Loạt ngân hàng có lợi thế được "nới" room tín dụng
Hàng loạt cái tên vừa được nhắc tới trong danh sách các ngân hàng có lợi thế được cấp thêm hạn mức (room) tín dụng tại Báo cáo triển vọng ngành ngân hàng nửa cuối năm 2022 của Công ty chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS).
Theo đó, do room tín dụng cấp đầu năm ở mức tương đối thấp, nhiều ngân hàng đã chạm hạn mức tín dụng ban đầu ngay từ cuối quý I và đang chờ được Ngân hàng Nhà nước nới room.
VCBS dự báo các ngân hàng có hệ số an toàn vốn (CAR) cao và mô hình quản trị rủi ro tốt sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao hơn trung bình ngành trong dài hạn như Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)... VCBS kỳ vọng các ngân hàng này sẽ được cấp bổ sung room tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn đầu của quý III tới đây. Ngoài ra, VCBS nhận định trong thời gian tới, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém như MB và Vietcombank sẽ có lợi thế về tăng trưởng tín dụng so với các ngân hàng khác. Riêng tại MB, trong báo cáo trước đó, VCBS cho rằng ngân hàng này sẽ được ưu tiên tăng trưởng tín dụng thêm 5-10% trong năm 2022 và các năm tới, có thể tăng khoảng 30%/năm mà vẫn đảm bảo an toàn với tỷ lệ CAR duy trì ở mức 10-11%. Ở chiều ngược lại, báo cáo cũng nhận định các ngân hàng trong diện cảnh báo có tỷ trọng cho vay các lĩnh vực rủi ro như đầu cơ bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… có thể bị hạn chế room tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải hơn để bảo đảm hạn chế rủi ro hệ thống. Cụ thể, các ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản cao trong danh mục tín dụng được VCBS nhắc tới bao gồm Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Cập nhật mới đây của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tăng trưởng tín dụng đến tháng 6/2022 đã đạt 8,15% so với cuối năm 2021, tương đương mức tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngân hàng như: Vietcombank, ACB, MB đã gần chạm trần hạn mức tín dụng được cấp ngay trong 3-4 tháng đầu năm. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại các ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)... Lãnh đạo các ngân hàng đều cho rằng, nhu cầu vốn của doanh nghiệp sau 2 năm COVID-19 đã tăng mạnh và dự báo cơn khát vốn này sẽ vẫn tiếp tục kéo dài trong thời gian tới. Do đó, các ngân hàng đồng loạt đề xuất nới hạn mức tăng trưởng tín dụng một cách phù hợp. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho biết room tín dụng mà các ngân hàng thương mại đăng ký trong 3 năm gần đây luôn trên 20%, vượt xa khả năng cung ứng vốn của nền kinh tế. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng từng trả lời chất vấn trước Quốc hội rằng ngân hàng nào cũng muốn tăng trưởng tín dụng nhiều, nhưng nếu đáp ứng hết hạn mức mong muốn của ngân hàng thương mại thì Việt Nam sẽ không ổn định được vĩ mô như hiện nay.Bởi nếu chiều theo nhu cầu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại, áp lực với lạm phát là rất lớn, áp lực tăng lãi suất huy động cũng rất cao, dẫn tới lãi suất cho vay và nợ xấu tăng theo.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ phân bổ tín dụng tới các ngân hàng thương mại dựa trên nguyên tắc chung là, ngân hàng nào lành mạnh, quản trị tốt hơn thì được tăng trưởng tín dụng cao hơn. Ngân hàng Nhà nước sẽ phải căn cứ vào mức độ tuân thủ của các tổ chức tín dụng về an toàn vốn (CAR), rà soát kỹ hoạt động tín dụng, cũng như tình hình tài chính của các ngân hàng. Việc nới room vì thế chắc chắn sẽ không đều. Nhìn lại thời gian qua, VCBS đánh giá động lực tăng trưởng chính của tín dụng hệ thống ngân hàng Việt Nam chính là tín dụng bán lẻ. Theo đó, tỷ trọng tín dụng bán lẻ các ngân hàng niêm yết đã tăng từ mức 31% năm 2015 lên mức 45% tổng dư nợ tại thời điểm cuối quý I/2022. Các sản phẩm cho vay mua nhà, mua ô tô, tài chính tiêu dùng đều ghi nhận mức tăng tích cực. Tín dụng bán lẻ và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) cũng được các ngân hàng ưu tiên hơn nhờ hệ số rủi ro khi tính CAR ở mức thấp hơn cho vay doanh nghiệp lớn theo Thông tư 41/2016/TT-Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, phân khúc này có tỷ suất sinh lời cao hơn. Trong khi đó, tín dụng bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp lại đang được kiểm soát chặt chẽ hơn với mục tiêu giảm thiểu rủi ro và lành mạnh hóa thị trường. Tính đến cuối tháng 4/2022, tổng dư nợ lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng tăng 10,19% so với đầu năm, chiếm 20,44% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Trong đó, khoảng 7% là dư nợ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, còn lại là cho vay cá nhân mua nhà. Đối với các doanh nghiệp khó tiếp cận tín dụng ngân hàng, thuộc ngành nghề có hệ số rủi ro cao như doanh nghiệp bất động sản chính, giải pháp huy động vốn chính là trái phiếu. Các ngân hàng hiện nắm giữ khoảng 25% lượng trái phiếu doanh nghiệp, chiếm 2,63% tổng dư nợ tín dụng. Một số ngân hàng nắm giữ khối lượng trái phiếu doanh nghiệp lớn như Techcombank, TPBank, MB, VPBank. VCBS kỳ vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ phát triển ổn định bền vững hơn, đồng thời tháo gỡ khó khăn về vốn cho thị trường bất động sản khi các quy định mới chính thức được ban hành, bao gồm Nghị định 153/2020/CP-NĐ quy định chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đang được lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung./.- Từ khóa :
- danh sách các ngân hàng có lợi thế
- ngân hàng thêm hạn mức
- room
- tín dụng
- Báo cáo triển vọng ngành ngân hàng
- Công ty chứng khoán Ngân hàng
- VCBS
- Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
- Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 7%
16:54' - 30/06/2022
Dựa trên kết quả tăng trưởng mạnh trong quý II/2022 và dữ liệu lịch sử, ngày 30/6, Ngân hàng UOB (Singapore) công bố nâng mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam lên 7%, từ mức 6,5% trước đó.
-
Chứng khoán
Chứng khoán ngày 28/6: Sóng lớn ở nhóm cổ phiếu ngân hàng
16:00' - 28/06/2022
Trong phiên giao dịch ngày 28/6, nhóm cổ phiếu ngân hàng càng giao dịch càng tích cực với biên độ tăng lớn. Đây cũng là động lực chính giúp VN-Index vượt xa mốc 1.200 điểm.
-
Ngân hàng
4 ngân hàng lớn tăng cổ tức sau khi vượt “sát hạch” của Fed
15:35' - 28/06/2022
Kết quả "sát hạch" là cơ sở để xác định số vốn mà các ngân hàng cần để duy trì “sức khỏe” tài chính của mình và số cổ tức mà họ có thể chia cho các cổ đông.
-
Ngân hàng
Cạn room tín dụng, đã đến lúc ngân hàng thay đổi khẩu vị
20:42' - 27/06/2022
Đến tháng 6/2022, tăng trưởng tín dụng theo số liệu cập nhật của Ngân hàng Nhà nước đã đạt 8,15% so với cuối năm 2021, tương đương mức tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
ECB có thể cần hạ lãi suất sâu hơn nếu nền kinh tế “hụt hơi”
09:00' - 12/07/2025
Nếu các rủi ro suy thoái gia tăng và kìm hãm lạm phát, việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ là điều cần thiết.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
19:10' - 11/07/2025
Tính đến cuối năm 2024, cả nước có 1.176 quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động tại 57 tỉnh, thành phố, với gần 2 triệu thành viên tham gia. Tổng tài sản hệ thống đạt 191,5 nghìn tỷ đồng.
-
Ngân hàng
OCB bổ nhiệm Giám đốc Tài chính mới
16:29' - 11/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò Giám đốc Tài chính kể từ ngày 15/7/2025.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc: Tiền giả thấp nhờ thanh toán không dùng tiền mặt
15:47' - 11/07/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết tổng cộng có 48 tờ tiền giả đã được phát hiện tại nước này trong nửa đầu năm 2025, trong bối cảnh xu hướng giao dịch không dùng tiền mặt tiếp tục gia tăng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 11/7: Giá USD và NDT nối dài chuỗi giảm
08:59' - 11/07/2025
Vietcombank điều chỉnh giảm 30 đồng ở cả hai chiều giao dịch, đưa tỷ giá USD hôm nay 11/7 xuống còn 25.920 - 26.280 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Giám đốc Tài chính OCB xin thôi nhiệm
18:27' - 10/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa thực hiện công bố thông tin về việc đã nhận đơn xin thôi nhiệm của ông Nguyễn Huy Đức – Giám đốc Tài chính, theo nguyện vọng cá nhân.
-
Ngân hàng
Nguyên nhân Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản
10:45' - 10/07/2025
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã giữ nguyên lãi suất cơ bản 2,5% nhằm đảm bảo ổn định tài chính trong bối cảnh có nhiều lo ngại về sự gia tăng nhanh chóng của giá nhà đất và nợ hộ gia đình.
-
Ngân hàng
Thuế quan của Mỹ: Fed chia rẽ về ảnh hưởng đối với lạm phát
10:14' - 10/07/2025
Nội bộ Fed đã có sự chia rẽ giữa các nhà hoạch định chính sách của cơ quan này về triển vọng lãi suất, chủ yếu bắt nguồn từ khác biệt trong kỳ vọng về việc thuế quan có thể ảnh hưởng đến lạm phát.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 10/7: Giá USD và NDT biến động nhẹ
08:54' - 10/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay 10/7 tại Vietcombank là 25.950 - 26.310 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng ở cả chiều mua và bán.