Liên kết vùng nâng cao giá trị hàng Việt Nam trong chuỗi cung ứng
Tăng cường liên kết vùng là giải pháp nâng cao giá trị hàng Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là nhận định của các chuyên gia tại Tọa đàm tăng cường liên kết vùng do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức, chiều 8/12.
*Khoảng trống liên kết
Ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc phụ trách ITPC đánh giá, đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi cục diện nền kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây, là nguyên nhân dẫn đến sự đứt gãy hàng loạt các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại dịch dần được kiểm soát tại các nước nhưng cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine đã làm cho giá nguyên vật liệu và các chi phí đầu vào tăng, cùng với việc Trung Quốc thực hiện chính sách Zero COVID làm tăng thêm rủi ro trong việc cải thiện chuỗi cung ứng.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang dần trở thành điểm thay thế và đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc này đem lại cơ hội phát triển cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Tp. Hồ Chí Minh nói riêng.
Tuy nhiên hiện nay, vấn đề cấp thiết được đặt ra cho việc phát triển nguồn cung ứng nguyên liệu là làm thế nào để giảm sự phụ thuộc của các doanh nghiệp vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, gia tăng tỉ trọng nguồn cung nguyên liệu nội địa. Phân tích những hạn chế trong chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Tp. Hồ Chí Minh không chỉ là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất và chế biến, mà còn là thị trường tiêu thụ lớn và là đầu mối xuất khẩu của cả khu vực phía Nam. Tuy nhiên, hiện hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cầu thực phẩm của người dân thành phố, còn lại phải nhập từ các tỉnh hoặc qua nhiều đường khác nhau. Ngược lại Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Tây Nguyên hội tụ đầy đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để kết nối chuỗi giá trị sản xuất của vùng với nhu cầu tiêu thụ của không chỉ Tp. Hồ Chí Minh nói riêng mà còn các tỉnh, thành phố, vùng, miền trên cả nước, đặc biệt là xuất khẩu, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.*Cần giải pháp đồng bộ
Ông Nguyễn Công Luân, Phó trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, hiện nay phần lớn các dịch vụ logistics chỉ dừng lại ở từng hoạt động riêng lẻ, chưa có sự kết nối chặt chẽ với nhau giữa các phương thức vận chuyển, nên thường gây ra chậm trễ, chi phí phát sinh cao như phí dịch vụ lưu kho bãi, thời gian chờ đợi đều tăng. Có thể thấy, chuỗi dịch vụ logistics liên kết tiêu thụ và phân phối sản phẩm đang là một nút thắt, cản trở sự tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm phía nam, cần có những giải pháp kịp thời.
Theo đó, cần sớm có phương án chính sách và mô hình hiệu quả, phát triển hệ thống hạ tầng logistics; đồng bộ hệ thống kết cấu giao thông vận tải đa phương thức kết nối liên vùng và quốc tế; kết nối chuỗi cung ứng toàn diện cho sản phẩm trong vùng từ sản xuất, thu hoạch cho đến thông quan xuất khẩu, hướng tới tối ưu hóa chi phí logistics, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm của vùng.
Bà Lý Kim Chi cho rằng, phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn tập trung trên cơ sở liên kết bền vững với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại. Điều quan trọng nhất nhằm xây dựng được vùng nguyên liệu bền vững là cần phải có sự gắn kết giữa người nông dân và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Việc liên kết vùng cung ứng với các trung tâm chế biến sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến chủ động về mặt công nghệ trong vấn đề trồng trọt, chăn nuôi và chế biến; hình thành vùng trồng mẫu lớn gắn với xây dựng mã vùng trồng, gắn với sơ chế, chế biến, bảo quản công suất lớn, hiện đại. Giám sát, đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn từ sản xuất đến phân phối, đáp ứng yêu cầu thị trường, nhất là yêu cầu khắc khe từ các thị trường xuất khẩu. Liên kết chặt chẽ cũng sẽ giúp gia tăng giá trị nông thủy sản góp phần rất lớn trong việc bổ sung và làm đa dạng, chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất ổn định cho Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian tới, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Theo bà Lý Kim Chi, để thúc đẩy các hoạt động kết nối, liên kết đi vào chiều sâu, rất cần sự vào cuộc của không chỉ của Tp. Hồ Chí Minh mà cả các tỉnh thành và cơ quan ban ngành trong việc thúc đẩy tháo gỡ các điểm nghẽn chính hiện nay. Đầu tiên, cần có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, hướng đến xây dựng vùng nguyên liệu hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu. Ngành chế biến lương thực thực phẩm đề xuất Tp. Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đứng ra làm đầu mối xây dựng cơ sở dữ liệu chung giữa thành phố với các tỉnh thành; đồng thời, nghiên cứu có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh mở rộng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu của doanh nghiệp tại các tỉnh với vai trò là doanh nghiệp đầu ngành. Bên cạnh đó cần thúc đẩy hình thành và phát triển chuỗi kho lạnh, kho bảo quản. Cụ thể, Tp. Hồ Chí Minh cần bố trí quỹ đất phù hợp, có thể liên kết với các tỉnh, có các chính sách hỗ trợ về tiền thuê đất, lãi vay, quy trình cấp phép... đối với các dự án kho lạnh để bảo quản, dự trữ nguyên liệu nông sản phục vụ chế biến sâu cho tiêu dùng và xuất khẩu./.- Từ khóa :
- logistics
- liên kết vùng
- chuỗi cung ứng toàn cầu
- covid
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng năng lực cạnh tranh hàng hóa từ dịch vụ logistics
14:20' - 05/12/2022
Phát triển hệ thống dịch vụ logistics cho Đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề rất cấp thiết, cần có nhiều giải pháp đồng bộ chứ không thể chỉ một vài giải pháp đơn lẻ, thiếu tính căn cơ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng trung tâm dịch vụ logistics - Bài cuối: Đòn bẩy phát triển nguồn nhân lực
11:56' - 05/12/2022
Hải Phòng đã và đang đưa ra những chính sách, giải pháp đột phá, nắm bắt những ý tưởng mới nhằm phát huy hơn nữa lợi thế, nâng cao vai trò của dịch vụ logistics trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng trung tâm dịch vụ logistics khu vực - Bài 1: Nhiều tiềm năng lợi thế
11:56' - 05/12/2022
Triên địa bàn Hải Phòng có khoảng 1.000 doanh nghiệp đăng ký cung cấp dịch vụ logistics; trong đó, chỉ có khoảng trên 100 doanh nghiệp có quy mô vừa và hoạt động tích cực trong lĩnh vực logistics.
-
DN cần biết
Đề xuất giải pháp đào tạo nhân lực logistics cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
15:22' - 04/12/2022
Ngày 4/12, Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam (Valoma) phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh tổ chức hội thảo Nhu cầu phát triển nhân lực logistics tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Petrolimex đưa trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu vào hoạt động
14:06'
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa phối hợp với các cơ quan chức năng đưa trạm dừng nghỉ tạm Km427+035 cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu vào hoạt động.
-
Doanh nghiệp
Boeing thiệt hại gần 3 tỷ USD do đình công và cắt giảm nhân sự
12:40'
Boeing cho biết phải gánh chịu các khoản chi phí gần 3 tỷ USD trong quý IV/2024 do đình công kéo dài, cắt giảm nhân sự và các vấn đề liên quan đến một số chương trình của chính phủ.
-
Doanh nghiệp
Bến Tre sẽ vận động thành lập mới khoảng 550 doanh nghiệp
07:59'
Năm 2025, tỉnh Bến Tre đặt mục tiêu vận động thành lập mới khoảng 550 doanh nghiệp với vốn đăng ký 4.600 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Các hãng ô tô Hàn Quốc đưa về xưởng sửa chữa hơn 340.000 xe bị lỗi linh kiện
17:44' - 23/01/2025
4 hãng ôtô ở nước này gồm Hyundai, Kia, Mercedes-Benz và Tesla sẽ tự nguyện thu hồi hơn 340.000 xe ôtô thuộc 11 mẫu xe khác nhau do gặp lỗi linh kiện.
-
Doanh nghiệp
Đà Nẵng đặt mục tiêu có 5 doanh nghiệp FinTech doanh thu nghìn tỷ
11:05' - 23/01/2025
Đến cuối năm 2030, Đà Nẵng đặt mục tiêu có ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ tài chính (FinTech) có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm; số lượng doanh nghiệp FinTech đạt 2 – 3 doanh nghiệp/1.000 dân.
-
Doanh nghiệp
Tết sớm của những người lính truyền tải điện 3
18:22' - 22/01/2025
Đón Tết sớm cùng công nhân đã trở thành nét văn hóa đẹp của những người lính truyền tải điện.
-
Doanh nghiệp
Indonesia phạt Google 12 triệu USD vì hành vi độc quyền
17:52' - 22/01/2025
Ủy ban Giám sát cạnh tranh kinh doanh của Indonesia đã phát hiện Google có hành vi độc quyền trên kho dịch vụ Google Play Store và yêu cầu công ty này phải nộp phạt khoảng 12 triệu USD.
-
Doanh nghiệp
Chủ sở hữu TikTok dự định chi 12 tỷ USD mua chip AI
17:24' - 22/01/2025
Tập đoàn ByteDance của Trung Quốc, công ty mẹ của TikTok, đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) với kế hoạch chi hơn 12 tỷ USD cho lĩnh vực này trong năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Công ty dầu khí Anh mua lại mảng kinh doanh của Harbour Energy tại Việt Nam
16:31' - 22/01/2025
Ngày 22/1, công ty dầu khí EnQuest của Anh cho biết sẽ mua lại mảng kinh doanh của Harbour Energy tại Việt Nam nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế.