Lựa chọn nào cho châu Âu trước bờ vực suy thoái?
Các chuyên gia cho rằng, với GDP giảm trong hai quý I và II/2022 tại Mỹ, thì ở châu Âu, vấn đề cũng được đặt ra sau khi khu vực này công bố những ước tính đầu tiên về GDP quý II/2022.
Hoạt động kinh tế, được đo bằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), của Mỹ đã thu hẹp trong quý thứ hai liên tiếp. Trong khi đó, nền kinh tế châu Âu có vẻ đang hoạt động tốt hơn, vì GDP trong tháng 4-6/2022 tăng 0,7% so với ba tháng trước đó. Dù vậy, triển vọng của châu Âu không thực sự khả quan, đặc biệt là do nền kinh tế Đức - “đầu tàu” châu Âu bị đình trệ trong quý II/2022.Kinh tế Mỹ đã rơi vào suy thoái hay chưa?Nhiều nhà bình luận định nghĩa suy thoái là hoạt động kinh tế suy giảm trong hai quý liên tiếp. Bằng thước đo này, nền kinh tế Mỹ đã có thể rơi vào suy thoái. Theo Giáo sư Etienne de Callataÿ, giảng viên Đại học Namur và đồng sáng lập Công ty quản lý tài sản Orcadia, đây không phải là một "định nghĩa đúng".“Dữ liệu sẵn có nhất, bao gồm cả ước tính GDP sơ bộ, chỉ nói lên một phần của câu chuyện; và đó là lý do tại sao chúng thường được sửa đổi, đôi khi rất nhiều. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn ở mức thấp lịch sử và nền kinh tế tiếp tục tạo ra việc làm”, ông Etienne de Callataÿ giải thích.Nói cách khác, cần phải có một phân tích tốt hơn cho đến thời điểm một nền kinh tế hoặc một khu vực kinh tế rơi vào suy thoái. Giáo sư Etienne de Callataÿ viện dẫn định nghĩa của Cục Nghiên cứu kinh tế Mỹ (NBER), theo đó, suy thoái là sự suy giảm hoạt động trong toàn bộ nền kinh tế trong hơn một vài tháng và sẽ chỉ được công bố sau khi đã có đủ quan điểm và dựa trên cơ sở tổng hợp các chỉ số kinh tế rộng hơn.Ông Bruno Colmant, giảng viên tại Đại học Tự do Brussels (ULB) và Đại học Công giáo Louvain (UCLouvain), cho biết thêm: “Tổng thống Mỹ Joe Biden tin rằng Mỹ không suy thoái và tôi nghĩ ông ấy đúng”.Về phần mình, ông Koen De Leus, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng BNP Paribas Fortis, khẳng định: "Mỹ và châu Âu đang ở trong những tình huống hoàn toàn khác nhau, bởi vì khí đốt và nói rộng ra, điện ở châu Âu đắt hơn nhiều. Và không chỉ có vậy, giá khí đốt tại châu Âu cao hơn 5 lần so với bên kia Đại Tây Dương".Một cuộc suy thoái nhẹ ở châu Âu?Chuyên gia Koen De Leus nhấn mạnh hiện nay châu Âu đang phải đối mặt với lạm phát gia tăng nhưng sẽ được duy trì trong chừng mực khi các công ty có thể chuyển việc tăng chi phí sản xuất cho khách hàng của họ. Nếu giá năng lượng ổn định, lạm phát sẽ giảm nhưng chậm hơn so với kỳ vọng. Và điều này sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng của hộ gia đình, một trong những yếu tố cấu thành GDP.Còn Giáo sư Bruno Colmant cho rằng nhiều nhà bình luận đánh giá thấp sự sụt giảm thu nhập khả dụng của hộ gia đình. Theo ông, tác động được hạn chế nhờ vào chỉ số tiền lương. “Nhưng chúng ta không được nhầm lẫn, ngay cả khi lạm phát lắng dịu trong những quý tới, vẫn có thiệt hại và một số hộ gia đình sẽ gặp khó khăn. Ở cấp độ toàn cầu, người lao động phải hứng chịu mức tăng giá 40%”, Giáo sư Bruno Colmant nhấn mạnh.Chuyên gia Koen De Leus cho biết thêm, cú sốc lạm phát càng cao, tác động tiêu cực đến tiêu dùng càng lớn. Với tỷ lệ lạm phát hiện nay cao hơn 5% so với mức trung bình của bốn quý trước, kinh nghiệm lịch sử ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy lạm phát sẽ có tác động tiêu cực tích lũy là 3% đối với tiêu dùng trong một năm.Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt?Tuy nhiên, ba nhà kinh tế học không đánh giá hoạt động kinh tế sẽ sụt giảm mạnh. Theo chuyên gia Etienne de Callataÿ, nếu châu Âu trải qua một cuộc suy thoái, thì đó sẽ là suy thoái nhẹ, trong trường hợp Nga không đóng hoàn toàn van khí đốt. Mặt khác, "một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn sẽ thay đổi tình hình", chuyên gia Bruno Colmant cảnh báo.Chuyên gia Koen De Leus nhận định: “Nếu châu Âu cạn kiệt khí đốt, nếu không chỉ giá cả tăng cao mà còn thiếu hụt nguồn cung, một số ngành sản xuất nhất định sẽ phải ngừng hoạt động, đặc biệt là ở Đức. Như vậy, toàn bộ châu Âu, và trước hết là các nước láng giềng Bỉ và Hà Lan sẽ bị ảnh hưởng”.Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây đã ước tính tác động đối với các nền kinh tế của châu Âu khi Nga ngừng cung cấp khí đốt. Trong trường hợp không có sự đoàn kết của châu Âu, Hungary, Slovakia, Cộng hòa Czech, và cả Italy cũng sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt. Hơn nữa, GDP có thể giảm tới 6%. Ở Đức và Áo, tác động tiêu cực cũng sẽ rất đáng kể, khoảng 3%. Bỉ, ít phụ thuộc hơn vào khí đốt của Nga, sẽ ít bị tác động hơn nhưng vẫn giảm từ 1-2%.Theo IMF, Liên minh châu Âu (EU) có thể hạn chế thiệt hại nếu biết cách thể hiện sự đoàn kết, đặc biệt “khi các quốc gia thành viên thực hiện ngay từ bây giờ giảm tiêu thụ khí đốt và năng lượng nói chung", chuyên gia Koen De Leus nói thêm.Hai quý liên tiếp sụt giảm GDP chưa phải là suy thoáiNBER định nghĩa suy thoái là “sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kéo dài trong toàn bộ nền kinh tế và diễn ra hơn một vài tháng”. Định nghĩa này dựa trên ba tiêu chí: độ sâu, độ lan tỏa và thời lượng. Các tiêu chí này phải được thỏa mãn đồng thời “ở một mức độ nào đó”. Tuy nhiên, hoạt động sụt giảm rất mạnh trong một thời gian ngắn có thể được coi là một cuộc suy thoái, do đó, cuộc suy thoái năm 2020 gây ra do các nền kinh tế bị phong tỏa vì dịch COVID-19.Trong khi báo chí tài chính thường định nghĩa suy thoái là hai quý liên tiếp sụt giảm trong GDP thực tế, NBER cho rằng số liệu này không phù hợp, cần phải tính đến một loạt các chỉ số kinh tế rộng hơn là chỉ số GDP thực (thu nhập không bao gồm chuyển nhượng, việc làm phi nông nghiệp được trả lương, chi tiêu tiêu dùng thực tế của cá nhân, doanh số bán buôn và bán lẻ được điều chỉnh theo sự thay đổi của giá cả, sản xuất công nghiệp...), nhưng cả quy mô của sự suy giảm hoạt động. Trung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế (CEPR) ở châu Âu cũng sử dụng một định nghĩa tương tự như định nghĩa của NBER./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
ECB: Phần lớn hộ gia đình châu Âu không tiết kiệm được tiền trong mùa dịch
10:04' - 03/08/2022
Theo báo cáo của ECB, khoản tiền tiết kiệm của phần lớn các hộ gia đình ở châu Âu đều không thay đổi trong năm 2020 - thời kỳ dịch COVID-19 bùng phát mạnh.
-
Thị trường
Lạm phát châu Âu - những tác động đa chiều
07:55' - 02/08/2022
Những biến động gay gắt chính trị cùng cuộc chiến năng lượng ở châu Âu đã tạo nên làn sóng lạm phát mạnh mẽ tại khu vực này.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối phó thế nào khi không có khí đốt Nga?
05:30' - 31/07/2022
27 quốc gia thành viên EU đang chuẩn bị cho một mùa Đông đầy khó khăn khi không có khí đốt từ Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.