Liên hợp quốc: Dịch COVID-19 tạo "lực đẩy" cho các đô thị phát triển hơn
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ không đặt dấu chấm hết cho các thành phố trên thế giới, thay vào đó các nhà quản lý đô thị cần có góc nhìn mới về đại dịch này, coi đây là như một "lực đẩy" để xây dựng các trung tâm đô thị phát triển hơn, đáng sống hơn. Đây là khuyến cáo được Liên hợp quốc (LHQ) đưa ra trong báo cáo công bố ngày 31/10.
Theo báo cáo trên, dù dịch COVID-19 đẩy nhiều người phải tìm nơi cư ngụ mới ngoài các trung tâm đô thị chật chội, song vẫn có khoảng 60% dân số toàn cầu sẽ sinh sống tại các đô thị vào năm 2030, tăng 4% so với mức hiện nay.
Trong phát biểu mở đầu báo cáo, Tổng Thư ký (TTK) LHQ Antonio Guterres nêu rõ virus SARS-CoV-2 đã ảnh hưởng mạnh nhất đối với nhóm người yếu thế, kéo theo tình trạng bất bình đẳng sâu sắc cần phải giải quyết.
Theo ông, đại dịch khiến nhiều nước trên thế giới chưa thể quay lại hoạt động kinh doanh như bình thường, do đó, giới chức đang đứng trước "bài toán" phải đánh giá thực tế này như thế nào để có thể tái thiết tốt hơn.
Trên thực tế, việc khống chế dịch bệnh trở nên khó khăn hơn tại những khu vực mà "nơi ăn, chốn ở" không đạt tiêu chuẩn, khó có thể tiếp cận các cơ sở chăm sóc y tế và mạng lưới giao thông chắp vá.
Trong khi đó, các thành phố đang phát triển nhanh hơn số dân, "hô biến" các mảnh đất tự nhiên và các khu vực nông nghiệp, góp phần làm gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu.
Các vùng ngoại ô lại thiếu kết nối giao thông phù hợp, làm tăng mật độ phương tiện tham gia giao thông, kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm khả năng tiếp cận cơ hội việc làm và không gian công cộng như công viên và không gian xanh.
Giới chuyên gia còn chỉ ra vấn đề khi các nhà quy hoạch chỉ chú tâm phát triển thành phố cho người giàu, còn người nghèo "đóng khung" trong các khu ổ chuột.
Do đó, báo cáo cho rằng cần thiết kế, xây dựng và tài trợ cho các thành phố theo phương thức có thể cung cấp mọi dịch vụ, trong đó có nhà ở chất lượng cho toàn bộ người dân.
Bài học thành công trong việc khống chế dịch bệnh tại các thành phố lớn như Seoul, Singapore và Tokyo cho thấy tình trạng đông đúc có thể khiến virus SARS-CoV-2 lây lan.
Mật độ dân số cao đã làm giảm khả năng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như các dịch vụ khác, do đó, các trung tâm đô thị nhỏ được xem là phù hợp hơn xét về góc độ môi trường và xã hội.
Mạng lưới C40 gồm các thành phố đi đầu trong hành động chống biến đổi khí hậu đang ủng hộ mô hình thành phố 15 phút - nơi người dân có thể tới đích đến trong vòng 15 phút bằng cách đi bộ, đạp xe hay sử dụng giao thông công cộng.
Chính vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần lên kế hoạch hiệu quả nhằm xây dựng các thành phố xanh hơn và nhỏ gọn hơn nhằm cải thiện cuộc sống cho người dân.
Đại dịch COVID-19 không phải đánh dấu sự kết thúc của các thành phố, thay vào đó mở ra cơ hội để các nhà quản lý hiện thực hóa ý tưởng về việc phát triển đô thị tốt hơn./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Hàn Quốc: Thủ đô Seoul triển khai dịch vụ wifi công cộng miễn phí tốc độ cao
14:52' - 26/10/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, chính quyền thành phố này ngày 26/10 cho biết sẽ bắt đầu triển khai dịch vụ wifi công cộng tốc độ cao miễn phí kiểu mẫu có tên "Kkachi On" từ tháng 11 tới.
-
Đời sống
"Tấm bùa" bảo vệ Tokyo khỏi thủy thần
08:12' - 14/10/2020
Ở Tokyo (Nhật Bản), người dân vẫn coi hệ thống đường hầm chống ngập Kasukabe là "ngôi đền Parthenon" - tấm bùa bảo vệ thành phố này và các khu vực lân cận khỏi lũ lụt thảm khốc.
-
Ý kiến và Bình luận
Far&Wide: Singapore đứng đầu thế giới về hệ thống giao thông công cộng
11:02' - 06/10/2020
Theo xếp hạng của website về đi lại Far&Wide, hệ thống giao thông công cộng của Singapore đứng đầu thế giới, sau đó là Anh và Hong Kong (Trung Quốc), Paris (Pháp) và Madrid (Tây Ban Nha).
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Hỗ trợ chuyên sâu để lấy niềm tin doanh nghiệp
08:07' - 02/07/2022
6 tháng đầu năm 2022, kinh tế thành phố Hải Phòng có mức tăng trưởng 2 con số thuộc trong top đầu cả nước. Hải Phòng đã có nhiều chính sách để phục hồi kinh tế hiệu quả sau tác động của dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyển đổi số là cơ hội phát triển đột phá ngành truyền tải điện
21:36' - 01/07/2022
EVNNPT cũng là đơn vị phải đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số của ngành điện để hiện thực hóa mục tiêu trở thành doanh nghiệp số của EVN vào năm 2025.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga khẳng định nguồn cung LNG trong dự án Sakhalin 2 không bị ảnh hưởng
20:10' - 01/07/2022
Điện Kremlin ngày 1/7 tuyên bố Nga không có lý do gì để dừng cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ dự án Sakhalin 2 sau khi thành lập một công ty mới để điều hành dự án này.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch EC đánh giá triển vọng gia nhập EU của Ukraine
17:07' - 01/07/2022
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, cho biết việc trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU) hiện đã "trong tầm tay" của Ukraine, song cần thời gian và nỗ lực từ phía Kiev.
-
Ý kiến và Bình luận
PAHO kêu gọi ứng phó với tác động lâu dài của các di chứng hậu COVID-19
08:34' - 01/07/2022
Người đứng đầu PAHO cảnh báo với hơn 161 triệu ca mắc COVID-19 ở châu Mỹ trong 2 năm qua, hàng triệu người trong khu vực có nguy cơ sẽ phải đối mặt với các di chứng hậu COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Ấn Độ đối mặt với sức ép tại WTO vì lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ
08:10' - 01/07/2022
Ấn Độ đã cấm xuất khẩu lúa mỳ ngày 13/5 để kiểm soát giá nội địa tăng trong bối cảnh lo ngại về sản lượng địa phương bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và thiếu hụt nguồn cung toàn cầu .
-
Ý kiến và Bình luận
Sản lượng cây trồng nông nghiệp chủ chốt toàn cầu năm 2050 sẽ giảm khoảng 20%
10:02' - 30/06/2022
Kết quả nghiên cứu cho thấy Nam Á là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đặc biệt là hoạt động sản xuất lúa gạo của khu vực này.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng
10:00' - 30/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc), ngày 30/6, tờ Liên hợp buổi sáng, chi nhánh tại Hong Kong, đã có bài viết đánh giá về mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong quý II/2022.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ Latinh không ủng hộ kế hoạch của G7 áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga
15:50' - 29/06/2022
Các nước Mỹ Latinh có thể sẽ không ủng hộ sáng kiến của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) áp mức giá trần đối với dầu mỏ nhập từ Nga.