Doanh nghiệp da giày Việt tận dụng cơ hội tăng giá trị thương hiệu
Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp da giày Việt nâng cao giá trị thương hiệu và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Bà Kiều Thị Tâm Anh, Giám đốc công ty Công ty TNHH MTV Catlongs cho biết, hướng tới xuất khẩu xanh, công ty đã sử dụng nguyên liệu tái chế để sản xuất các sản phẩm giày dép. Đặc biệt, các sản phẩm đế giày làm từ vỏ trấu, vỏ đậu phộng của công ty đã được xuất khẩu đi châu Âu trong nhiều năm qua.
Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TBS Group cho hay, cơ hội và tiềm năng phát triển ngành da, giày và túi xách Việt Nam còn rất lớn. Tuy nhiên, xu hướng "xanh hóa" trên thế giới đang đòi hỏi ngày càng khắt khe đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp ngành da giày, áp lực chuyển đổi xanh rất lớn khi dệt may và da giày là ngành gây ô nhiễm môi trường còn ở mức cao. Do vậy, doanh nghiệp da giày không thể đứng ngoài cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, áp dụng dây chuyền sản xuất tự động, trí tuệ nhân tạo (AI), phát triển xanh… nếu không muốn bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày, Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho rằng, xu hướng sản xuất xanh là xu hướng chung của các doanh nghiệp da giày hiện nay để giữ vững kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với ngành da giày lúc này là đáp ứng các quy tiêu chuẩn mới mà nhiều quốc gia nhập khẩu giày dép lớn đưa ra, đó là tính bền vững trong sản xuất, yêu cầu về trách nhiệm xã hội...
Điển hình như thị trường EU, đã bắt đầu đưa ra các yêu cầu mới như thiết kế sinh thái với các thiết kế bền vững, truy xuất và minh bạch chuỗi cung ứng. Những chính sách thay đổi của thị trường nhập khẩu sẽ có tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp trong ngành.
Theo Hiệp hội Da giầy túi xách Việt Nam, xuất khẩu da giày là điểm sáng của xuất nhập khẩu hàng hóa thời gian qua. Hiện nay, Việt Nam hiện đứng thứ 3 thế giới về sản xuất giày dép (sau Trung Quốc và Ấn Độ) với 1,3 tỷ đôi/năm, chiếm 5,4% thị phần và đứng thứ 2 về xuất khẩu giày dép (sau Trung Quốc) với 1,276 tỷ đôi/năm, chiếm 7,3% thị phần.. Việt Nam có khoảng hơn 1.000 nhà máy sản xuất giày và tạo công ăn việc làm cho khoảng 1,5 triệu nhân công, đóng góp khoảng 8% GDP của cả nước.
Tuy nhiên, xuất khẩu da giày đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Nếu như trước đây, các hoạt động về phát triển bền vững chủ yếu do khách hàng đưa ra và mang tính khuyến khích, thì ngày nay đã được luật hóa thông qua chính sách được ban hành từ Chính phủ của các quốc gia nhập khẩu sản phẩm da giày lớn.
Năm 2025 ngành da giày đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% so với năm 2024, đạt kim ngạch khoảng 29 tỷ USD. Mục tiêu đến năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép, túi xách đạt 38-40 tỷ USD. Đến năm 2035, ngành sẽ phát triển hiệu quả và bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước; tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển được một số thương hiệu tầm khu vực và thế giới.
Trong bối cảnh các thị trường nhập khẩu yêu cầu cao hơn về tính bền vững, minh bạch của sản xuất, bà Xuân khuyến nghị, doanh nghiệp cần nhanh chóng cải thiện và minh bạch thông tin chuỗi cung ứng sản phẩm của mình bắt đầu từ khâu nguyên liệu, sản xuất bền vững hướng đến kinh tế tuần hoàn, bảo đảm trách nhiệm với xã hội và môi trường.
Nhiều quốc gia nhập khẩu giày dép lớn đưa ra hàng loạt yêu cầu mới về việc nhập khẩu các sản phẩm có trách nhiệm về xã hội và môi trường. Bà Phan Thị Thanh Xuân cho rằng, việc nâng tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu được kỳ vọng là giải pháp để các doanh nghiệp da giày trong nước tận dụng được các lợi thế để phát triển.
Để làm được điều này, theo bà Xuân thì phải làm sao có thể thành lập và phát triển được một trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu tại Việt Nam. Hiện nay, yêu cầu về nguồn gốc đối với nguyên phụ liệu đang ngày càng chặt chẽ, thể hiện rõ qua các luật mà phía EU cũng như phía Mỹ sẽ áp dụng. Nếu như chúng ta kiểm soát được các câu chuyện này thì chúng ta mới có thể xuất khẩu được thành công...
Năm 2024, ngành da giày - túi xách đã đạt tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy ước đạt 27,04 tỷ USD, tăng 11,45%; trong đó, xuất khẩu giầy dép đạt 23,24 tỷ USD, tăng 13,16 % và valy-túi-cặp đạt 3,8 tỷ USD, tăng 9,7 % so với cùng kỳ năm 2023.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp dệt may, da giày cải thiện thưởng Tết, hút lao động mới
12:42' - 10/01/2025
Một số ngành như dệt may, da giày, dịch vụ... ghi nhận mức thưởng khá, dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng.
-
Chuyển động DN
Một số doanh nghiệp da giày lớn đã ký được hợp đồng đến giữa năm 2025
11:06' - 03/01/2025
Dự báo trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 27 tỷ USD, tăng 3 tỷ USD so với năm 2023. Hiện, một số doanh nghiệp lớn đã ký được hợp đồng đến giữa năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Petrolimex - 69 năm khẳng định tầm vóc Tập đoàn xăng dầu trọng yếu
10:35'
69 năm là một hành trình xây đắp nên tầm vóc của Petrolimex-doanh nghiệp nhà nước chủ đạo trong việc cung ứng, bình ổn thị trường xăng dầu, chủ lực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Hãng công nghệ Microsoft với kế hoạch chiếm lĩnh thị trường game
07:03'
Tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) 2025 ở Las Vegas (Mỹ), hãng công nghệ Microsoft đã hé lộ kế hoạch đưa trải nghiệm máy chơi điện tử Xbox lên các thiết bị cầm tay sử dụng hệ điều hành Windows.
-
Doanh nghiệp
PV GAS sẽ thử nghiệm sản xuất và cung cấp hydrogen xanh quy mô nhỏ
16:04' - 11/01/2025
PV GAS sẽ nghiên cứu triển khai dự án thử nghiệm sản xuất, cung cấp hydrogen xanh (nhiên liệu không phát thải) quy mô nhỏ cho các hộ công nghiệp và lĩnh vực giao thông vận tải tại Đông Nam Bộ.
-
Doanh nghiệp
Hyundai Motor hợp tác với Nvidia để phát triển các giải pháp AI
09:48' - 11/01/2025
Hyundai Motor của Hàn Quốc vừa ký kết quan hệ đối tác chiến lược với Nvidia Corp., để phát triển các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến liên quan đến khả năng di chuyển trong tương lai.
-
Doanh nghiệp
Thuế quan trở thành chủ đề nóng tại CES 2025
16:56' - 10/01/2025
Các công ty Trung Quốc đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng (CES) nhưng nguy cơ bị áp thuế cao hơn từ chính quyền sắp tới của Mỹ đang đe dọa triển vọng của các công ty này.
-
Doanh nghiệp
Supe Lâm Thao tiếp tục cung cấp các giải pháp canh tác xanh
14:45' - 10/01/2025
Ngày 10/1, CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (mã chứng khoán LAS) ra mắt sản phẩm phân bón mới Supe lân trung tính, NPK-S và NPK-S vi sinh sử dụng 100% Kali Sulphat, NPK-S chuyên dùng.
-
Doanh nghiệp
TikTok Shop đầu tư hơn 500 triệu USD nâng cao trải nghiệm mua sắm an toàn
14:33' - 10/01/2025
Với mục tiêu xây dựng một môi trường kinh doanh và mua sắm đáng tin cậy, TikTok Shop đã đầu tư hơn 500 triệu USD vào các công cụ công nghệ, đội ngũ chuyên trách và quy trình kiểm duyệt.
-
Doanh nghiệp
Meta đối mặt chỉ trích do thay đổi chính sách kiểm duyệt nội dung
10:30' - 10/01/2025
Tổng thống Lula nhấn mạnh việc coi truyền thông số không phải chịu trách nhiệm như báo viết là điều thực sự “rất nghiêm trọng”.
-
Doanh nghiệp
Vingroup phát động chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh”, kêu gọi người dân chung tay giảm phát thải
09:59' - 10/01/2025
Sáng 10/1, Tập đoàn Vingroup cùng các công ty trong hệ sinh thái phát động chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh”, kêu gọi cộng đồng chung tay giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí tại Thủ đô.