Lợi ích của Mỹ khi siết chặt hoạt động xuất khẩu dầu của Iran
Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định phong tỏa toàn diện đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran nhằm hướng đến khả năng liên nhiệm. Tuy nhiên, việc ông chủ Nhà Trắng ra tay vào lúc nguồn cung dầu mỏ căng thẳng đã khiến giá dầu leo thang. Trong trường hợp giá dầu tiếp tục tăng, đời sống người dân sẽ bị ảnh hưởng và trở thành nhân tố bất lợi đối với ông Trump trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ tới.
Ngày 22/4, Mỹ tuyên bố từ ngày 1/5 sẽ không tiếp tục quy chế miễn trừ đối với 8 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu dầu mỏ từ Iran, nếu vi phạm sẽ chịu đòn trừng phạt. Thông tin vừa loan đi, giá dầu Brent đã tăng liên tục trong hai ngày, với tổng mức tăng trên 3,5% và vọt lên mức cao nhất trong 6 tháng qua. Theo tờ Economic Journal, có hai nguyên nhân chính khiến chính quyền Donald Trump bóp nghẹt hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran.
*Sức ép ngoại giao và kinh tế…Thứ nhất, xuất phát từ nhu cầu bầu cử. Hiện nay, Tổng thống Trump đang hướng tới khả năng liên nhiệm trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm tới và do đó rất cần sự ủng hộ từ lực lượng cử tri trung thành. Đầu tháng 4/2019, ông Trump thông báo Mỹ sẽ chính thức liệt Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vào danh sách các tổ chức khủng bố. Đây cũng là lần đầu tiên Washington chính thức gọi lực lượng quân sự của một chính phủ là khủng bố. Giờ đây, Mỹ lại quyết định cắt đứt hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran nhằm gây sức ép ngoại giao và kinh tế, buộc Tehran phải “quy phục” trong vấn đề hạt nhân. Mục đích là tranh thủ sự ủng hộ của cử tri là người Do Thái và cử tri theo đạo Tin Lành. Bên cạnh đó, việc bóp nghẹt hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran còn khiến giá dầu tăng lên, giúp ông tranh thủ kiếm thêm nhiều tiền quyên góp chính trị từ các hãng dầu mỏ.Thứ hai, Washington nhân cơ hội sản lượng dầu mỏ của Iran liên tục giảm, từ mức 2,5 triệu thùng/ngày hồi tháng 5/2018, xuống còn 1 triệu thùng/ngày hiện nay mới ra tay. Mỹ đang làm việc với Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) về việc tăng sản lượng để bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung từ Iran, qua đó giúp giảm thiểu tác động đối với giá dầu. Năm ngoái, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) kết luận Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman là người trực tiếp chỉ đạo vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi của tờ Washington Post. Cái chết của nhà báo Khashoggi đã gây ra làn sóng phẫn nộ trên toàn thế giới, khiến quan hệ giữa Saudi Arabia và Mỹ rơi vào căng thẳng. Nhưng Tổng thống Trump vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng về người chịu trách nhiệm cho cái chết của của nhà báo Khashoggi và việc Washington lờ đi vụ việc của Thái tử Mohammed sẽ khiến Saudi Arabia sẽ phải hợp tác với Mỹ.*… liệu có hiệu quả như mong muốn?Câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu quyết định của ông Trump có mang lại hiệu quả như tính toán? Trước tiên, Tổng thống Trump quá tin vào sự hợp tác của Saudi Arabia và dầu đá phiến có thể giúp bù đắp sự thiếu hụt dầu mỏ do không còn nguồn cung từ Iran. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) do Saudi Arabia đứng đầu đã giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên, do đó việc gia tăng sản lượng sẽ đi ngược lại lợi ích kinh tế của họ. Cho dù Mỹ có tăng sản lượng dầu đá phiến nhưng trong các giếng dầu mà nước này khai thác trong 5 năm qua có hơn 1.000 giếng dầu có sản lượng thấp hơn kỳ vọng, trong đó một số thậm chí chỉ có sản lượng bằng nửa mức dự kiến. Cộng thêm giá thành khai thác cao, đầu tư thăm dò và sản xuất dự kiến sẽ giảm khoảng 10%, do vậy giới chuyên gia nhận định trong vài năm tới, tăng trưởng sản lượng dầu đá phiến sẽ suy giảm.Bên cạnh đó, ông Trump cũng lựa chọn thời điểm ra tay không tốt, đúng dịp nội chiến Lybia diễn ra ngày một quyết liệt, ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của nước này. Một nước xuất khẩu dầu mỏ lớn là Venezuela cũng trong tình trạng rối loạn, với sản lượng không ngừng giảm. Nếu hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran bị gián đoạn, nguồn cung dầu thế giới sẽ căng thẳng, có thể sẽ tiếp tục đẩy giá dầu mỏ lên cao. Tóm lại, Tổng thống Trump trừng phạt Iran vì muốn thực hiện cam kết đối với những người ủng hộ ông. Nhưng khi giá dầu chạm tới ngưỡng quan trọng, trở thành gánh nặng chính trị, giới quan sát tin rằng chắc chắn ông Trump sẽ nhanh chóng thay đổi, khiến chính sách càng không ổn định. Khi giá dầu đẩy lạm phát đi lên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ khó có cớ để không tăng lãi suất. Cho nên, chính sách chỉ vì lợi ích trước mắt này có thể sẽ đẩy ông Trump vào tình trạng “tự lấy đá ghè chân mình”.*Tác động đối với các nước thứ baTrong vấn đề này, quyết định của Washington sẽ đặc biệt gây khó khăn cho Trung Quốc, quốc gia hiện đang trong tiến hành đàm phán thương mại phức tạp với Mỹ, cũng như đối với Ấn Độ - đồng minh chiến lược của Mỹ và là quốc gia nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới. Theo thống kê của S&P Global Platts, trong tháng 3/2019, Iran đã xuất khẩu trung bình mỗi ngày 1,7 triệu thùng dầu, trong đó gần 628.000 thùng được xuất sang Trung Quốc và 357.000 thùng sang Ấn Độ.Trung Quốc đã chỉ trích quyết định nói trên của Mỹ. Bắc Kinh hy vọng sẽ có một phản ứng phối hợp để đáp lại việc Mỹ ngưng cấp quyền miễn trừ đối với việc nhập khẩu dầu từ Iran.Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này chống lại mọi biện pháp trừng phạt đơn phương do Mỹ áp đặt, khẳng định rằng hợp tác với Iran là hoàn toàn minh bạch, hợp pháp và chính đáng. Bắc Kinh sẽ quyết tâm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các công ty Trung Quốc và tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong việc duy trì ổn định cho thị trường năng lượng thế giới.Đây là vấn đề mang tính chiến lược đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có nhu cầu rất cao về năng lượng. Trong một bài xã luận mới đây, tờ Thời Báo Hoàn Cầu viết rằng Trung Quốc phải bằng mọi cách bảo đảm tính liên tục và an ninh cho các công ty nhà nước làm việc với Iran. Theo hải quan Trung Quốc, nước này đã nhập 1,6 triệu thùng dầu thô Iran trong tháng Hai vừa qua. Một số người cũng đặt câu hỏi về thời điểm đưa ra quyết định của Mỹ liên quan đến hoạt động xuất khẩu dầu thô của Iran, vào lúc mà Washington và Bắc Kinh dường như sắp đạt được một thỏa thuận về thương mại. Nhưng quốc gia chỉ trích mạnh mẽ nhất quyết định của Mỹ dĩ nhiên là Iran. Theo thẩm định của chính quyền Trump, kể từ tháng 5/2018, tức là kể từ khi Mỹ rút khỏi hiệp định hạt nhân, Iran đã bị mất hơn 10 tỷ USD thu nhập từ dầu thô./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Iran: Saudi Arabia và UAE phóng đại về sản lượng dầu mỏ
16:37' - 26/04/2019
Theo hãng thông tấn quốc gia Iran IRNA, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh ngày 26/4 cho rằng Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã phóng đại về sản lượng dầu mỏ của mình.
-
Hàng hoá
Giá xăng Mỹ sẽ tăng cao sau các biện pháp siết chặt trừng phạt Iran
14:40' - 24/04/2019
Theo các chuyên gia kinh tế, giá xăng Mỹ có thể leo cao hơn nữa sau những động thái thắt chặt trừng phạt của Washington áp lên Tehran trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bị phản đối khi chấm dứt quy chế miễn trừ mua dầu mỏ của Iran
12:10' - 24/04/2019
Nhiều nước đã phản đối việc Mỹ chấm dứt quy chế miễn trừ mua dầu mỏ của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Iran thông qua dự luật đáp trả hành động khủng bố của Mỹ
19:11' - 23/04/2019
Quốc hội Iran đã thông qua dự luật cho phép chính phủ đưa ra những hành động mạnh mẽ để đáp trả "những hành động khủng bố" của các lực lượng Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04'
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33'
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32'
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53'
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”