Liệu Trung Quốc mở cửa trở lại có cải thiện triển vọng kinh tế toàn cầu?
Theo bài viết trên báo The Business Times, việc Trung Quốc mở cửa trở lại là tin tức tốt lành đối với các nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lo ngại rằng điều đó có thể không đủ để làm thay đổi đà chậm lại của tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023.
Ông Andrew Tilton, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương thuộc Goldman Sachs, cho biết mặc dù ngân hàng này tiếp tục dự báo mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu trung bình hàng năm dưới mức tiềm năng là 2,2% trong năm 2023, nhưng giờ đây họ có sự đồng thuận về mức dự báo cao hơn đối với hầu hết các nền kinh tế lớn.Ông Tilton cho biết: “Những cập nhật gần đây của chúng tôi về tăng trưởng toàn cầu phản ánh động lực tăng trưởng mạnh mẽ hơn từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại, khả năng chống chọi của châu Âu trước cuộc khủng hoảng năng lượng (do mùa Đông ấm hơn dự kiến) và nền kinh tế Mỹ chứng tỏ khả năng phục hồi trước những động thái thắt chặt chính sách tiền tệ khi tác động của việc tăng lãi suất giảm dần trong năm 2023”. Ông bổ sung rằng còn nhiều cơ hội để triển vọng tăng trưởng toàn cầu được cải thiện.Goldman Sachs đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2023 của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lên 0,6% và không còn cho rằng khu vực này sẽ xảy ra suy thoái. Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 5,2% trong năm 2023, trong khi Mỹ có thể chứng kiến mức tăng trưởng 1,4% - cao hơn mức dự kiến 0,3% và suy thoái kỹ thuật.Tuy nhiên, ông Ajay Rajadhyaksha, Chủ tịch nghiên cứu toàn cầu thuộc Ngân hàng Barclays, cho rằng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 1,7% - một sự suy giảm lớn từ mức tăng trưởng hơn 6% năm 2021 và sụt giảm đáng kể từ mức tăng trưởng 3,2% dự kiến cho năm 2022.Ông nhận định bất chấp việc Trung Quốc mở cửa trở lại và một số sáng kiến chính sách khuyến khích để tái thúc đẩy nền kinh tế, những tác động không đủ lớn để làm thay đổi triển vọng tăng trưởng toàn cầu nói chung.Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 xuống còn 1,7%, từ mức dự báo trước đó là 3% do các điều kiện kinh tế ngày càng xấu đi.Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 2023 sẽ là một năm khó khăn nữa đối với nền kinh tế toàn cầu khi lạm phát vẫn ở mức cao, và cơ quan này không thay đổi dự báo mức tăng trưởng 2,7% cho năm 2023.Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Trung Quốc mang lại 30%-40% cho tăng trưởng toàn cầu. Nhưng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này giờ đây không còn đóng góp được như vậy nữa. Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - sẽ phải đối mặt với tác động kéo dài của chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh tay của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).Sự yếu kém kinh tế sẽ được thể hiện rõ hơn ở các nền kinh tế nhạy cảm với lãi suất như Canada, Australia, New Zealand và Vương quốc Anh. Châu Âu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm tăng trưởng này.Nhu cầu chậm lại từ các nền kinh tế tiên tiến, lạm phát gia tăng và đồng USD vẫn mạnh là những khó khăn tiềm tàng đối với khu vực châu Á theo hướng xuất khẩu.Bà Sue Trinh, đồng trưởng bộ phận chiến lược vĩ mô toàn cầu thuộc công ty quản lý tài sản Manulife Investment Management, đánh giá: “Châu Á-Thái Bình Dương sẽ khó thoát khỏi ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Chi tiêu tiêu dùng cũng có thể bị hạn chế bởi những đợt tăng lãi suất mạnh mẽ gần đây và lạm phát gia tăng”.Bộ phận phân tích, dự báo và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc tập đoàn The Economist dự báo kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm 2023, thấp hơn so với xu hướng trước đại dịch là 4-5%. Ông Simon Baptist, nhà kinh tế trưởng của EIU, đánh giá Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) và Thái Lan là ba trường hợp ngoại lệ ở châu Á mà tăng trưởng năm 2023 sẽ nhanh hơn năm 2022 khi Đại lục mở cửa trở lại.Bà Yue Su thuộc EIU phụ trách Trung Quốc nhận định việc thoát khỏi chính sách "Không COVID" đầy gập ghềnh, nhu cầu bên ngoài yếu, lĩnh vực bất động sản vẫn đang phải vật lộn với khó khăn và sự hỗ trợ chính sách không đủ có thể kéo dài tăng trưởng kinh tế thấp hơn xu hướng chung của Trung Quốc sang năm 2024./.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
"Trận cuồng phong" đang đến với ngành ô tô Đức
05:30'
Chỉ trong vòng một năm, tình hình ngành công nghiệp ô tô Đức đã quay ngoắt 180 độ, từ tâm lý lạc quan với lợi nhuận cao sang tới sự bi quan về triển vọng ảm đạm phía trước.
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã việc đề cử ông Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
06:30' - 28/11/2024
Bộ trưởng Tài chính tương lai của Mỹ là cố vấn thân cận nhất của ông Donald Trump, nhờ việc bổ sung chiều sâu cho các đề xuất kinh tế và bảo vệ chính sách thương mại bảo hộ hơn của Tổng thống đắc cử.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành hóa dầu Hàn Quốc bên bờ khủng hoảng
05:30' - 28/11/2024
Cạnh tranh từ Trung Quốc và Trung Đông đang khiến ngành hóa dầu Hàn Quốc lâm vào "thế khó", thể hiện qua hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hóa dầu lớn và giá cổ phiếu sụt giảm.
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức kinh tế đối với châu Âu
06:30' - 27/11/2024
Lạm phát của châu Âu vẫn ở mức cao, chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng vọt. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị cũng góp phần cản đà phục hồi tăng trưởng của khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên vàng của bitcoin đã bắt đầu?
05:30' - 27/11/2024
Giá bitcoin, vốn bắt đầu năm 2024 ở mức 38.000 USD, hiện đang tiệm cận ngưỡng 100.000 USD. Đồng bitcoin đã tăng vọt trong những tuần gần đây phần lớn nhờ "hiệu ứng Donald Trump".
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30' - 26/11/2024
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30' - 26/11/2024
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.