Lộ trình nào cho trái thanh long Việt Nam?
Thanh long là một trong những loại quả còn nhiều tiềm năng mở rộng sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam nhưng để khai thác được tiềm năng đó cần có lộ trình phát triển giống thanh long mới chất lượng cao và cải tiến quy trình canh tác, hệ thống xử lý sau thu hoạch.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo lộ trình cho quả thanh long chất lượng cao của Việt Nam do Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 5/6.
Ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thanh long được xếp vào nhóm 12 cây ăn quả quan trọng và là một trong 9 cây trồng chủ lực của Việt Nam, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Thanh long được trồng rộng rãi ở các tỉnh thành trên toàn quốc và tập trung ở các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang... với tổng diện dích trồng khoảng 54.000 ha; trong đó, Bình Thuận có diện tích trồng thanh long lớn nhất cả nước với hơn 27.000 ha.
Sản lượng thanh long Việt Nam hiện đã đạt hơn 1 triệu tấn/năm, đóng góp hơn 36% tổng giá trị xuất khẩu quả cây của Việt Nam với giá trị xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD (2018).
Theo ông Trần Kim Long, mục tiêu của ngành nông nghiệp Việt Nam là đưa kim ngạch xuất khẩu quả cây đạt 3,6 tỷ USD vào năm 2020; trong đó, thanh long tiếp tục đóng vai trò dẫn đầu.
Để làm được điều này, nhiều chương trình, giải pháp cấp bách cần được tiến hành, trong đó có việc tổ chức lại sản xuất, phát triển thị trường, đặc biệt là các thị trường lớn.
Tiến sĩ Trần Thị Oanh Yến, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam phân tích, ngành sản xuất và chế biến thanh long thế giới đang trên đà tăng trưởng nhanh và Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia có điều kiện tự nhiên phù hợp với cây thanh long.
Do đó, tiềm năng mở rộng sản xuất, xuất khẩu thanh long của Việt Nam những năm tới rất rộng mở.
Tuy nhiên, nguồn giống và kỹ thuật canh tác thanh long hiện nay của Việt Nam còn nhiều hạn chế dẫn đến khó quản lý sâu bệnh, năng suất và phẩm chất quả không đảm bảo nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa tương xứng.
Thêm vào đó, công nghệ xử lý sau thu hoạch của Việt Nam cũng chưa được đầu tư đúng mức, rửa quả thủ công, hệ thống làm lạnh không ổn định trong bảo quản và quá trình vận chuyển dẫn đến tỷ lệ quả hư tăng; chi phí lao động cao, an toàn thực phẩm kém.
Chính vì vậy, muốn phát triển sản phẩm thanh long theo hướng bền vững, Việt Nam cần có chiến lược nghiên cứu, lai tạo các giống thanh long mới có chất lượng cao, màu sắc và hương vị hấp dẫn đồng thời phải cải tiến kỹ thuật canh tác cũng như công nghệ xử lý sau thu hoạch.
Dự án phát triển giống thanh long chất lượng cao do Chính phủ New Zealand tài trợ, Viện nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện từ năm 2013 -2020 nhằm nghiên cứu và sản xuất giống thanh long mới chất lượng cao theo hướng bền vững đã mang lại những kết quả rất tích cực.
Tiến sĩ Michael Lay – Yee, Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm New Zealand chia sẻ, dự án phát triển giống thanh long cao cấp tại Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững thông qua phát triển các giống mới chất lượng cao, triển khai mô hình sản xuất cải tiến, áp dụng phương pháp phòng ngừa sâu bệnh, nâng cấp hệ thống xử lý sau thu hoạch.
Đến nay, một số giống thanh long mới đang được sản xuất thử nghiệm, các giống mới cao cấp được lựa chọn bảo hộ để thương mại hóa có kiểm soát nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế cho đơn vị sở hữu giống và cả người trồng thanh long.
Ngoài việc tạo ra giống mới chất lượng cao, các chuyên gia từ New Zealand cũng hỗ trợ các đơn vị Việt Nam thực hiện kỹ thuật canh tác thanh long mới có giá đỡ hình chữ “T” thay vì trồng trụ truyền thống, sử dụng máy rửa quả áp lực cao thay thế lao động thủ công và nâng cấp hệ thống bảo quản.
Nhờ đó, người trồng thanh long Việt Nam kiểm soát sâu bệnh tốt hơn, năng suất và chất lượng quả được cải thiện, sản lượng và giá trị xuất khẩu sẽ tăng lên.
Từ kinh nghiệm phát triển ngành trồng trọt của New Zealand, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần đầu tư vào giống cây trồng mới có thể giúp ngành cây ăn quả phát triển bền vững trong bối cảnh thị trường quốc tế cạnh tranh ngay càng gay gắt.
Tuy nhiên chỉ nghiên cứu, phát triển giống mới, chất lượng cao là chưa đủ mà phải đảm bảo các giống cây trồng mới này được thương mại hóa có kiểm soát.
Nghĩa là, cần có biện pháp duy trì quyền bảo hộ cho các giống cây trồng để tránh trường hợp giống mới được trồng tràn lan, làm giảm giá trị kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm mới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đưa vải thiều Lục Ngạn vào hệ thống phân phối miền Nam
11:53' - 03/06/2019
Sáng 3/6, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) phối hợp cùng Sở Công Thương Bắc Giang tổ chức Chương trình xúc tiến tiêu thụ vải thiều vào hệ thống phân phối Saigon Co.op tại TP.HCM.
-
Hàng hoá
Xoài Sơn La khởi hành sang Mỹ, Anh, Australia và Trung Quốc
14:50' - 01/06/2019
Ngày 1/6, tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm xoài xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Anh, Australia và Trung Quốc năm 2019.
-
Kinh tế & Xã hội
"Mặc áo" cho xoài xuất khẩu
09:34' - 11/05/2019
Người nông dân tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang triển khai là "mặc áo” cho quả xoài bằng cách sử dụng đeo túi bao trái để nâng cao mẫu mã và chất lượng quả xoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm khi thị trường chờ đợi các chính sách năng lượng mới của Mỹ
08:23'
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch 20/1 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ ngay lập tức tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng quốc gia.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm do kỳ vọng lệnh trừng phạt Nga sẽ được nới lỏng
17:02' - 20/01/2025
Giá dầu giảm phiên chiều 20/1 khi thị trường kỳ vọng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nới lỏng các hạn chế đối với lĩnh vực năng lượng của Nga, làm giảm bớt lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung.
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng hải sản khô tại Ninh Thuận tăng cao
15:30' - 20/01/2025
Thời gian qua, thời tiết biến động khiến tàu thuyền ở tỉnh Ninh Thuận phải nằm bờ, nguồn cung hải sản ít hơn trong khi nhu cầu sử dụng tăng đột biến nên đẩy giá các loại mặt hàng hải sản khô lên cao.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu chờ đợi động thái của ông Trump về lệnh trừng phạt Nga
12:44' - 20/01/2025
Sáng 20/1, giá dầu chỉ biến động nhẹ, trước dự đoán rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nới lỏng hạn chế đối với ngành năng lượng Nga để đổi lấy một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo chưa có dấu hiệu hồi phục
12:04' - 19/01/2025
Giá lúa, gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua chưa có dấu hiệu tăng giá trở lại. Tại nhiều địa phương, thương lái mua ít, giao dịch chậm.
-
Hàng hoá
Nhộn nhịp mùa thu mua rơm rạ sau thu hoạch lúa tại Sóc Trăng
20:40' - 17/01/2025
Tại Sóc Trăng, sau khi thu hoạch vụ lúa Đông Xuân, hàng nghìn ha rơm rạ còn lại trên đồng ruộng được nhiều thương lái đến thu mua.
-
Hàng hoá
Thanh Hóa có thêm một sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia
16:45' - 17/01/2025
Việc nước mắm Lê Gia được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia không chỉ khẳng định chất lượng, thương hiệu của mắm của Lê Gia mà còn mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á hướng đến tuần tăng thứ tư liên tiếp
16:32' - 17/01/2025
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch 17/1 tại châu Á, đánh dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp.
-
Hàng hoá
Đối mặt sức ép, ngành gỗ Bình Định đề ra loạt giải pháp tăng trưởng xuất khẩu năm 2025
13:10' - 17/01/2025
Ngày 17/1, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định Lê Minh Thiện cho biết, năm 2025, hiệp hội đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 7-10% so với năm 2024.