo dục nghề nghiệp, số liệu cho thấy tầm quan trọng của học nghề, đào tạo nghề đối với tương lai kinh tế đất nước.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, chìa khóa trong việc giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động chất lượng hiện nay là mở rộng mạng lưới đào tạo nghề nghiệp, xã hội hóa và làm sao doanh nghiệp phải là chủ thể tham gia trong công tác giáo dục nghề nghiệp này.
“Doanh nghiệp tham gia với tư cách là nhà đầu tư, là người đặt hàng, tham gia xây dựng chương trình đào tạo, trực tiếp đào tạo, kiểm tra, cấp bằng và cấp các chứng chỉ về đào tạo nghề nghiệp và sau đó là sử dụng lao động. Khi nào mà các doanh nghiệp có thể tham gia vào toàn khâu trong các chuỗi giá trị về giáo dục thì lúc đó mới hy vọng tạo ra sự đột phá trong giáo dục nghề nghiệp của chúng ta”, ông Lộc nhìn nhận.
Là một trong những cơ sở đào tạo nghề đi đầu trong việc liên kết với doanh nghiệp, ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội lấy ví dụ trong lĩnh vực sản xuất ô tô, trường ký kết với VinFast triển khai mô hình đào tạo song hành đầu tiên tại Việt Nam theo chuẩn của ngành công nghiệp Đức.
“Đây là mô hình đào tạo khép kín giữa nhà trường và doanh nghiệp, đảm bảo được 3 yếu tố quan trọng nhất. Thứ nhất, học viên được học lý thuyết tại trường rồi thực hành với máy móc hiện đại tại nhà máy VinFast với tỷ lệ 30/70 (30% lý thuyết, 70% thực hành). Thứ hai, chương trình đào tạo chuẩn quốc tế nên đảm bảo chất lượng đầu ra. Thứ ba, học viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp”, ông Ngọc nói.
Giới chuyên gia nhìn nhận, những mô hình liên kết đào tạo theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp cần được lan toả, kết nối được thành mạng lưới mô hình đào tạo nghề kiểu mẫu. Trong đó, các bên cũng cần xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp căn cứ vào nhu cầu thực tiễn và cần vươn tới tiêu chuẩn quốc tế.
“Khi chúng ta tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì bắt buộc chúng ta phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, không cách nào khác cả”, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho hay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Campuchia thông qua nhiều dự án mới để tạo việc làm cho lao động địa phương
20:00' - 23/05/2020
Theo thông cáo báo chí ngày 22/5 của Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC), cơ quan này đã thông qua thêm 5 dự án đầu tư mới với tổng vốn lên tới 174,8 triệu USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động xuất khẩu lao động
19:23' - 21/05/2020
Xuất khẩu lao động vẫn đang bộc lộ nhiều hạn chế, đó là thị trường lao động đang bó hẹp ở một số địa bàn, chưa mở rộng được ở những thị trường có tính chất ổn định lâu dài và có thu nhập cao.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường lao động Canada đứng trước nhiều khó khăn do dịch COVID-19
17:54' - 21/05/2020
Trong thời gian từ tháng 2-4 vừa qua, số người trong độ tuổi 15-24 có việc làm ở Canada đã giảm 873.000 người, tương đương mức giảm 34,2%.
-
Công nghệ
Vingroup công bố giải pháp nâng cao 25% năng suất lao động phổ thông
14:28' - 19/05/2020
Ngày 19/5, Công ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ Công nghệ Vantix (Tập đoàn Vingroup) công bố giải pháp VinHR, có khả năng nâng cao 25% năng suất lao động phổ thông.
-
Doanh nghiệp
Lao động làm việc cho các đối tác của Amazon gặp khó do dịch COVID-19
14:49' - 18/05/2020
Các tài xế của các công ty dịch vụ giao nhận bên thứ ba cộng tác với Amazon đang gặp khó khăn khi nhu cầu gia tăng với hàng hóa cung cấp cho những người tiêu dùng đang phải ở nhà do lệnh phong tỏa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Hàng nghìn hành khách đi và đến Hải Phòng bằng tàu hỏa trong ngày 30/4
16:34'
Mỗi chuyến tàu đến ga Hải Phòng trong sáng 30/4 đều có trên 1.000 hành khách. Tính đến 9 giờ sáng cùng ngày, đã có 8.152 tấm vé bán cho hành khách đi và đến Hải Phòng trong ngày đầu nghỉ lễ.
-
Kinh tế & Xã hội
Tri ân quá khứ, vun đắp tương lai
16:00'
Trong những ngày tháng tư lịch sử này, tự hào, xúc động và biết ơn có lẽ là những cảm xúc chủ đạo trong lòng của mỗi người mang trong mình dòng máu Việt.
-
Kinh tế & Xã hội
Hân hoan đón Đoàn tàu Thống Nhất trong ngày Đại lễ 30/4
15:38'
Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trưa 30/4, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức Lễ đón, tiễn gần 900 hành khách trên Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau ở Đà Nẵng.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động thu hút du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
15:38'
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngành du lịch Hà Nội triển khai nhiều hoạt động thu hút du khách trong 5 ngày lễ.
-
Kinh tế & Xã hội
Xúc động, tự hào hòa chung không khí mừng ngày đại thắng
14:49'
Sáng 30/4, Hà Nội rực rỡ cờ hoa, không khí hân hoan lan tỏa khắp phố phường, hàng triệu người dân Thủ đô hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều bạn trẻ thu gom rác sau lễ diễu binh, diễu hành
12:38'
Ngay sau khi chương trình diễu binh, diễu hành kết thúc nhiều người dân, bạn trẻ đã thu gom rác, dọn vệ sinh đường phố.
-
Kinh tế & Xã hội
Rạng rỡ Việt Nam trong ngày vui Đại thắng
12:37'
Những nụ cười, những giọt nước mắt hạnh phúc, những chiếc ôm nồng thắm đã thể hiện hết được sự xúc động, niềm vui, niềm tự hào của mỗi người con đất Việt trong sự kiện lịch sử này.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh đón chuyến tàu biển theo phương thức charter đầu tiên
11:57'
Trong hải trình, tàu Pacific World xuất phát từ cảng Yokohama (Nhật Bản) đến một số cảng, điểm du lịch; trong đó có thành phố Hạ Long.
-
Kinh tế & Xã hội
Hình ảnh giao thông Hà Nội trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4 - 1/5
11:49'
Sáng 30/4, ngày đầu tiên của đợt nghỉ lễ 30/4, lưu lượng phương tiện di chuyển từ Hà Nội tăng cao. Tại một số tuyến đường đã xuất hiện tình trạng ùn, ứ cục bộ, các phương tiện di chuyển khó khăn.