Liệu Trung Quốc có thể thoát khỏi tình trạng trì trệ kinh tế?
Theo bài viết được đăng trên báo The Straits Times, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc dự kiến sẽ chậm lại hơn nữa trong quý IV/2021, khi đại dịch COVID-19 tái bùng phát trên khắp cả nước.
Ngoài ra, các yếu tố như tình trạng thiếu điện, giá nguyên liệu thô tăng cao và biến động thị trường bất động sản sẽ tiếp tục gây thêm áp lực lên các hoạch định chính sách của Trung Quốc, buộc họ phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế.Các nhà phân tích cho rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ cần nới lỏng các chính sách tài khóa và tiền tệ để thúc đẩy nhu cầu hơn nữa, trong khi đảm bảo rằng những biện pháp can thiệp này sẽ không làm chệch hướng nỗ lực nhằm hạn chế lượng khí thải carbon, đồng thời giải quyết các vấn đề lâu dài như thị trường nhà ở quá “nóng” và nợ doanh nghiệp cao.Bài viết cho rằng khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới suy giảm trong quý IV/2021, có 5 vấn đề then chốt cần theo dõi.* Liệu có thể đảo ngược tốc độ tăng trưởng chậm?Các nhà phân tích dự báo rằng tăng trưởng kinh tế quý IV/2021 của Trung Quốc sẽ tiếp tục ở mức vừa phải.Tuy nhiên, ngay cả như vậy, Trung Quốc vẫn sẽ có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm trên 6%. Điều này là do tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nửa đầu năm là mạnh mẽ hơn nhiều: 18,3% trong quý I và 7,9% trong quý II tính trên cơ sở hàng năm.Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng vào năm 2020 với mức 2,3%. Ngân hàng HSBC dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Trung Quốc đạt 8,3%, trong khi tập đoàn ngân hàng đầu tư và dịch vụ tài chính Macquarie Group đưa ra dự báo là 8,1%, công ty dịch vụ tài chính Nomura ước tính 7,7% và ngân hàng đầu tư UBS là 7,6%. Tuy nhiên, nếu hỏi rằng liệu kinh tế Trung Quốc có thể đảo ngược xu hướng tăng trưởng chậm hay không, câu trả lời ngắn gọn có lẽ là “Không”, ít nhất là trong ngắn hạn.Mục tiêu ít tham vọng hơn của Bắc Kinh cho năm nay là chú trọng nhiều hơn vào chất lượng thay vì số lượng. Điều này đem lại cho Chính phủ Trung Quốc không gian để thúc đẩy những cải cách về cơ cấu, tiếp tục chiến dịch kiểm soát lượng nợ trong nền kinh tế và đạt được tiến bộ trong việc hướng tới mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình là đưa mức phát thải khí carbon lên mức cao nhất vào năm 2030 và về mức 0 vào năm 2060.“Cơn lốc” về các quy định của Trung Quốc trong năm qua đã gây ra những sự không chắc chắn cho nền kinh tế, khi nước này “trấn áp” các hành vi độc quyền và lạm dụng thị trường, đồng thời thắt chặt quy định đối với các “gã khổng lồ” về công nghệ và thương mại điện tử, cũng như đối với hoạt động giáo dục và việc dạy thêm.Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng tiếp tục giảm dần các biện pháp kích thích nền kinh tế và hạn chế rủi ro tài chính bằng việc thắt chặt kiểm soát đối với nợ của chính quyền địa phương và khoản vay của các nhà phát triển bất động sản.* Tình trạng thiếu điện sẽ giảm xuống?Những biện pháp nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt than đá và điện nghiêm trọng bao gồm việc nới lỏng các quy định đối với sản xuất than, tăng nhập khẩu loại nhiên liệu này, trừng phạt các hoạt động đầu cơ và tích trữ, tăng giá điện đối với các hộ tiêu thụ điện công nghiệp.Tuy nhiên, theo nhà kinh tế trưởng Trung Quốc Wang Tao thuộc UBS, những biện pháp này phải mất thời gian mới đem lại kết quả. Bà cho rằng những phản ứng chính sách có khả năng sẽ chỉ giúp giảm bớt sự thiếu hụt năng lượng chứ không thể hoàn toàn loại bỏ những khó khăn.Theo nhà kinh tế trưởng Wu Ge thuộc công ty chứng khoán Changjiang, nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình sẽ được ưu tiên để đảm bảo rằng họ không bị ảnh hưởng trong những tháng mùa Đông, vì vậy, lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là các ngành phát thải nhiều khí carbon, có thể sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện và những hạn chế đối với sản xuất trong quý IV/2021.Tình trạng thiếu điện đã khuyến khích Chính phủ Trung Quốc nâng giới hạn mà các công ty phát điện có thể tính phí để họ không bị thua lỗ. Điều này có thể giúp giảm bớt tình trạng thiếu điện, nhưng điều cũng quan trọng không kém là đảm bảo đầy đủ nguồn cung cấp than.Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới được công bố, nhập khẩu loại than của nước này đã tăng vọt trong 5 tháng qua tính trên cơ sở hàng năm, và đã tăng đến 96,3% vào tháng Mười.Chính phủ Trung Quốc cũng đã cho phép mở cửa trở lại các mỏ cũ và đẩy nhanh quá trình phê duyệt mở rộng khai thác để thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, ngay cả là như vậy, tập đoàn lưới điện Trung Quốc gần đây đã cảnh báo về sự bất cân đối trong cán cân cung và cầu về điện có thể kéo dài đến mùa Xuân và có thể xảy ra tình trạng thiếu điện trong khu vực.* Liệu đà xuất khẩu mạnh mẽ của Trung Quốc có kéo dài?
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên chịu tác động bởi dịch bệnh COVID-19, đồng thời cũng là quốc gia đầu tiên phục hồi từ những khó khăn do dịch bệnh gây ra nhờ các biện pháp nghiêm ngặt. Các nhà sản xuất trong nước đã không chỉ có thể khôi phục sản xuất mà còn chiếm lĩnh thị phần từ các nước xuất khẩu khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.Là công xưởng sản xuất của thế giới, Trung Quốc cũng là nhà cung cấp chính trên toàn cầu các trang thiết bị vật tư y tế cần thiết để phòng chống dịch và nước này đã được hưởng lợi từ xu hướng gia tăng mạnh nhu cầu đối với các sản phẩm phục vụ xu hướng làm việc tại nhà như đồ đạc gia đình và máy tính.Những nhân tố này kết hợp lại đã dẫn đến sự tăng mạnh về xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc trong năm nay, với mức tăng 49% so với cùng kỳ năm trước (tính theo đồng USD) trong quý I/2021 và 33% trong giai đoạn tháng 1-9/2021 (theo số liệu chính thức).Xu hướng này đã tiếp tục trong quý IV/2021, với xuất khẩu trong tháng Mười tăng 27,1% tính trên cơ sở hàng năm và thặng dư thương mại hàng tháng tăng tới mức kỷ lục, đạt 84,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cảnh báo những con số xuất khẩu được quảng cáo rầm rộ đã phóng đại sức mạnh của doanh số bán hàng ra nước ngoài vì đây là những con số danh nghĩa không tính đến tác động của việc tăng giá. Các nhà phân tích thuộc hãng Oxford Economics đánh giá trong một lưu ý sau khi số liệu được công bố rằng khối lượng xuất khẩu trong tháng Mười chỉ tăng 6,8% tính trên cơ sở hàng năm và thậm chí đã giảm sau đó.Trong khi đó, các nhà kinh tế từ Nomura ước tính chỉ số giá xuất khẩu tháng Mười của Trung Quốc có thể đã tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 19,5% vào tháng Chín, từ đó cho thấy tăng trưởng xuất khẩu thực tế của Trung Quốc trong tháng Mười có thể chỉ đạt khoảng 7%.* Liệu lĩnh vực bất động sản có phục hồi?Sự phục hồi trong lĩnh vực bất động sản là điều không thể có được trong ngắn hạn, bởi lòng tin của người mua nhà, nhà phát triển bất động sản, ngân hàng và nhà đầu tư trái phiếu đã bị ảnh hưởng và điều này sẽ phải mất một thời gian mới lấy lại được.Ảnh hưởng của chiến dịch kéo dài của Trung Quốc nhằm dập tắt nạn đầu cơ trên thị trường bất động sản nhà ở, kiểm soát giá cả và kiềm chế tình trạng nợ quá mức của các nhà phát triển bất động sản đã trở nên rõ ràng hơn trong năm nay.Dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc và ngành này cho thấy tăng trưởng doanh số bán hàng đã giảm mạnh, các hoạt động đầu tư và mua đất của các công ty bất động sản cũng vậy.
Theo Macquarie Group, bất động sản là động lực then chốt của nền kinh tế khi lĩnh vực này nhìn chung chiếm từ 15% đến 20% GDP. Vì vậy, biến động xảy ra trên thị trường bất động sản nhà ở bắt đầu từ quý III vừa qua, do cuộc khủng hoảng nợ của tập đoàn Evergrande gây ra, sẽ tác động đến nhu cầu trong nước.Trong báo cáo công bố ngày 9/11, UBS dự báo việc khởi công xây dựng bất động sản mới và doanh số bán nhà sẽ giảm 15% hoặc hơn trong quý IV/2021, trong khi đầu tư bất động sản sẽ giảm 5% hoặc hơn.
* Chính phủ sẽ đối phó như thế nào với những “cơn gió ngược” kinh tế?Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc giảm lãi suất có lẽ không nằm trong “tầm ngắm” do lạm phát đang ở mức cao và hiện ưu tiên của Chính phủ Trung Quốc là hạn chế rủi ro tài chính.Tuy nhiên, công ty tư vấn kinh tế Capital Economics dự báo từ nay đến cuối tháng 3/2022 sẽ có 3 đợt cắt giảm nhỏ trên cơ sở lãi suất cho vay kỳ hạn một năm, với tổng cộng 50 điểm cơ bản, đưa lãi suất xuống 2,45%, và mức giảm tương tự trong lãi suất cơ bản cho vay tiêu chuẩn kỳ hạn một năm xuống 3,35%.UBS, Capital Economics và China International Capital Corp dự kiến một đợt cắt giảm khác đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, có thể diễn ra vào cuối năm nay. Động thái này sẽ giải phóng thêm nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng. Trong lĩnh vực tài chính, chuyên gia kinh tế UBS Wang kỳ vọng Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách trong quý IV/2021 và đầu năm sau, với việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ địa phương, phê duyệt nhanh hơn các dự án đầu tư và nới lỏng hạn chế tài chính đối với các phương tiện tài chính của chính quyền địa phương.Bất động sản là yếu tố khó có thể dự báo trước. Tuy nhiên, dường như đã có sự đồng thuận giữa các nhà kinh tế rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ không đảo ngược lập trường chính sách chung của mình, mặc dù họ sẽ đưa ra một số sự hỗ trợ bên lề như giảm lãi suất cho vay thế chấp và yêu cầu các ngân hàng đáp ứng “nhu cầu tín dụng hợp lý” của người mua nhà và nhà phát triển bất động sản./.Tin liên quan
-
Thị trường
Trung Quốc phát triển song song năng lượng tái tạo và nhiên liệu hóa thạch
07:37' - 22/11/2021
Theo số liệu mới đây, trong giai đoạn từ tháng 1-10/2021, công suất lắp đặt năng lượng sạch của nước này đã tăng nhanh chóng, trong khi sản lượng dầu thô và khí tự nhiên trong cùng kỳ cũng tăng đều.
-
Ô tô xe máy
Trung Quốc dự kiến có hơn 300 triệu ô tô được đăng ký lưu thông
08:14' - 21/11/2021
Phó tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM) cho biết, Trung Quốc- thị trường ô tô lớn nhất thế giới- dự kiến ghi nhận hơn 300 triệu ô tô được đăng ký lưu thông vào cuối năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Ấn Độ có thể "hút vốn" sau khi Trung Quốc thắt chặt kiểm soát lĩnh vực công nghệ?
05:30' - 21/11/2021
Các công ty khởi nghiệp (startup) trong lĩnh vực công nghệ của Ấn Độ đang thu hút hàng tỷ USD đầu tư, đặc biệt là sau khi giới chức Trung Quốc thắt chặt kiểm soát các công ty công nghệ trong nước.
-
Tài chính
IMF hối thúc Trung Quốc giải quyết các rủi ro tài chính theo cách rõ ràng
16:42' - 20/11/2021
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hối thúc Trung Quốc giải quyết các rủi ro tài chính theo cách rõ ràng và mang tính phối hợp cũng như tạm thời thực hiện một chính sách tài khóa mang tính trung lập.
-
Bất động sản
Trung Quốc: Giao dịch bất động sản sụt giảm tháng thứ tư liên tiếp
21:16' - 19/11/2021
Theo Bộ Tài chính Trung Quốc, giá trị các giao dịch bán bất động sản tháng 10 của chính phủ nước này đã giảm 13,14% so với cùng kỳ năm ngoái và là tháng thứ tư liên tiếp sụt giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tuần này, Tổng thống Mỹ đã đẩy mạnh các phát ngôn về thương mại, gửi đi hơn 20 lá thư tới chính phủ các nước, trong đó đề xuất các mức thuế quan mới nếu các thỏa thuận không được đạt trước ngày 1/8.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30' - 12/07/2025
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30' - 12/07/2025
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tiếp tục tăng mạnh
16:07' - 11/07/2025
Theo báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2025 do OPEC công bố ngày 11/7, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức gần 123 triệu thùng/ngày vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ "thập kỷ mất mát": Trung Quốc có đi vào vết xe đổ của Nhật Bản?
06:30' - 11/07/2025
Trong bối cảnh Trung Quốc đang đứng trước những thách thức mang tính cấu trúc, bài học từ Nhật Bản về các điểm bất hợp lý trong chính sách cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng chuyển đổi tất yếu của ngành vận tải biển
05:30' - 11/07/2025
Vận tải biển, chiếm hơn 80% giá trị thương mại toàn cầu và đóng góp hơn 900 tỷ USD/năm vào nền kinh tế đại dương, sắp bước vào giai đoạn chuyển đổi toàn diện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Á - lời giải cho bài toán khí đốt của Canada
06:30' - 10/07/2025
Canada mới đây đã xuất khẩu một lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á, báo hiệu sự khởi đầu tươi sáng trên bước đường vươn xa ra thị trường LNG toàn cầu của cường quốc Bắc Mỹ này.
-
Phân tích - Dự báo
Chương trình "Mua trước, Trả sau": Cạm bẫy nợ nần tại Malaysia?
05:30' - 10/07/2025
Các chương trình "Mua trước, Trả sau" đang phát triển nhanh chóng tại Malaysia đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng bảo vệ người tiêu dùng và tình trạng vay mượn quá mức.
-
Phân tích - Dự báo
Khi dầu mỏ trở thành rủi ro chiến lược
06:30' - 09/07/2025
Nếu cuộc khủng hoảng tại Trung Đông kéo dài hoặc một cuộc khủng hoảng khác bùng lên, đây có thể là một bước ngoặt mới định hình thị trường dầu mỏ toàn cầu.