Lừa đảo trực tuyến gia tăng: Làm gì để bảo vệ tài khoản ngân hàng?
Tuy nhiên, việc xử lý vấn nạn lừa đảo này không đơn giản, cần có sự nỗ lực hành động, phối hợp nhiều hơn giữa các bên; trong đó,có vai trò của ngân hàng và người dùng.
Đó là thông tin tại hội thảo "Bảo vệ tài khoản ngân hàng trước nguy cơ lừa đảo trực tuyến gia tăng”, do Báo Tuổi trẻ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh ngày 19/9.
* Lừa đảo gia tăng
Theo Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo, Đoàn luật sư Tp. Hồ Chí Minh, trong quá trình làm việc và giảng dạy ở nhiều cơ sở pháp luật đã nhận được rất nhiều phản ánh về việc bị lừa đảo tiền trên không gian mạng. Gần đây nhất, một người quen được mời làm công việc "việc nhẹ lương cao", tương tác với các clip trên Facebook với hứa hẹn nhận được khoản thu nhập tốt.
"Từ 10.000 đồng ban đầu khi người quen của tôi nhận được nhờ công tương tác clip chuyển về tài khoản, bạn tôi mất tổng cộng hơn 25 tỷ đồng sau nhiều lần bị dẫn dụ. Nạn nhân đã trình báo công an, tố giác tội phạm nhưng quá trình tìm kiếm kẻ lừa đảo rất gian nan", Luật sư Thảo kể. Trên thực tế, các trường hợp lừa đảo như trên không phải hiếm. Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua lừa đảo trực tuyến đã bùng phát mạnh, có tác động tiêu cực đến người tiêu dùng, doanh nghiệp bán hàng lẫn các tổ chức tài chính. Những kẻ lừa đảo sử dụng các công cụ kỹ thuật hoặc phi kỹ thuật “social engineering” để xâm phạm thông tin cá nhân của người dùng cho nhiều mục tiêu khác nhau nhưng thường nhắm đến mục đích lừa lấy tiền của người dùng. Các hình thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng gồm: đối tượng lừa đảo giả danh công an, Viện kiểm sát, tòa án gọi điện đe dọa khách hàng có liên quan đến vụ án, đường dây tội phạm yêu cầu khách hàng chuyển tiền đến tài khoản chỉ định để phục vụ điều tra. Bên cạnh đó, hình thức lừa đảo chiếm đoạt quyền sử dụng số điện thoại diễn ra khá phổ biến thời gian qua. Kẻ gian mạo danh nhân viên nhà mạng đề nghị hỗ trợ chuyển sim 3G thành 4G miễn phí hoặc thông báo khóa sim vì chưa chuẩn hóa thuê bao. Nạn nhân làm theo hướng dẫn và bị chiếm đoạt quyền sử dụng số điện thoại để nhận mã OTP kết hợp với thông tin định danh đã thu thập được của khách hàng để kích hoạt lại dịch vụ ngân hàng điện tử, có quyền truy cập thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền của người dùng. Một hình thức lừa đảo mới xảy ra gần đây là kẻ gian giả mạo công chức, viên chức, cơ quan nhà nước hướng dẫn người dân cài đặt các ứng dụng giả mạo (VssID, VNeID, eTax Mobile,…) để chiếm quyền điều khiển điện thoại, thu thập thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và lấy cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của người dùng… Ông Dũng cho biết, nguyên nhân lừa đảo trực tuyến từ góc độ chủ tài khoản ngân hàng có thể chia làm hai loại. Một là gian lận thanh toán do bị đánh cắp thông tin của chủ tài khoản, tội phạm mạng lấy được thông tin đăng nhập của khách hàng hoặc đã lén lấy thông tin xác thực khách hàng và giành được quyền truy cập tài khoản. Khi đã truy cập được vào tài khoản khách hàng, kẻ lừa đảo có thể thiết lập và thực hiện thanh toán mà khách hàng không hề hay biết. Hai là gian lận thanh toán được phép của chủ tài khoản, tội phạm giăng bẫy đưa ra các chiêu trò đánh vào yếu tố tâm lý khiến nạn nhân chủ động thực hiện giao dịch thanh toán.* Gia tăng lớp phòng tuyến
Theo ông Ngô Tấn Vũ Khanh, Giám đốc quốc gia Hãng Kaspersky tại Việt Nam, người dùng các dịch vụ ngân hàng đang trở thành mắt xích yếu nhất trong các vụ lừa đảo trực tuyến, khi không có một biện pháp hay một trang bị nào để phòng, chống các chiêu trò lừa đảo.
Ông Khanh cho biết, hiện nay, số lượng người dùng đang cài đặt ứng dụng bảo vệ điện thoại cũng như ứng dụng chống gian lận thanh toán là không nhiều. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ người dùng rất dễ bị lừa đảo. Trong khi đó, quy trình lừa đảo hiện nay rất đơn giản.
Kẻ lừa đảo có thể tiến hành mua công cụ liên quan từ tài khoản người dùng để lừa đảo đến công cụ và thậm chí cả đối tượng tiềm năng có thể bị "sập bẫy". Do đó, thay vì ngân hàng tập trung "phòng thủ ở nhà", nên tập trung biện pháp cho chính khách hàng của mình - có thể bằng một phần mềm hoặc công cụ trên chính thiết bị của người dùng cuối.
Dưới góc độ ngân hàng, ông Nguyễn Trần Nam, Giám đốc Khối Ngân hàng số, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu Việt Nam (ACB) cũng cho biết, bên cạnh việc truyền thông cảnh báo tới khách hàng, ngân hàng đã xây dựng nhiều phòng tuyến như áp dụng những kỹ thuật mới để phát hiện những dấu hiệu đáng ngờ của tài khoản bị chiếm đoạt do lộ/lọt thông tin để ngăn chặn. Đồng thời, giảm thiểu thiệt hại và cố gắng khắc phục thiệt hại đến mức tối đa với những trường hợp đã bị lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản. Đối với trường hợp khách hàng đã "dính bẫy" lừa đảo, ngân hàng phong tỏa các kênh chuyển, rút tiền để không phát sinh thêm thiệt hại. Liên hệ ngân hàng thụ hưởng đề nghị phong tỏa, thu hồi tiền. Truy vết tài khoản nghi ngờ để tiến hành định danh trực tuyến lại và lập danh sách đen. Đồng thời, thông báo cho cơ quan chức năng và cung cấp các thông tin phục vụ điều tra… Tuy nhiên, đại diện ACB cho rằng, "phòng tuyến" quan trọng nhất vẫn là chủ tài khoản ngân hàng. Khách hàng giao dịch trên thiết bị lạ, hành vi lạ, giao dịch vào giờ lạ... sẽ được ngân hàng phân luồng xử lý riêng. Tuy nhiên, khách hàng cũng nên chậm lại để suy nghĩ thấu đáo. Chỉ cần 30 giây thôi sẽ chặn được rất nhiều hành vi lừa đảo, tránh trao "chìa khóa" cho các đối tượng lừa đảo. Trước thực trạng các ngân hàng và người dùng đang là mục tiêu của tội phạm lừa đảo, Thượng tá Cao Việt Hùng, Phó trưởng Phòng 4 - Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an cho rằng, các ngân hàng cần nâng cao, tăng cường hơn việc phối hợp giữa Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để xây dựng quy trình phối hợp nhằm hạn chế tình trạng sử dụng tài khoản ngân hàng, ví điện tử không chính chủ, ngăn chặn sớm dòng tiền và việc vi phạm pháp luật. Cùng đó, tăng cường an ninh, bảo mật hệ thống thông tin, phòng chống mã độc, mua bán dữ liệu khách hàng. “Các ngân hàng cần nghiên cứu, triển khai các giải pháp để giải quyết triệt để tình trạng tài khoản ngân hàng "rác", sử dụng tài khoản ngân hàng không chính chủ phục vụ hoạt động vi phạm pháp luật như lừa đảo, đánh bạc, rửa tiền. Hơn nữa, cần tăng chế tài mua bán tài khoản ngân hàng để phòng tránh tội phạm lừa đảo”, Thượng tá Hùng khuyến nghị. Về các giải pháp phòng chống lừa đảo trực tuyến, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết hiện đã phối hợp với Bộ Công an tiếp tục thực hiện việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực thông tin tín dụng khách hàng. Đồng thời, làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông về phương án làm sạch dữ liệu, đối khớp thông tin chủ tài khoản đăng ký dịch vụ ngân hàng trực tuyến với thông tin chủ thuê bao theo số điện thoại di động. “Theo thống kê, 90% các khoản chuyển tiền liên ngân hàng là dưới 10 triệu, chỉ 10% là chuyển trên 10 triệu đồng. Do vậy, tới đây sẽ có quy định hạn mức buộc phải xác thực sinh trắc học (bằng vân tay, khuôn mặt) khi chuyển tiền liên ngân hàng, có thể là mức 10 triệu đồng. Qua đó cũng sẽ vô hiệu hóa luôn nạn mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng đã tồn tại suốt thời gian qua”, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố đối tượng chủ mưu, cầm đầu Công ty núp bóng kinh doanh bất động sản lừa đảo
07:29' - 17/09/2023
Đã có khoảng 80 khách hàng là nạn nhân đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai tố cáo hành vi lừa đảo mua bán bất động sản của Công ty Lộc Phúc, với số tiền giao dịch khoảng 100 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Bảo vệ giao dịch ngân hàng trước các hình thức lừa đảo
16:22' - 13/09/2023
Bảo an tài khoản có mức phí thấp, phù hợp với điều kiện tài chính của bà con có thu nhập thấp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt tạm giam đối tượng lừa đảo chiếm đoạt 9 tỷ đồng
07:30' - 13/09/2023
Ngày 12/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết vừa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Lưu Thị Tiến.
-
Ngân hàng
New Zealand: Báo động tình trạng lừa đảo tài sản qua tài khoản ngân hàng
14:09' - 12/09/2023
Theo khảo sát của tổ chức nghiên cứu quốc tế Horizon Research, một số lượng lớn người dân New Zealand đang là nạn nhân của các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng và thẻ ngân hàng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Người dân Argentina được giao dịch bằng USD không cần khai báo
08:13'
Chính sách này được kỳ vọng sẽ khuyến khích người dân đưa USD vào hệ thống ngân hàng chính thức, tăng cường thanh khoản và ổn định thị trường tài chính.
-
Ngân hàng
Xử lý nợ xấu ngân hàng có nhiều tín hiệu tích cực
17:26' - 23/05/2025
Với triển vọng phục hồi của thị trường bất động sản, vấn đề xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng được kỳ vọng có nhiều cải thiện, nhất là trong khâu thanh lý tài sản đảm bảo.
-
Ngân hàng
Người dân đã có thể đăng ký chữ ký số trên app VNeID và app VCB Digibank
16:20' - 23/05/2025
Từ nay, người dân có thể đăng ký chứng thư chữ ký số trên ứng dụng VNeID và ứng dụng VCB Digibank.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 23/5: Ngân hàng điều chỉnh nhẹ giá USD và NDT
08:55' - 23/05/2025
Tỷ giá USD hôm nay tăng 5 đồng ở cả chiều mua và bán, lên thành 25.795 - 26.155 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
OCB phát hành cổ phiếu thưởng, tăng vốn điều lệ thêm gần 2.000 tỷ đồng
20:11' - 22/05/2025
OCB dự kiến phát hành hơn 197,2 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ thực hiện quyền 100:8.
-
Ngân hàng
Sacombank bổ nhiệm Quyền Tổng giám đốc mới
11:59' - 22/05/2025
Hội đồng quản trị Sacombank đã thông qua quyết định thôi nhiệm chức vụ Tổng giám đốc của bà Nguyễn Đức Thạch Diễm và tuyển dụng, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nhung làm Quyền Tổng giám đốc.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 22/5: Giá USD và NDT cùng đi lên
08:56' - 22/05/2025
Lúc 8h23 sáng nay, tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng niêm yết ở mức 25.790 - 26.150 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Hàng nghìn quà tặng từ chương trình Sinh nhật VPBankS 3 tuổi trên NEO Invest
08:01' - 22/05/2025
VPBankS khởi động chương trình khuyến mãi dưới hình thức dễ tiếp cận, đảm bảo mọi người tham gia đều có quà, từ điểm Loyalty cho đến giải thưởng tiền mặt giá trị.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước công bố công cụ hỗ trợ phát triển tín dụng xanh
15:15' - 21/05/2025
Ngày 21/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức công bố Sổ tay Hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.