Liệu Nhật Bản có chấm dứt phụ thuộc quá mức vào chính sách nới lỏng tiền tệ?
Thị trường đang kỳ vọng tân Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda sẽ tìm ra lối thoát để đưa nền kinh tế Nhật Bản thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào chính sách nới lỏng tiền tệ.
Tại cuộc họp thiết lập chính sách đầu tiên dưới thời ông Ueda, BoJ quyết định tiến hành đánh giá toàn diện chính sách tiền tệ trong 25 năm qua để rút ra bài học và chuẩn bị cho hướng đi chính sách trong tương lai.
Thống đốc Ueda đã phủ nhận việc đánh giá chính sách sẽ dẫn đến một sự thay đổi cụ thể nào đó, nhưng ông cũng nói thêm rằng BoJ sẽ thực hiện các bước đi thích hợp dựa trên sự phát triển kinh tế, ngay cả trước khi quá trình đánh giá kết thúc trong 18 tháng tới hoặc lâu hơn. Giới quan sát kỳ vọng, tân Thống đốc - người xuất thân từ giới học thuật - sẽ không đột ngột đưa ra những chính sách bất ngờ gây chấn động thị trường tài chính. Họ mong đợi một BoJ thực tế và dễ dự đoán hơn dưới thời ông Ueda, với các chính sách tập trung vào dữ liệu kinh tế.Yuichi Kodama, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Meiji Yasuda, cho rằng việc đánh giá chính sách tiền tệ trong thời gian qua sẽ cho BoJ dư địa và lý do để điều chỉnh chính sách trong tương lai.
BoJ cho biết, họ sẽ duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ và kiểm soát đường cong lợi suất trái phiếu (YCC) nếu đó là biện pháp cần thiết để đạt được lạm phát mục tiêu 2% đi kèm với tăng trưởng tiền lương. BoJ giữ lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1% trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm được phép giao dịch trong biên độ -0,5% đến 0,5%. Phát biểu tại họp báo ngày 28/6, ông Ueda chia sẻ, do chưa đạt được mục tiêu 2%, chính sách nới lỏng tiền tệ đã không hoàn toàn thành công trong việc kích hoạt lạm phát.Ông lưu ý rằng ngân hàng trung ương nên thận trọng và duy trì sự cân bằng hợp lý giữa những lợi ích và "tác dụng phụ" của chính sách tiền tệ nới lỏng.
Trong lịch sử, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã tiến hành các đợt rà soát khuôn khổ chính sách tiền tệ. Cả hai ngân hàng trung ương thời gian gần đây đã tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, mặc dù tạo ra rủi ro đối với hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, BoJ có thể sẽ vẫn có "lối đi riêng" trong khi các ngân hàng trung ương của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) khác đều tăng lãi suất.Dựa trên dự báo lạm phát mới của BoJ, chỉ số giá tiêu dùng lõi loại trừ các mặt hàng thực phẩm tươi sống dễ biến động sẽ tăng 2% trong năm tài khóa 2024 (kết thúc vào 31/3/2024) nhưng sẽ thấp hơn mục tiêu trong tài khóa 2025. Lạm phát tại Nhật Bản đã tăng tốc và đạt 3% - mức cao nhất trong 41 năm trong tài khóa 2022, khiến nhiều công ty quyết định tăng lương cho nhân viên. Hiện BoJ và các nhà phân tích đang xem xét liệu điều này có trở thành xu hướng dài hạn và hỗ trợ nhu cầu trong nước hay không. Một thập kỷ nới lỏng tiền tệ chưa từng có dưới thời cựu Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda đã bộc lộ giới hạn, với hơn một nửa số nợ tồn đọng của chính phủ hiện thuộc sở hữu của ngân hàng trung ương. Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã kêu gọi BoJ nới lỏng chương trình kiểm soát đường cong lợi suất./.Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Honda đầu tư gần 3 tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất pin điện tại Nhật Bản
09:50' - 29/04/2023
Hãng xe Honda của Nhật Bản sẽ cùng với GS Yuasa Corporation đầu tư khoảng 400 tỷ yen (gần 3 tỷ USD) để xây dựng nhà máy chế tạo pin điện tại Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc vào lại danh sách các nước được ưu đãi thương mại của Nhật Bản
18:34' - 28/04/2023
Chính phủ Nhật Bản ngày 28/4 thông báo sẽ đưa Hàn Quốc trở lại danh sách đối tác thương mại được ưu đãi sau khi Seoul đưa ra quyết định tương tự đối với Tokyo.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản mời Hàn Quốc và một số nước mới nổi tham dự Hội nghị G7
16:36' - 28/04/2023
Nhật bản sẽ mời đại diện một số nước đang nổi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm G7 dự kiến diễn ra vào tháng 5/2023 tới tại thành phố Niigata (Nhật Bản).
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ ưu tiên cho dòng vốn đầu tư từ các quốc gia Vùng Vịnh
08:00'
Bộ Tài chính Mỹ cho biết sẽ ra mắt một cổng thông tin điện tử, nơi Ủy ban đầu tư nước ngoài tại Mỹ sẽ thu thập thông tin từ các nhà đầu tư nước ngoài trước khi họ chính thức nộp hồ sơ xin đầu tư.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chi phí trả lãi vượt 1.000 tỷ USD: Mỹ bước vào giai đoạn rủi ro tài khóa cao
08:00' - 11/05/2025
Hiện tại, trần nợ của Mỹ đang ở mức xấp xỉ 36.000 tỷ USD – giới hạn đã được Quốc hội Mỹ phê duyệt và chính thức bị vượt quá từ tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nỗi lo “vũ khí hóa” USD đẩy doanh nghiệp tìm đến NDT và euro
07:21' - 10/05/2025
Các doanh nghiệp đang ngày càng yêu cầu nhiều hơn các công cụ phòng hộ sử dụng đồng nhân dân tệ (NDT), đô la Hong Kong (HKD), dirham của Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và euro, thay vì USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sumitomo đầu tư 1,6 tỷ USD vào Yes Bank của Ấn Độ
21:30' - 09/05/2025
Ngày 9/5, một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) đã công bố kế hoạch đầu tư vào Yes Bank, một ngân hàng thương mại lớn của Ấn Độ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo lạm phát và thất nghiệp gia tăng
08:07' - 08/05/2025
Ngày 7/5, sau cuộc họp chính sách trong 2 ngày, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại và cảnh báo về rủi ro ngày càng gia tăng đối với mục tiêu lạm phát và thất nghiệp của cơ quan này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ giảm tốc trên toàn cầu
19:19' - 07/05/2025
Đã có năm ngân hàng trung ương - giám sát 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất - tổ chức họp chính sách trong tháng Tư.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tài chính Ấn Độ và Pakistan phản ứng trái chiều trước leo thang quân sự
19:18' - 07/05/2025
Thị trường chứng khoán Pakistan sụt giảm mạnh, trong khi chứng khoán Ấn Độ giữ được sự ổn định tương đối.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hong Kong (Trung Quốc) bơm thêm khoảng 9,45 tỷ USD vào thị trường
09:10' - 07/05/2025
Cơ quan Quản lý tiền tệ Hong Kong (Trung Quốc) đã bơm 60,543 tỷ HKD (7,81 tỷ USD) và 12,788 tỷ HKD (1,64 tỷ USD) vào thị trường trong phiên 6/5 tại New York và Hong Kong.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nợ toàn cầu đạt mức cao kỷ lục
08:10' - 07/05/2025
Nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.