Luật Đường sắt (sửa đổi) cần bao quát, đáp ứng yêu cầu phát triển dài hạn của hệ thống đường sắt
Chiều 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
* Huy động nguồn lực địa phương phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt Theo báo cáo tại cuộc họp, dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) gồm 8 Chương, 74 Điều; giảm 2 Chương và 11 điều so với Luật Đường sắt 2017. Về một số nội dung điều chỉnh, bổ sung lớn, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, dự thảo Luật bổ sung quy định về đầu tư xây dựng đường sắt vùng, đường sắt nội tỉnh nhằm huy động nguồn lực của địa phương cho việc phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt và quy định việc quản lý, bảo trì, khai thác đối với các loại hình đường sắt này; khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt để phát triển các khu đô thị, dịch vụ thương mại... nhằm mở ra không gian mới cho phát triển kinh tế và tạo ra nguồn lực từ khai thác quỹ đất, tối ưu hóa nhu cầu đi lại. Dự thảo Luật quy định việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đấu nối với công trình đường sắt và sử dụng chung với đường sắt nhằm khai thác hiệu quả kết cầu hạ tầng đường sắt; yêu cầu ràng buộc về kết nối đường sắt với trung tâm các đô thị lớn, cảng biển, cảng hàng không và kết nối đường sắt với các phương thức vận tải hành khách công cộng tại các trung tâm đô thị nhằm gom và giải tỏa hành khách. Dự thảo Luật cũng quy định: cơ chế triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các tuyến đường sắt nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và nâng cao hiệu quả khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt; đặt hàng, giao nhiệm vụ cho tổ chức, doanh nghiệp trong nước thực hiện một số nhiệm vụ có tính chiến lược, làm tiền đề để phát triển công nghiệp đường sắt; ràng buộc về chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho đối tác Việt Nam để làm chủ công tác quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và những ưu đãi, hỗ trợ cụ thể cho tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp đường sắt. Trong khi đó, một số quy định đã được quy định tại văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động đường sắt cần đưa ra khỏi Luật nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật như quy định về: vận tải động vật sống, hợp đồng vận tải hành khách, hành lý và hợp đồng vận tải; quản lý, sử dụng nguồn thu từ phí, giá cho thuê hoặc chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư. Tại dự thảo Luật, một số quy định còn mang tính chi tiết kỹ thuật chuyên ngành không thuộc thẩm quyền của Quốc hội nên cần điều chỉnh theo hướng giao Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định như: yêu cầu kỹ thuật ga đường sắt, các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, quy tắc giao thông đường sắt, điều hành giao thông vận tải đường sắt, biểu đồ chạy tàu... để bảo đảm tính linh hoạt trong quá trình áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, quy định tại một số điều, khoản tại chương về đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao còn trùng lặp về nội dung, chưa rõ nội hàm và cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tại cuộc họp, lãnh đạo một số bộ, ngành thảo luận, cho rằng dự thảo Luật cần xác định rõ phạm vi điều chỉnh, rà soát, tránh chồng chéo với các luật liên quan (đấu thầu, quản lý tài sản công, đất đai, ngân sách, khoa học công nghệ…) khi xử lý khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đường sắt. Bên cạnh đó, dự thảo Luật chỉ quy định nguyên tắc và sẽ chi tiết hóa trong các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư; bảo đảm tính đồng bộ giữa quy hoạch đường sắt với quy hoạch quốc gia, vùng, địa phương...* Dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm"
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, dự thảo Luật phải xác định những nội dung cốt lõi, có tính khái quát, tầm nhìn, định hướng 50-100 năm; dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản"; không đưa vào luật những nội dung quá cụ thể, mang tính kỹ thuật. Qua đó, công tác quản lý đường sắt thay đổi toàn diện, tiên tiến và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Đường sắt ở hiện tại và tương lai. Quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo Luật cần tiếp cận, tham khảo kinh nghiệm về phương thức đầu tư, công nghệ, quản lý từ các quốc gia đã phát triển đường sắt hàng trăm năm hoặc hình thành mạng lưới đường sắt tốc độ cao chỉ trong vài chục năm. Phó Thủ tướng nêu rõ, dự thảo Luật cần bao quát, đáp ứng yêu cầu phát triển dài hạn của hệ thống đường sắt cũng như các chủ trương, cơ chế, chính sách về đường sắt đang được xây dựng, triển khai; nhằm phục vụ hiệu quả và an toàn nhất trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.Luật sửa đổi phải xác định rõ phạm vi, nội hàm, mục tiêu xuyên suốt trong quá trình xây dựng từ khâu lập chiến lược, quy hoạch đến xây dựng, vận hành, quản lý hạ tầng, phương tiện, duy tu, bảo dưỡng…; phân định với những vướng mắc chung liên quan đến thu hút đầu tư, cơ chế chính sách đặc thù liên quan đến vốn, đất đai… đã được quy định, điều chỉnh trong các luật, văn bản pháp luật chuyên ngành.
“Cần làm rõ lĩnh vực nào quản lý thống nhất trên phạm vi quốc gia, vấn đề nào phân cấp cho địa phương. Bảo đảm tính đồng bộ, tổng thể của hệ thống đường sắt quốc gia kết nối với quốc tế; kết nối giữa các địa phương cũng như với phương thức vận tải khác”, Phó Thủ tướng đặt vấn đề và gợi mở việc "chỉ rõ vai trò" của Chính phủ, bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp... Nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn đường sắt cũng như tính thống nhất trong công tác quản lý, Phó Thủ tướng cho rằng, luật cần quy định nguyên tắc đối với phát triển hệ thống hạ tầng đường sắt (hành lang an toàn, ga dừng đỗ, hệ thống phụ trợ kèm theo...), sau đó cụ thể, chi tiết hóa trong các văn bản dưới luật; đồng thời có lực lượng, cơ chế, chính sách để bảo vệ các công trình đường sắt. Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến về quy định đối với doanh nghiệp quản lý, vận hành, khai thác, kinh doanh, duy tu, bảo trì…; phân biệt về công nghệ, phương thức kết nối giữa đường sắt tốc độ cao với đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dụng; định hướng phát triển công nghiệp đường sắt (công nghệ, đào tạo nhân lực)...- Từ khóa :
- chính phủ
- luật đường sắt
- thủ tướng
- dự án đường sắt
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù cho đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh
16:57' - 11/02/2025
Đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh bắt đầu xây dựng từ năm 2007, tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, không đáp ứng được nhu cầu vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến khởi công đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cuối năm 2025
19:17' - 10/02/2025
Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là dự án có mục tiêu xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn phương án kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội và tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng
18:08' - 10/02/2025
Ngày 10/2, tại tỉnh Bắc Ninh diễn ra Hội nghị xem xét phương án kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội và tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn lực cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số
18:03'
Năm 2025, các chính sách ưu đãi đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh cùng với sự phát triển của hạ tầng giao thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn lớn từ các doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính mở ra cục diện mới trong phát triển đất nước
17:35'
Những con số về tinh giản đầu mối và hiệu quả công việc cũng như tiết kiệm chi phí nêu trong các báo cáo đã thể hiện rõ tính cách mạng trong việc tinh gọn này.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 tương đương Tết Nguyên đán
16:52'
Dữ liệu khảo sát trên một số đường bay cho thấy trong ngày đầu nghỉ lễ 29/4, giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh hiện được niêm yết dao động từ 3,4 - 3,74 triệu đồng tùy hãng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh
15:13'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh đẩy nhanh tiến độ Vành đai 4: Phấn đấu bàn giao mặt bằng liền mạch
15:12'
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn yêu cầu các địa phương có dự án phải bàn giao mặt bằng liền mạch cho chủ đầu tư trước ngày 22/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoàn thiện thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước
14:06'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 200.000 căn nhà tạm được xóa bỏ, nhiều địa phương vượt tiến độ
14:02'
Ngày 13/4, thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay đến thời điểm này, cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 195.068 căn, trong đó khánh thành 93.370 căn và khởi công mới 101.698 căn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2025
11:04'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, thời gian qua, Chính phủ đã dành nhiều thời gian, công sức, nguồn lực cho xây dựng, hoàn thiện thể chế - 1 trong 3 đột phá chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
SỰ KIỆN KINH TẾ VIỆT NAM NỔI BẬT TUẦN QUA
08:41'
Giá vàng trong nước liên tục tăng và lập đỉnh lịch sử, chứng khoán Việt Nam hồi phục mạnh sau quyết định thuế của Chính phủ Mỹ... là một số sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua.