LHQ cảnh báo 2024 là năm nóng nhất từ trước tới nay
Đây là thông tin cập nhật được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố ngày 7/11, ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra từ ngày 11-22/11 tại Baku, Azerbaijan.
Phân tích của WMO dựa trên 6 bộ dữ liệu quốc tế được thu thập từ tháng 1 đến hết tháng 9/2024 cho thấy xu thế đáng quan ngại về tình trạng gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu. Báo cáo do WMO công bố ghi nhận một số trường hợp thành công của Seychelles, Mauritius, Lào và Ireland trong phát triển các dịch vụ khí hậu hiệu quả. Nhưng WMO nhận định về cơ bản, khủng hoảng khí hậu vẫn đang leo thang trên toàn cầu.
Báo cáo nói trên của WMO tương tự như dự báo mà Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cùng ngày. C3S cho biết từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng cao đến mức khiến năm 2024 gần như chắc chắn sẽ “xô đổ” các kỷ lục nhiệt độ trước đó trừ khi nhiệt độ trung bình trong 2 tháng còn lại của năm đều phải xuống gần bằng 0.
Ngoài ra, 2024 cũng là năm đầu tiên ghi nhận nhiệt độ toàn cầu đạt mức tăng hơn 1,5 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp.
Cũng trong ngày 7/11, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Gutteres đã gửi thông điệp qua video tới Hội nghị Thanh niên về Biến đổi Khí hậu toàn cầu lần thứ 19 của Liên hợp quốc (COY19). Ông cho rằng nhân loại đang thiêu đốt Trái Đất và phải trả giá; đồng thời nhấn mạnh vai trò then chốt của thanh niên trong hành động chống biến đổi khí hậu.Cùng ngày, trước thềm Hội nghị COP29, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã công bố báo cáo cho biết các quốc gia trên toàn thế giới phải tăng cường hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, bao gồm tài trợ thích ứng với biến đổi khí hậu có mục tiêu, xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ.
Báo cáo về Khoảng cách thích ứng năm 2024 của UNEP nêu rõ các sự vụ khẩn cấp do biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải có hành động khẩn cấp để tăng cường cơ chế ứng phó cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Nam bán cầu.
Báo cáo cảnh báo các thảm họa liên quan khí hậu đang đẩy hành tinh đến bờ vực thẳm trong khi việc tăng cường tài trợ cho hoạt động thích ứng là điều cần thiết để đảm bảo tương lai phục hồi và xanh hơn cho các cộng đồng.
Giám đốc điều hành của UNEP Inger Andersen cho biết việc không tăng cường các biện pháp thích ứng đã làm suy yếu các phản ứng trước những cú sốc khí hậu, gây tổn hại đến sinh kế của những nhóm dân số nghèo và dễ bị tổn thương. Do đó, việc có nguồn tài trợ lớn và hiệu quả cho các nỗ lực thích ứng theo hướng công bằng và bình đẳng đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Đồng thời bà Andersen cho rằng tài trợ cho hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu nên mang tính dự đoán và chiến lược hơn là theo hướng ứng phó, khắc phục hậu quả.
Tin liên quan
-
Đời sống
Châu Phi đối mặt với đợt nắng nóng kỷ lục
08:00' - 08/09/2024
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, mùa Hè năm 2024 đánh dấu mùa Hè nóng nhất trong lịch sử toàn cầu và châu Phi chịu ảnh hưởng của các đợt nắng nóng cực độ đã tàn phá cộng đồng và đe dọa đến sinh kế.
-
Đời sống
Thế giới đứng trước nguy cơ "báo động đỏ" do nắng nóng kỷ lục
07:30' - 05/09/2024
Giám đốc Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), bà Celeste Saulo, cho rằng nhiệt độ tăng sẽ kích hoạt "cảnh báo đỏ" toàn cầu sau khi các chỉ số nhiệt trên thế giới lập các kỷ lục mới trong tháng 8 vừa qua.
-
Đời sống
Số ca tử vong vì nắng nóng tại Mỹ tăng gấp đôi trong 25 năm
17:00' - 27/08/2024
Một nghiên cứu mới chỉ ra xu hướng đáng lo ngại xét theo thiệt hại về người liên quan đến nhiệt độ cao trên khắp nước Mỹ, với tỷ lệ tử vong tăng gấp đôi trong 25 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WEF: Suy thoái kinh tế là mối lo lớn nhất của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu
15:41'
Theo WEF, nguy cơ suy thoái kinh tế, thiếu hụt lao động và lạm phát gia tăng là những mối quan tâm hiện hữu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
ECB cảnh báo nguy cơ kinh tế Eurozone tăng trưởng chậm lại
13:45'
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde nhận định tăng trưởng kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dự kiến sẽ chậm lại trong ngắn hạn.
-
Ý kiến và Bình luận
Giải pháp “hút” vốn cho chợ miền núi
11:04'
Để mô hình chợ truyền thống phát huy hiệu quả, phù hợp với đặc thù từng vùng miền, cần có tư duy phát triển mới để khai thác triệt để vai trò tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
-
Ý kiến và Bình luận
OECD nâng dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Thụy Sĩ
09:07'
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa công bố nhận định rằng nền kinh tế Thụy Sĩ đang tăng trưởng nhanh hơn so với dự kiến.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch Fed: Kinh tế Mỹ mạnh hơn so với thời điểm Fed bắt đầu hạ lãi suất
08:24'
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết nền kinh tế Mỹ hiện mạnh hơn so với thời điểm Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Điều này đồng nghĩa tiến trình giảm lãi suất của Fed có thể chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Anh, Nga và Nhật Bản quan ngại về tình hình ở Hàn Quốc
09:37' - 04/12/2024
Bộ Ngoại giao Anh ra tuyên bố bày tỏ quan ngại trước những diễn biến tại Hàn Quốc, đồng thời kêu gọi công dân Anh đang có mặt tại quốc gia Đông Á này theo dõi sát tình hình để đảm bảo an toàn.
-
Ý kiến và Bình luận
Làm sao để thúc đẩy thương mại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo?
17:49' - 03/12/2024
Thu hút đầu tư phát triển cho khu vực miền núi, hải đảo dù rất được quan tâm nhưng do chính sách thiếu đồng bộ, nhất quán, và thiếu tính đặc thù nên hiệu quả thực thi chưa được như mong muốn.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed: Khó đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2%
17:41' - 03/12/2024
Fed cảnh báo rằng ngân hàng trung ương này có thể không đưa được lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% trong bối cảnh dữ liệu gần đây cho thấy tiến bộ trong việc giảm lạm phát dường như đang "đình trệ".
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chức Fed nhận định cuộc chiến chống lạm phát đang đi đúng hướng
10:54' - 03/12/2024
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 2/12 nhận định nước này dường như đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu lạm phát dài hạn 2% bất chấp sự gia tăng gần đây.