Lệnh cấm người nhập cư của Tổng thống Mỹ trước những "điều ra tiếng vào"
Nước Mỹ đang chứng kiến cuộc chiến pháp lý sự chia rẽ sâu sắc giữa chính quyền Washington và hệ thống tư pháp tại các bang liên quan đến sắc lệnh do Tổng thống Donald Trump vừa ban hành mà trong đó cấm nhập cảnh đối với công dân bảy nước có đông người Hồi giáo.
Dự kiến, vào tối 7/2 (theo giờ Việt Nam), Tòa án phúc thẩm liên bang tại thành phố San Francisco, bang California, sẽ tiến hành phiên điều trần đầu tiên để xem xét khả năng khôi phục sắc lệnh cấm nhập cảnh của chính quyền Mỹ vốn bị thẩm phán liên bang của thành phố Seattle James Robart ngăn chặn trước đó. Tham dự sự kiện này có các luật sư của Bộ Tư pháp Mỹ, đại diện cho chính quyền Washington, và các luật sư đại diện cho hai bang Washington và Minnesota. Đây cũng là cơ hội để chính quyền Tổng thống Trump bảo vệ và khôi phục sắc lệnh cấm nhập cảnh gây tranh cãi này.
Cùng ngày, Tổng thống Donald Trump đã có những tuyên bố biện minh cho quyết định mà ông coi là nhằm bảo vệ nước Mỹ trước nguy cơ khủng bố từ các phần tử cực đoan. Trên trang cá nhân Twitter ngày 6/2, ông Trump đã chỉ trích kết quả các cuộc thăm dò dư luận mới đây liên quan đến sắc lệnh cấm, theo đó phần lớn người dân Mỹ bày tỏ ý kiến phản đối quyết định cấm của chính quyền.
Trước đó, trong chuyến thăm Bộ Chỉ huy trung tâm tại Tampa, Florida cùng ngày, ông Trump mô tả giới truyền thông Mỹ là không trung thực và cố ý đưa tin nhằm hạ thấp các cảnh báo về mối đe dọa khủng bố - lý do mà chính phủ ban hành sắc lệnh cấm. ông Donald Trump kêu gọi kiểm soát chặt dòng người nhập cư và cam kết ngăn chặn “những người muốn phá hủy đất nước” vào Mỹ.
Đây là lần hiếm hoi trong lịch sử nước Mỹ một sắc lệnh của chính phủ vấp phải sự phản đối gay gắt không chỉ của công chúng mà còn của chính giới. Trước đó, khoảng 100 tập đoàn và doanh nghiệp ở Mỹ, trong đó có Apple, Google, Microsoft, đã cùng đệ đơn lên tòa phúc thẩm liên bang của Mỹ phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump với lý do quyết định này ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của họ. Trong khi đó, người đứng đầu ngành hành pháp tại 15 bang và thủ đô Washington D.C cũng đã cùng đệ đơn kiến nghị nhằm ủng hộ vụ kiện chống lại lệnh cấm nhập cảnh.
Trước đó, người phát ngôn của Nhà Trắng Sean Spicer cho hay Nhà Trắng tỏ ý tin tưởng sẽ giành ưu thế trong một cuộc chiến pháp lý giằng co về sắc lệnh hành chính của tân Tổng thống Mỹ Trump nhằm ngăn chặn dòng người di vào Mỹ từ bảy quốc gia có đa số dân là người Hồi giáo gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen.
>>>Chính sách kinh tế của Tổng thống Donald Trump tác động xấu đến Brazil
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D.Trump cam kết đánh bại IS
10:57' - 07/02/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ và các quốc gia đồng minh sẽ đánh bại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan và ngăn chặn các phần tử thánh chiến xâm nhập lãnh thổ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gần 100 tập đoàn ở Mỹ phản đối sắc lệnh sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Donald Trump
16:01' - 06/02/2017
Khoảng 100 tập đoàn ở Mỹ, trong đó có Apple, Google, Microsoft cùng đệ đơn lên tòa phúc thẩm liên bang của Mỹ phản đối sắc lệnh sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách kinh tế của Tổng thống Donald Trump tác động xấu đến Brazil
14:36' - 06/02/2017
Các nhà phân tích kinh tế Brazil cho rằng các đề xuất chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế vốn đang trì trệ tại đất nước Nam Mỹ này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D.Trump chỉ trích hệ thống tòa án
10:02' - 06/02/2017
Ngày 5/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Thẩm phán liên bang James Robart "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia" khi ra phán quyết phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25' - 18/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.