Luật Đấu thầu cần được "rào kín", tránh "sơ hở" để tiêu cực xâm lấn
Theo đó, đa số đại biểu đều có chung nhận định cần sớm sửa đổi luật này để kịp thời khắc phục những vấn đề bất cập, những vướng mắc và những quy định chưa phù hợp thực tiễn đang dẫn tới những khó khăn trong việc lựa chọn nhà thầu; nhất là trong những trường hợp cấp bách, phòng chống dịch bệnh hay xây dựng công trình khẩn cấp.
Ngoài ra, phải gấp rút xử lý những vấn đề như: quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu còn phức tạp, thời gian lựa chọn nhà thầu kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư, mua sắm công; quy định về phân cấp, phân quyền, xác định quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu trong một số trường hợp chưa đầy đủ, rõ ràng; quy định về kiểm tra, giám sát, chế tài xử lý vi phạm chưa đầy đủ, chưa ngăn chặn được tình trạng gian lận, tiêu cực, tham nhũng trong đấu thầu đang diễn biến ngày càng phức tạp... Cùng với đó là một số quy định chưa bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành như Luật Đất đai, Luật Lao động, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư công…
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhận định, cơ chế đấu thầu hiện nay với nhiều thủ tục, nhiều giai đoạn, nhiều quá trình khiến cho thời gian kéo dài, gây tốn chi phí, thậm chí còn phải tính vào giá thành của dự án. Như vậy sẽ không ngăn chặn được tiêu cực trong đấu thầu.
Thực tiễn thẩm tra nhiều dự án của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho thấy, cần phải đưa ra những điều kiện chặt chẽ hơn cho việc chào giá cạnh tranh. Theo đó, phải tuân thủ các điều kiện như chọn giá (định nghĩa được hàng hóa, dịch vụ cần phải tổ chức chào giá); công khai thông tin lên mạng xã hội (để các nhà cung ứng vật liệu, cung ứng dịch vụ, cung ứng hàng hóa ở trong nước và trên thế giới đề có thể quyết định việc tham gia và chào giá cạnh tranh nếu xét thấy năng lực, chi phí đầu vào, đầu ra... có thể có lợi); phải có một đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, chuyên trách với những ưu đãi, tuyển chọn chặt chẽ theo chuyên ngành...
Từng đã có ý tưởng thành lập trung tâm mua sắm, trung tâm đấu giá thì nay thay vào đó có thể bố trí lực lượng chuyên nghiệp ở mỗi cấp đơn vị hành chính, như cấp huyện, tỉnh có một đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp ở trong văn phòng của UBND huyện, tỉnh để tổ chức đấu giá, đấu thầu.
Cuối cùng là việc thực hiện kỷ luật, chế tài xử lý kỷ luật đối với nhà cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa không đạt hoặc đối với bộ máy lựa chọn giá cạnh tranh thực hiện không đúng quy trình, thủ tục...Nếu áp dụng theo quy trình này, chỉ cần trong vài ngày, các công trình, dự án đề có thể lựa chọn được nhà cung cấp dịch vụ hàng hóa mà không cần phải đấu thầu lâu và trải qua nhiều vòng. Khi đã minh bạch như thế, cứ trị giá nào thấp, phù hợp sử dụng thì đội ngũ chuyên gia lựa chọn sẽ phải chịu trách nhiệm trước chính quyền về việc lựa chọn giá nào, hàng hóa, dịch vụ của đơn vị nào. Song song đó, các nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Về cơ bản, nếu có những chế tài nghiêm khắc thì việc tổ chức đấu thầu sẽ vừa giảm được quy trình vừa giảm được thời gian; đồng thời, khả năng tham nhũng cũng khó có thể xảy ra. Nếu không như vậy, bất cứ bước nào trong công tác đấu thầu như mời thầu, dự thầu, chấm thầu, xét chọn nhà thầu... cũng đều có khả năng xảy ra tiêu cực.Chưa kể bước chuẩn bị xây dựng phương án dịch vụ hoặc cung cấp hàng hóa..., kể cả nhà cung cấp dịch vụ hàng hóa đã phải gửi giá sẵn ngay khi tiếp cận cũng không thể ngăn chặn được tham nhũng trong đấu thầu. Quy định sửa đổi Luật Đấu thầu kỳ này cần phải có sự nghiên cứu điều chỉnh kỹ lưỡng.
"Nếu Luật Đấu thầu không được "rào kín", sẽ có những sơ hở để tiêu cực, tham nhũng có thể xâm lấn", đại biểu Lê Thanh Vân khuyến nghị. Đồng tình, đại biểu Quản Minh Cường (đoàn Đồng Nai) ghi nhận, từ thực tiễn cuộc sống cho thấy, khi điều kiện kinh doanh thay đổi, điều kiện môi trường, giá nguyên vật liệu thay đổi, thi công thay đổi, hệ thống các quy định pháp luật cũng thay đổi, nên việc sửa đổi Luật Đấu thầu là rất cần thiết. Trước Quốc hội, đại biểu đặt vấn đề: Đấu thầu để làm gì? Để không xảy ra những chuyện tiêu cực; để tránh trường hợp “cánh hậu” không đủ năng lực thi công nhưng lại trúng; không đủ năng lực để tư vấn, triển khai dự án nhưng lại được làm. Cuối cùng có thể đem bán dự án lấy lợi nhuận. Đấu thầu là để chọn nhà đầu tư, chọn người đủ điều kiện, năng lực để thực hiện những nhiệm vụ kinh tế xã hội, hay xây dựng các công trình, dự án nào đó của Nhà nước, của các tổ chức chính trị, xã hội. Bản thân đấu thầu là sự cạnh tranh. Ai đủ năng lực và đưa ra những tiêu chí điều kiện kỹ thuật thì được làm. Hoạt động đấu thầu trong thời gian qua đã và đang bộc lộ rất nhiều vấn đề. Có khi vì muốn trúng đấu thầu, nhiều nhà thầu đã bỏ thầu giá thấp nhất, nhưng qua một quá trình rất dài vẫn không thực hiện được. Có trường hợp lấy lấy hết lý do này lý do kia để giải thích cho việc chậm tiến độ. Thậm chí có trường hợp, mượn tư cách pháp nhân của nhà thầu khác để đấu thầu nhưng trên thực tế lại không đủ năng lực... Theo đại biểu, nếu muốn đấu thầu tốt, Luật Đấu thầu sửa đổi lần này phải khoa học, công khai, minh bạch. Trong quá trình đấu thầu, các chủ thầu, cơ quan quản lý Nhà nước phải công tâm, khách quan không tiêu cực. Dù có luật pháp nào đi chăng nữa, có đầy đủ đến đâu đi nữa, mà cán bộ trực tiếp làm công tác đấu thầu có biểu hiện tiêu cực thì cũng mang lại kết quả không tốt. Ngoài việc sửa đổi Luật Đấu thầu, Đại biểu Quản Minh Cường cho rằng, cơ quan soạn thảo cần bổ sung thêm rất nhiều tiêu chí như chỉ định, chọn nhà thầu, nhất là với những công trình quốc phòng, an ninh trọng điểm quốc gia. "Thực tiễn cho thấy, nếu chỉ thực hiện đấu thầu thì chưa chắc đã hiệu quả bằng việc chỉ định thầu. Ví dụ như có những nhà thầu đã thi công những công trình cụ thể, công trình của họ đã thành công rồi, rõ ràng giá cả kiểm toán đã chỉ ra là rất rẻ, họ đầy đủ năng lực, phương tiện, đội ngũ kỹ sư tư vấn, tại sao không chỉ định cho họ mà lại thực hiện đấu thầu. Trong khi đó, lại có những công tác đấu thầu được tổ chức chỉ mang tính hình thức. Hay có những lĩnh vực chỉ duy nhất một doanh nghiệp làm được điều đó thì có thể chỉ định thầu luôn; tổ chức đấu thầu thêm chỉ khiến gây thêm tốn kém", đại biểu Quản Minh Cường nhấn mạnh.Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Hoàng Hữu Chiến cũng bày tỏ quan điểm, cần nghiên cứu kỹ hơn, sâu hơn về hồ sơ cũng như là giá trị pháp lý của các loại hồ sơ mời thầu trong đấu thầu số, chữ ký số, dấu số trong quá trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu để phục vụ việc xây dựng Chính phủ điện tử vì đây có thể sẽ là những lĩnh vực có sự phát triển mạnh mẽ hơn và nhiều hơn về sau này.
Về những bất cập hiện nay, theo đại biểu, việc phê duyệt chủ trương đầu tư như đầu tư trung hạn đang được quy định là 5 năm và phải thông qua Quốc hội và Chính phủ; hàng năm Chính phủ cũng có quyết định danh mục đầu tư những gì, định mức tiền là bao nhiêu, giao cho địa phương nào... nhưng đến khi quay trở lại đơn vị thì lại phải tiếp tục đi xin chủ trương đầu tư lần nữa thì quả thực là bất hợp lý.
Đại biểu đặt vấn đề, thủ tục này có thực sự cần thiết hay không trong khi mọi nội dung đi kèm đều đã được hoàn thiện đầy đủ từ trước. Xin thủ tục đầu tư là một quy trình rất dài bao gồm cả việc phải đi xin ý kiến của các đơn vị, bộ ngành, rồi lại phải tuân thủ theo Luật Giá... vô cùng mất thời gian, tốn chi phí vì bị gia tăng các thủ tục hành chính. Cũng nên nghiên cứu thêm về hình thức đàm phán trực tuyến; đặc biệt là trong giao dịch quốc tế, trong mua sắm những trang thiết bị y tế của nước ngoài./.
- Từ khóa :
- Kỳ họp thứ 4
- Quốc hội khóa XV
- luật Đấu thầu
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về việc đấu giá biển số xe ôtô
12:48' - 07/11/2022
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, sáng 7/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết "Thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá".
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV: Cần quy định rõ hành vi cản trở trong đấu thầu
11:15' - 07/11/2022
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, sáng 7/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Cho ý kiến 4 dự án luật, nghị quyết
07:38' - 07/11/2022
Sáng 7/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi); việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí số 14, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV
20:27' - 05/11/2022
Thứ Bảy, ngày 5/11/2022, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ 14 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hồ chứa nước chống hạn của Bình Thuận
13:05'
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đến nay một số công việc liên quan đến thực hiện Dự án Hồ chứa nước Ka Pét đã hoàn thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất áp dụng mức thuế 10% cho các cơ quan báo chí
11:43'
Các đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật có những chính sách mạnh hơn cho các cơ quan báo chí, không chỉ giảm thuế xuống 10% với tất cả các loại hình báo chí mà có thể giảm xuống 5%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe cầu Rạch Đỉa kết nối khu Nam Tp. Hồ Chí Minh
10:24'
Sáng 28/11, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Tp. Hồ Chí Minh và Sở Giao thông Vận tải tổ chức thông xe, đưa vào khai thác công trình cầu Rạch Đỉa, vượt tiến độ 1 tháng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc năm 2024 đạt trên 12,7 triệu tấn
10:12'
Năm 2025, các tỉnh phía Bắc đặt mục tiêu sản xuất khoảng 2,2 triệu ha lúa, năng suất đạt khoảng 58,8 tạ/ha, sản lượng đạt gần 13 triệu tấn
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng Việt trước “làn sóng” thương mại điện tử xuyên biên giới
09:17'
Với sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Shopee, Lazada, TikTok Shop cùng Temu và Shein của Trung Quốc... hàng Việt đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.