Liên minh châu Âu đạt thỏa thuận quan trọng về cải cách thị trường điện
Một văn bản mới đã được thông qua cho phép Pháp điều chỉnh giá điện hạt nhân nhằm bảo vệ lợi ích của người sử dụng, đồng thời ngăn chặn cạnh tranh không công bằng. Cụ thể như sau:
Không rõ Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói gì với nhau tại cuộc gặp ở Hamburg ngày 9 và 10/10, nhưng sự trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo dường như đã giúp EU tìm được lối đi sau nhiều tháng chứng kiến cảnh tranh cãi vô vọng giữa hai “đầu tàu” Đức-Pháp. Chỉ hơn một tuần trước, dự án cải cách thị trường điện châu Âu thực sự có vẻ rất tồi tệ chỉ vì sự chia rẽ giữa hai phía, trong đó “Đức cảm thấy mình thuộc về nhóm thiểu số”.Tuy nhiên, trong cuộc họp ở Luxembourg ngày 17/10, các Bộ trưởng Năng lượng châu Âu đã đạt được thỏa thuận mang tính pháp quy, cho phép hạn chế biến động giá điện và khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực năng lượng phi carbon.“Đó là một chiến thắng của Pháp”, Điện Elysée khẳng định sau khi thỏa thuận được thông qua. Suốt hai năm qua, Pháp - cũng như Tây Ban Nha - đã kêu gọi EU cải cách nhằm cho phép các hộ gia đình và doanh nghiệp được hưởng lợi từ chi phí sản xuất tương đối thấp mà năng lượng hạt nhân hoặc năng lượng tái tạo có thể mang lại.Trong khi đó các nước khác, nhất là Đức, vốn phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt, không muốn can thiệp vào các cơ chế đang có hiệu lực để đảm bảo an ninh nguồn cung. Nhưng cuộc xung đột ở Ukraine và tình trạng lạm phát ở châu Âu đã khiến mọi sự thay đổi. Nhu cầu ứng phó với Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ, vốn cung cấp khoản trợ cấp trị giá 350 tỷ euro (370 tỷ USD) cho ngành công nghiệp xanh và mở rộng khoảng cách cạnh tranh giữa các công ty Mỹ và châu Âu, cũng đã dẫn đến các lập luận đòi cải cách.Ngày 14/3, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra một đề xuất làm cơ sở cho văn bản mà 27 nước thành viên vừa nhất trí thông qua (trừ Hungary bỏ phiếu trắng).Văn bản mới hướng đến việc không làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thị trường, cho phép đáp ứng nhu cầu – kể cả khi đạt đỉnh điểm – trên khắp lục địa mà không bị gián đoạn nguồn cung. Vẫn là nhà máy điện cuối cùng được kêu gọi đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, thường là một nhà máy điện khí, quyết định giá điện. Nhưng từ nay, EU khuyến khích việc sử dụng các hợp đồng dài hạn giữa một bên là các nhà sản xuất năng lượng carbon thấp và bên kia là các nhà công nghiệp hoặc Nhà nước. Mấu chốt của vấn đề là giá cả sẽ được ấn định từ trước, cho phép người tiêu dùng cân đối chi phí trong khi nhà cung cấp có thể tính toán được nguồn thu.Các tranh cãi chủ yếu tập trung vào vấn đề hợp đồng – còn gọi là hợp đồng chênh lệch (CFD) – sẽ có sự tham gia của nhà nước: nếu giá thị trường bán buôn cao hơn giá do CFD quy định, nhà sản xuất điện phải hoàn trả số tiền thu thêm cho Nhà nước. Về phần mình, Nhà nước sẽ sử dụng số tiền nhận được giúp đỡ các hộ gia đình hoặc các nhà công nghiệp. Ngược lại, nếu thấp hơn thì Nhà nước phải bù vào.
Đối với các nhà máy điện tương lai, năng lượng tái tạo hoặc hạt nhân, văn bản quy định việc sử dụng các CFD này là bắt buộc. Đối với các cơ sở điện hạt nhân hiện tại, vấn đề phức tạp hơn. Đức, nước đã từ bỏ điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima và hiện vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, lo ngại viễn cảnh Pháp sẽ dành ngân sách chu cấp cho việc “đại tu và kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng hiện có”.Đức lo ngại rằng EDF, tập đoàn điện lực quốc gia được Chính phủ Pháp trợ cấp, sẽ đưa ra một mức giá thu hút các nhà máy của Đức cung cấp điện cho nước láng giềng. Trong khi mô hình Đức trở nên suy yếu trầm trọng do không còn nguồn cung khí đốt giá rẻ của Nga và Trung Quốc ít cởi mở hơn trong xuất khẩu, Thủ tướng Olaf Scholz lo ngại rằng việc cải cách thị trường điện châu Âu sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh quá lớn cho Pháp.Sau nhiều tháng “đấu tranh”, Đức và các đồng minh, trong đó có Luxembourg và Áo vốn kịch liệt phản đối điện hạt nhân, đã đạt được yêu sách rằng việc sử dụng CFD cho các cơ sở lắp đặt hiện có là tùy chọn (không bắt buộc). Ngược lại, Điện Elysée khẳng định CFD có thể được xem xét áp dụng cho “toàn bộ công viên hạt nhân Pháp”. Trên hết, quy định giá thay đổi ghi trong hợp đồng phải được xác nhận bởi Ủy ban châu Âu (EC) - nơi đảm bảo rằng các quy định của EU về trợ cấp nhà nước và về cạnh tranh phải được tôn trọng.Theo Pháp, EC sẽ là nơi đánh giá sự đúng đắn của mức giá được ấn định và điều này mang lại cho Đức một số đảm bảo nhất định. Đối với các nhà máy điện hạt nhân hiện có tại Pháp, mức giá được đảm bảo sẽ tương ứng với chi phí sản xuất điện hạt nhân – tức là 60 euro mỗi megawatt giờ, có tính đến “chi phí đại tu” các nhà máy và một các chi phí khác nhỏ hơn. Pháp đảm bảo điều này sẽ giúp tránh được sự tăng giá điện từng xảy ra trong mùa Hè năm 2022.Theo Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, thỏa thuận đạt được cho phép cải thiện khả năng tiếp cận giá điện rẻ của người tiêu dùng và ngành công nghiệp trên khắp châu Âu. Trong khi đó, Bộ trưởng Chuyển đổi Năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher khẳng định đó là một thỏa hiệp tạo được sự cân bằng và điều quan trọng là “phải đảm bảo thỏa hiệp được tôn trọng”.Văn bản mới của EU cũng quy định rằng trong trường hợp giá cả tăng vọt kéo dài, các nước có thể dễ dàng áp dụng, như một phần của cơ chế khủng hoảng, các biện pháp loại lá chắn giá để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương. Và dưới danh nghĩa đảm bảo an ninh nguồn cung, nó cũng cho phép các nước phụ thuộc nặng nề vào than đá, chẳng hạn như Ba Lan, trợ cấp nguồn năng lượng bẩn này cho đến năm 2028./.- Từ khóa :
- điện hạt nhân
- pháp
- đức
- giá điện châu âu
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Nỗi lo về một cuộc khủng hoảng khí đốt mới bao trùm châu Âu
05:30' - 19/10/2023
Cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu ngày càng trầm trọng, vấn đề đường ống dẫn khí đốt Balticconnector ở biển Baltic bị rò rỉ và tạm thời dừng hoạt động đã thúc đẩy NATO chuẩn bị hành động.
-
Doanh nghiệp
Goldman Sachs nâng dự báo lợi nhuận của doanh nghiệp châu Âu năm 2023
15:53' - 18/10/2023
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho biết, họ dự báo thu nhập của các công ty thuộc chỉ số STOXX 600 trên toàn châu Âu sẽ tăng 3% vào năm 2023.
-
Thị trường
Dự trữ khí đốt ở châu Âu đạt mức cao nhất trong lịch sử
14:56' - 16/10/2023
Theo dữ liệu của Cơ sở Hạ tầng khí đốt châu Âu, tổng trữ lượng khí đốt ở Liên minh châu Âu (EU) đã đạt mức tối đa tuyệt đối kỷ lục.
-
DN cần biết
Liên danh châu Âu thử nghiệm turbine khí đầu tiên chạy bằng hydro
10:52' - 14/10/2023
Thí nghiệm cho thấy hydro có tiềm năng khử carbon nhanh chóng tại các khu công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, điển hình là khu công nghiệp sản xuất xi măng, thép, nhà máy lọc dầu...
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Khi dầu mỏ trở thành rủi ro chiến lược
06:30' - 09/07/2025
Nếu cuộc khủng hoảng tại Trung Đông kéo dài hoặc một cuộc khủng hoảng khác bùng lên, đây có thể là một bước ngoặt mới định hình thị trường dầu mỏ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Chảy máu chất xám, Mỹ trả giá đắt?
05:30' - 09/07/2025
Theo một số chuyên gia phân tích, bằng cách tấn công vào những biểu tượng giáo dục hàng đầu, chính quyền Tổng thống Trump đang làm suy yếu một trong những “viên ngọc quý” của nước Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,9%
14:42' - 08/07/2025
Với diễn biến tích cực trong quý II/2025, Ngân hàng UOB (Singapore) điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2025 lên 6,9%, thay vì mức 6% trước đó.
-
Phân tích - Dự báo
Chính sách tiền tệ trong sương mù
06:30' - 08/07/2025
Các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đã gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng chính sách lãi suất do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump khiến viễn cảnh thuế quan luôn mịt mờ.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ và EU chạy nước rút trước thời hạn áp thuế ngày 9/7
05:30' - 08/07/2025
Khi lệnh tạm hoãn áp thuế đối ứng của Mỹ sắp kết thúc, các nhà đàm phán Mỹ và EU vẫn đang tranh luận về thỏa thuận thương mại sơ bộ, nhằm trì hoãn giải quyết những tranh chấp thương mại song phương.
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu cho một trật tự tài chính toàn cầu mới?
06:30' - 07/07/2025
Nhận thức lâu đời về đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn có nguy cơ bị thay đổi vĩnh viễn.
-
Phân tích - Dự báo
Nông nghiệp Hàn Quốc: Từ ‘sự cố táo vàng’ đến chiến lược sống còn
05:30' - 07/07/2025
Tờ “Korea JoongAng Daily” mới đây có bài viết về biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức chưa từng thấy đối với nông nghiệp Hàn Quốc, từ thời tiết khắc nghiệt đến giá lương thực bất ổn.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30' - 06/07/2025
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30' - 06/07/2025
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.