Lựa chọn hướng đi tương lai của doanh nghiệp Việt
Theo các chuyên gia, chuyển đổi theo hướng xuất khẩu xanh như một nhu cầu tất yếu không chỉ bởi những lợi ích cho nền kinh tế như tăng cường sức cạnh tranh thông qua các sản phẩm thân thiện với môi trường mà còn giúp Việt Nam tiếp cận các thị trường khó tính với những yêu cầu tiêu chuẩn ngày càng cao về sự thân thiện và bảo vệ môi trường xuất khẩu xanh. Sản xuất ra những sản phẩm xanh thường đem lại giá trị cao hơn, giúp tăng thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp, giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo qua việc cải tiến công nghệ để sản xuất hiệu quả hơn và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, xuất khẩu xanh không chỉ là lựa chọn cho tương lai mà còn là hướng đi bắt buộc của doanh nghiệp Việt Nam. Phát triển xanh, tăng trưởng xanh và xuất khẩu xanh là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hiện nay khi các nước ngày càng coi trọng yếu tố bền vững và trách nhiệm với môi trường. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu xanh là một quá trình chứ không thể một sớm một chiều bởi còn không ít rào cản và thách thức. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức rõ về lợi ích của xuất khẩu xanh để áp dụng vào hoạt động sản xuất. Việc chuyển đổi sang quy trình sản xuất xanh đòi hỏi chi phí đầu tư lớn cho công nghệ và thiết bị mới và điều này có thể gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, cần phát triển chuỗi cung ứng bền vững để hỗ trợ cho các ngành sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm xanh một cách hiệu quả.Thêm vào đó, nhiều công nghệ xanh hiện đại vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, làm hạn chế khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là chưa kể những thách thức khác đến từ thị trường quốc tế như sự khác biệt các tiêu chuẩn môi trường, sự khắt khe về các quy định ở mỗi thị trường xuất khẩu.
Cụ thể như Chiến lược F2F của Liên minh châu Âu (EU) đã đặt ra nhiều yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Mặc dù, đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản và thực phẩm. Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) khuyến nghị, doanh nghiệp cần có những định hướng rõ ràng và sự chủ động nhất định để kịp thời nương theo làn sóng chuyển đổi đang rất mạnh mẽ này; linh hoạt thích ứng được các tiêu chuẩn cao của chiến lược F2F. Theo bà Thu Trang, doanh nghiệp nông sản cần chú trọng vào việc áp dụng các phương pháp sản xuất bền vững, hướng tới môi trường và hiệu quả trong toàn bộ chuỗi cung ứng, như: ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ và tái sử dụng các tài nguyên trong quá trình sản xuất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. Để hỗ trợ cho quá trình đó, việc đầu tư vào công nghệ nông nghiệp thông minh là một yếu tố then chốt. Công nghệ tưới tiêu thông minh, hệ thống quản lý dữ liệu số hóa, và các công nghệ tiên tiến trong sản xuất và chế biến có thể giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và nâng cao năng suất. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ hiện đại cũng giúp tăng cường khả năng theo dõi và minh bạch trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ đó đáp ứng yêu cầu khắt khe về truy xuất nguồn gốc của Chiến lược F2F. Ngoài ra, doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng các giải pháp năng lượng tái tạo trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng như năng lượng mặt trời, gió... Việc này không chỉ giúp giảm khí thải carbon mà còn đáp ứng được tiêu chí bền vững mà chiến lược F2F đề ra. Đầu tư vào năng lượng tái tạo không chỉ là cách để doanh nghiệp thích ứng với các quy định của EU mà còn là hướng đi bền vững cho sự phát triển dài hạn. Doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu kỹ các quy định để cải thiện các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của mình theo hướng tuân thủ đúng những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khắt khe của thị trường EU; trong đó, đặc biệt chú trọng tới việc đạt được các chứng nhận hữu cơ, Global G.A.P hoặc các chứng nhận an toàn thực phẩm quốc tế khác được EU công nhận. Bà Thu Trang nhấn mạnh: Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và thực phẩm cần tích cực tham gia các hiệp hội ngành hàng liên quan để nâng cao hình ảnh và cập nhật được những thông tin quan trọng trong ngành. Việc tham gia vào các hiệp hội này không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các quy định, tiêu chuẩn mới nhất mà chiến lược F2F đưa ra mà còn mở rộng cơ hội kết nối với các đối tác và khách hàng tiềm năng tại thị trường châu Âu thông qua những hội thảo, hội chợ và các sự kiện, hoạt động xúc tiến thương mại do hiệp hội tổ chức. Việc có nhiều kết nối với các đối tác EU mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ việc chuyển giao công nghệ tiên tiến đến việc học hỏi kinh nghiệm trong việc phát triển sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất về quá trình thực thi. Các đối tác EU thường có mạng lưới thông tin sớm và nhiều kinh nghiệm tại thị trường EU, có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần.- Từ khóa :
- xuất khẩu xanh
- sản xuất xanh
- EU
- Việt Nam
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Lối đi mới cho doanh nghiệp Việt
14:00' - 29/01/2025
Chuyển đổi số không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản trị, mà còn tạo ra cơ hội tăng trưởng mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos
14:22' - 22/01/2025
Chiều 21/1 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đối thoại chính sách đặc biệt với chủ đề “Bứt phá tới tương lai: Tầm nhìn của Việt Nam về đổi mới sáng tạo và vai trò toàn cầu”.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hợp tác phát triển công nghiệp bền vững hướng tới NetZero
17:03' - 14/01/2025
Việt Nam - Hoa Kỳ còn nhiều dư địa hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển công nghiệp phát thải thấp cân bằng lợi ích kinh tế và môi trường sống.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp da giày Việt tận dụng cơ hội tăng giá trị thương hiệu
13:34' - 12/01/2025
Tiêu chuẩn xanh trong xuất khẩu da giày là xu hướng chung yêu cầu bắt buộc đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngành da giày.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
TP Hồ Chí Minh tôn vinh 50 doanh nghiệp – đơn vị tiêu biểu
20:33'
Tối 15/4, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp – đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của thành phố.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Novaland ký kết hợp tác chiến lược với GreenViet
20:25'
Nắm bắt xu thế này, Novaland xác định việc tích hợp ESG vào chiến lược tăng trưởng là nhiệm vụ trọng tâm và là đòn bẩy để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp trong hành trình kiến tạo, vươn tầm cùng TP Hồ Chí Minh
19:55'
Thành phố sẽ luôn sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển; tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Gia Lai đón cơ hội lớn với hai dự án điện mặt trời nổi hơn 1.000 MW
17:21'
Gia Lai đang đứng trước cơ hội lớn để khai thác tiềm năng điện mặt trời nổi trên các hồ thuỷ điện.
-
Doanh nghiệp
Hội nghị Internet thế giới thu hút gần 1.000 đại biểu
16:26'
Ngày 14/4, Hội nghị Internet thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2025 đã khai mạc tại Hong Kong (Trung Quốc), thu hút gần 1.000 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới tham dự.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn CMC thông tin về việc bị tấn công mã độc Ransomware
15:55'
Vừa qua, một số báo và diễn đàn đã đưa tin về việc Tập đoàn Công nghệ CMC (CMC) bị tấn công ransomware. CMC đã thông tin chính thức về việc này.
-
Doanh nghiệp
Kinh doanh có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới
15:32'
Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh là những yếu tố nền tảng góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập bền vững.
-
Doanh nghiệp
Các tập đoàn lớn Hàn Quốc bắt tay đầu tư vào Mỹ để đối phó thuế quan
14:32'
Các tập đoàn lớn của Hàn Quốc đang xem xét chiến lược bắt tay cùng đầu tư vào Mỹ để đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple dẫn đầu doanh số smartphone toàn cầu trong quý I/2025
13:00'
Apple đã giành lại vị trí dẫn đầu về doanh số bán điện thoại thông minh (smartphone) toàn cầu trong quý I/2025.