Lộ trình cấm xe xăng tác động thế nào tới thị trường ô tô, xe máy Việt Nam?
Theo Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội sẽ là địa phương đầu tiên nói không với xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong Vành đai 1. Đây là bước đi mở đầu cho lộ trình hướng tới phương tiện xanh tại Việt Nam.
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với chuyên gia ô tô – xe máy Thế Đạt - Phụ trách Chuyên trang ô tô - xe máy Cartimes - Tạp chí Công Thương để phân tích tác động đến thị trường ô tô, xe máy cũng như thách thức và giải pháp hỗ trợ người tiêu dùng.
Phóng viên: Chỉ thị 20 về hạn chế xe chạy nhiên liệu hóa thạch tại khu vực Vành đai 1 Hà Nội từ 1/7/2026 đang được dư luận quan tâm. Theo ông, Chỉ thị này sẽ tác động như thế nào đến chiến lược sản xuất, phân phối và tiêu dùng ô tô - xe máy tại Việt Nam?Chuyên gia Thế Đạt: Theo tôi, tác động của Chỉ thị nên được nhìn nhận dưới hai khía cạnh: ngắn hạn (2025–2028) và dài hạn (2028–2030 trở đi), tương ứng với các mốc thời gian và lộ trình của Chỉ thị.
Về ngắn hạn, các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ có những quan điểm nhất định:
Với nhà sản xuất: Các nhà sản xuất ô tô và xe máy sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang sản xuất xe điện (EV) và các phương tiện sử dụng năng lượng sạch. Các hãng như VinFast, vốn đã đầu tư mạnh vào xe điện, sẽ có lợi thế cạnh tranh do đã xây dựng hệ sinh thái trạm sạc và sản xuất pin. Trong khi đó, các hãng còn tập trung vào xe xăng như Honda, Yamaha sẽ gặp áp lực lớn từ chuyển đổi dây chuyền, đầu tư mới đến nguy cơ tồn kho do sụt giảm nhu cầu.
Với nhà phân phối, các đại lý xe xăng có khả năng đẩy mạnh chương trình khuyến mãi, giảm giá để “xả hàng” trước thời điểm cấm. Ngược lại, hệ thống phân phối xe điện, đặc biệt của VinFast, đã phát triển mạnh mẽ từ trước thời điểm ban hành Chỉ thị, họ sẽ tiếp tục mở rộng ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh – nơi chính sách hạn chế được áp dụng nghiêm ngặt (Vành đai 1 từ 1/7/2026).
Với người tiêu dùng, tâm lý chờ đợi sẽ hình thành, đặc biệt là ở Hà Nội. Nhiều người tạm hoãn kế hoạch mua xe mới, đợi các mẫu xe điện giá rẻ hoặc chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. Tuy nhiên, một số người vẫn sẽ mua xe xăng để sử dụng trước thời điểm cấm, đặc biệt ở các khu vực chưa bị hạn chế. Nhu cầu xe máy điện sẽ tăng, nhưng hạn chế về hạ tầng sạc và chi phí cao có thể làm chậm quá trình chuyển đổi.
Về dài hạn, đến các mốc 2028 (Vành đai 2) và 2030 (Vành đai 3), chuyển đổi sẽ mạnh mẽ và toàn diện hơn:
Nhà sản xuất sẽ phải tái cấu trúc toàn bộ chiến lược. Những đơn vị đầu tư bài bản vào công nghệ xanh như VinFast, Yadea, Dat Bike sẽ thống lĩnh thị trường nhờ sớm đầu tư vào công nghệ này. Trong khi đó, các nhà sản xuất truyền thống không thích nghi kịp có thể mất thị phần hoặc rút khỏi thị trường Việt Nam.
Nhà phân phối cũng sẽ phải tái cơ cấu. Mạng lưới phân phối sẽ tập trung vào xe điện, với sự gia tăng các trung tâm bảo trì, trạm sạc và dịch vụ liên quan. Các đại lý xe xăng có thể chuyển đổi sang phân phối xe điện hoặc đóng cửa nếu không thích nghi.
Người tiêu dùng, đặc biệt tại đô thị, sẽ chuyển sang dùng xe điện như một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, tại vùng nông thôn, nơi hạ tầng chưa phát triển, xe xăng vẫn sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi hết niên hạn hoặc đến năm 2040 – mốc lệnh cấm toàn quốc được dự kiến áp dụng. Song song, nhu cầu với các phương tiện công cộng như xe buýt điện, tàu điện trên cao cũng sẽ gia tăng, làm giảm phụ thuộc vào phương tiện cá nhân.
Nhìn chung, theo quan điểm cá nhân tôi, Chỉ thị sẽ thúc đẩy thị trường xe điện phát triển nhanh chóng, nhưng giai đoạn ngắn hạn có thể gặp khó khăn do chi phí chuyển đổi và hạ tầng chưa hoàn thiện. Trong dài hạn, thị trường sẽ chuyển đổi mạnh mẽ sang phương tiện xanh, định hình lại ngành công nghiệp ô tô và xe máy.
Phóng viên: Vậy theo ông, đâu là thách thức lớn nhất trong quá trình chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện tại Việt Nam?Chuyên gia Thế Đạt: Vẫn theo quan điểm cá nhân tôi, thách thức lớn nhất chính là hạ tầng trạm sạc – yếu tố thiết yếu nhưng hiện chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Hiện nay, trạm sạc tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Người dân ở khu vực ngoại ô hoặc nông thôn khó tiếp cận trạm sạc (nhất là trạm sạc không phải của VinFast), gây bất tiện khi sử dụng xe điện.
Điều này xuất phát từ vấn đề xây dựng mạng lưới trạm sạc đòi hỏi vốn lớn, trong khi các doanh nghiệp tư nhân (như VinFast) đang gánh phần lớn chi phí. Bên cạnh đó, thực tế thì Nhà nước cũng chưa có chính sách rõ ràng để xã hội hóa hoặc hỗ trợ đầu tư hạ tầng sạc.
Ngoài ra, xử lý và tái chế pin xe điện là một bài toán lớn. Công nghệ tái chế pin đắt đỏ và phức tạp, trong khi Việt Nam vẫn chưa xây dựng được hệ thống tái chế pin hoàn chỉnh. Đây cũng là điều được các nhà môi trường đề cập đến nhiều trong thời gian gần đây khi nói về việc xử lý pin xe điện.
Cuối cùng, giá xe điện hiện vẫn còn cao hơn xe xăng, đặc biệt là đối với người thu nhập trung bình – thấp, khiến việc chuyển đổi trở thành một gánh nặng tài chính.
Phóng viên: Vậy theo ông, các chính sách nào cần được thúc đẩy để hỗ trợ quá trình chuyển đổi phương tiện xanh và tác động đến hành vi tiêu dùng?Chuyên gia Thế Đạt: Chính phủ hiện đã có một số chính sách khá tích cực thúc đẩy chuyển đổi sang phương tiện xanh, trong đó bao gồm:
Ưu đãi thuế: miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT cho xe điện và linh kiện; trợ giá trực tiếp cho người mua xe điện, đặc biệt là xe máy điện, để giảm chênh lệch giá so với xe xăng; chính sách tín dụng ưu đãi, như cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp cho nhóm thu nhập trung bình-thấp; hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vận tải chuyển đổi đội xe sang xe điện.
Các chính sách trên, nếu triển khai rộng khắp và đồng bộ, sẽ góp phần giảm đáng kể rào cản tài chính, thúc đẩy tâm lý tiêu dùng xe điện – đặc biệt trong nhóm đối tượng thu nhập thấp.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của xe buýt điện và tàu điện trên cao, tàu điện ngầm (metro) người dân ở đô thị có thể giảm sử dụng phương tiện cá nhân, nhưng cần có thêm hệ thống giao thông công cộng kết nối.
Phóng viên: Ngay sau Chỉ thị 20 được ban hành, nhiều người cho rằng sẽ xuất hiện làn sóng “thanh lý” xe xăng trước thời điểm 1/7/2026 và sẽ được “dịch chuyển”. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Chuyên gia Thế Đạt: Tôi cho rằng làn sóng thanh lý xe nhiên liệu hóa thạch chắc chắn sẽ diễn ra, đặc biệt tại Hà Nội. Người dân trong khu vực Vành đai 1 sẽ có xu hướng bán xe sớm để tránh tình trạng mất giá trị khi phương tiện bị cấm lưu thông.
Các chương trình đổi xe như “Đổi xăng lấy điện” của VinFast là một hướng đi hợp lý để kích cầu xe điện, đồng thời xử lý lượng xe xăng cũ. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn đặt ra là: Số xe thanh lý sẽ đi đâu?
Theo tôi, số xe thanh lý sẽ được “dịch chuyển” theo một trong các hướng sau: Thứ nhất, chuyển về vùng chưa bị cấm, tức ngoài Vành đai 1 hoặc về các tỉnh thành khác. Đây sẽ là thị trường tiếp nhận chính trong giai đoạn 2025–2028. Thứ hai, bán ra thị trường thứ cấp, gồm cả trong nước và xuất khẩu (Campuchia, Lào). Thứ ba, một số xe hết niên hạn sẽ đưa vào tái chế, tận dụng linh kiện hoặc vật liệu – song việc này cần Nhà nước xây dựng một hệ thống tái chế chuyên nghiệp, để tránh phát sinh ô nhiễm thứ cấp.
Cuối cùng, xe xăng cũ có thể được chuyển đổi mục đích sử dụng (ví dụ như làm phương tiện vận chuyển nội bộ ở khu công nghiệp: xe kéo hàng, xe chở công nhân hoạt động nội khu…) trước khi hết niên hạn.
Phóng viên: Xin cảm ơn!
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Thông tin về việc cập nhật giấy phép lái xe trên VNeID
15:57' - 14/07/2025
Cục Cảnh sát giao thông đã thông tin về việc cập nhật giấy phép lái xe trên VNeID của cá nhân (theo mã định danh cá nhân khai báo).
-
Ô tô xe máy
"Cú hích" chuyển đổi thị trường ô tô, xe máy
15:52' - 14/07/2025
Chỉ thị 20 về hạn chế xe xăng từ 1/7/2026 tại Hà Nội đang thúc đẩy doanh nghiệp và người dân chuyển sang xe điện, nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn về giá, trạm sạc và chính sách hỗ trợ.
-
Ô tô xe máy
Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) yêu cầu xây dựng bãi đỗ xe có trạm sạc điện trên mặt đất
13:00' - 14/07/2025
Đối với các tòa nhà ở thương mại nếu có quy hoạch xây dựng bãi đỗ xe có trạm sạc điện trực tiếp, chỉ tiêu xây dựng là 40% và phải được bố trí xây dựng ở trên mặt đất.
-
Ô tô xe máy
GM sẽ sản xuất hoàn toàn xe điện vào năm 2035
08:53' - 14/07/2025
General Motors (GM) là nhà sản xuất ô tô lớn đầu tiên của Mỹ cam kết sẽ chuyển sang sản xuất hoàn toàn xe điện vào năm 2035.
Tin cùng chuyên mục
-
Ô tô xe máy
Honda chính thức cho thuê xe máy điện cao cấp CUV e: tại 3 thành phố lớn
09:29'
Công ty Honda Việt Nam (HVN) chính thức triển khai dịch vụ cho thuê mẫu xe máy điện cao cấp CUV e: tại 19 cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda Ủy nhiệm (HEAD) ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
-
Ô tô xe máy
Các hãng ô tô Nhật Bản giảm giá xe xuất khẩu sang Mỹ
08:54'
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã giảm giá xe xuất khẩu sang Mỹ với tốc độ kỷ lục, cho thấy các công ty đang hy sinh lợi nhuận để tăng sức cạnh tranh khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế lên ô tô.
-
Ô tô xe máy
Thông tin về việc cập nhật giấy phép lái xe trên VNeID
15:57' - 14/07/2025
Cục Cảnh sát giao thông đã thông tin về việc cập nhật giấy phép lái xe trên VNeID của cá nhân (theo mã định danh cá nhân khai báo).
-
Ô tô xe máy
"Cú hích" chuyển đổi thị trường ô tô, xe máy
15:52' - 14/07/2025
Chỉ thị 20 về hạn chế xe xăng từ 1/7/2026 tại Hà Nội đang thúc đẩy doanh nghiệp và người dân chuyển sang xe điện, nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn về giá, trạm sạc và chính sách hỗ trợ.
-
Ô tô xe máy
Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) yêu cầu xây dựng bãi đỗ xe có trạm sạc điện trên mặt đất
13:00' - 14/07/2025
Đối với các tòa nhà ở thương mại nếu có quy hoạch xây dựng bãi đỗ xe có trạm sạc điện trực tiếp, chỉ tiêu xây dựng là 40% và phải được bố trí xây dựng ở trên mặt đất.
-
Ô tô xe máy
GM sẽ sản xuất hoàn toàn xe điện vào năm 2035
08:53' - 14/07/2025
General Motors (GM) là nhà sản xuất ô tô lớn đầu tiên của Mỹ cam kết sẽ chuyển sang sản xuất hoàn toàn xe điện vào năm 2035.
-
Ô tô xe máy
Doanh số xe máy nửa đầu năm tăng 6,4%, Honda chiếm hơn 83% thị phần
11:27' - 13/07/2025
Thị trường xe máy Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 1,28 triệu xe, tăng 6,4% so với cùng kỳ. Honda chiếm hơn 83% thị phần, trong khi xe điện vẫn chưa tạo được đột phá rõ rệt.
-
Ô tô xe máy
VinFast “phủ sóng” Ấn Độ với 32 showroom, sẵn sàng nhận cọc VF 6 và VF 7
11:22' - 13/07/2025
Trong chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường xe điện Ấn Độ, VinFast vừa ký hợp tác với 13 đại lý hàng đầu để triển khai hệ thống 32 cửa hàng phân phối, dịch vụ tại 27 thành phố trọng điểm toàn quốc.
-
Ô tô xe máy
Xe máy xăng không được lưu thông trong Vành đai 1 Hà Nội từ ngày 1/7/2026
08:37' - 13/07/2025
Theo Chỉ thị số 20/CT-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, Hà Nội sẽ không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực Vành đai 1 từ ngày 1/7/2026.