Lực cản tăng trưởng từ vòng xoáy suy giảm toàn cầu
Mặc dù nhiều nước trên thế giới đã mở cửa trở lại hoàn toàn, nhưng kinh tế thế giới vẫn đang trong một thời kỳ bất ổn hơn bao giờ hết.
Ngày 7/6 vừa qua, cùng với việc cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống còn 2,1% cho năm 2022, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cảnh báo, xung đột Nga-Ukraine đã làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái kinh tế, làm tăng nguy cơ lạm phát đình trệ trên toàn thế giới.
Phóng viên: Thưa ông, báo cáo mới nhất công bố trong tháng 6, các định chế tài chính lớn và nhiều tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022. Vậy ông dự báo như thế nào về kịch bản tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022?
TS. Nguyễn Bích Lâm: Trước khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine, các định chế tài chính quốc tế đã dự báo kinh tế toàn cầu năm 2022 sẽ vẫn tăng nhưng mức tăng thấp hơn năm 2021. Hiện nay thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng 3 chiều: Lương thực - năng lượng - tài chính. Cuộc chiến giữa Nga - Ukraine càng làm những khó khăn trở thành quy mô toàn cầu. Chưa kể thiên tai, biến đổi khí hậu khó lường đang làm trầm trọng hơn nguy cơ thiếu hụt năng lượng toàn cầu. Vì thế, gần đây WB đã giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 4,1% xuống còn 2,9%. Bên cạnh đó IMF cũng cắt giảm dự báo từ 4,4% xuống còn 3,6% và dự báo tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 chỉ còn 3,3% so với mức bình quân của giai đoạn trước là 4,1%. Với những dự báo như vậy, tôi cho rằng kinh tế thế giới năm nay sẽ tăng trong khoảng từ 3-3,3%. Phóng viên: Nhiều chuyên gia cho rằng nỗ lực của các ngân hàng trung ương trong chống lạm phát cao kéo dài đang bộc lộ những tác dụng không mong muốn, có thể khiến nhiều quốc gia đi vào suy thoái kinh tế. Quan điểm của ông về nhận định này như thế nào? TS. Nguyễn Bích Lâm: Ở góc độ của sản xuất, chi phí vay vốn, chi phí sản xuất tăng cao. Ngay cả vay tiêu dùng của khu vực dân cư cũng sẽ gặp khó khăn. Điều đó sẽ khiến nguồn cung thiếu hụt và ngay cả tổng cầu cũng suy giảm. Đây là 2 yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế. Trong bối cảnh đó, tất cả các kế hoạch đầu tư sản xuất cũng phải thay đổi. Các nhà kinh tế thế giới nói rằng thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính, có nghĩa là thiếu tài chính trầm trọng do đó đầu tư bị thiếu hụt. Đồng thời bối cảnh trên cũng kìm nén sản xuất của thế giới, suy thoái, đình trệ. Như trường hợp của Mỹ, quý I chỉ còn tăng 1,5%, quý II không tăng. Theo các nhà kinh tế, cứ 2 quý liên tiếp không tăng hoặc giảm so với quý trước thì đã gọi là suy thoái. Phóng viên: Thưa ông, là nước đã hội nhập sâu rộng, Việt Nam cần tập trung vào những giải pháp gì để ứng phó với những tác động không mong muốn từ đà suy giảm của nền kinh tế thế giới để duy trì được đà tăng trưởng và ổn định các cán cân kinh tế vĩ mô? TS. Nguyễn Bích Lâm: Thứ nhất, cần chủ động linh hoạt, phối hợp hiệu quả trong điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ trong bối cảnh lạm phát tăng cao và ngân hàng trung ương các nước tăng lãi suất. Thứ hai cần chủ động và khẩn trương thực hiện các giải pháp trong gói hỗ trợ kinh tế. Thứ ba, cần chủ động nguồn cung, đa dạng hóa nguồn cung đảm bảo đủ nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất của nền kinh tế, không đứt gãy trong khâu sản xuất và đủ hàng hóa cho tiêu dùng. Thứ tư, cần nâng cao năng lực dự trữ để đảm bảo luôn đủ nguồn cung đối với các nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu như xăng dầu, lương thực... để đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực. Thứ năm, cần khơi thông các điểm nghẽn về thể chế để có thể đẩy mạnh đầu tư, nhất là đầu tư công. Ngoài ra, cũng cần có giải pháp về chính sách tài khóa và tiền tệ để kích thích tổng cầu của nền kinh tế. Đặc biệt, Việt Nam đang có 100 triệu dân và tầng lớp trung lưu phát triển khá mạnh. Những loại hàng hóa nào mà người dân đang quan tâm thì cần có các chính sách, nhất là tín dụng, để hỗ trợ tiêu dùng, giúp đẩy mạnh tổng cầu. Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!Xem thêm:
>>Bứt tốc tăng trưởng: Bài 1 - Trên quỹ đạo phục hồi
>>Bứt tốc tăng trưởng: Bài 2 - Sức bật từ "bình oxy" đầu tư công
>>Bứt tốc tăng trưởng: Bài 3 - Doanh nghiệp trở lại guồng quay
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu 6 tháng đầu năm: Đà phục hồi suy yếu vì những cú sốc lớn
14:09' - 27/06/2022
Lạm phát có lẽ là câu chuyện “nóng” trên toàn cầu, khi xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như làn sóng dịch tại Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đặc biệt là nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn bão" giá dầu và những hệ lụy đối với nền kinh tế toàn cầu
19:47' - 23/06/2022
Thế giới đang đối mặt với một "siêu chu kỳ hàng hóa", do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cuộc xung đột Nga-Ukraine và những hệ lụy từ các sự kiện này.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu có thể đối mặt với thử thách lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai
06:30' - 14/06/2022
Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cho rằng triển vọng kinh tế toàn cầu đã trở nên ngày càng “ảm đạm” và có thể phải đối mặt với “thách thức lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai".
-
Ý kiến và Bình luận
OECD giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022
20:04' - 08/06/2022
OECD đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu do tác động của xung đột khiến giá năng lượng và thực phẩm tăng mạnh.
-
Ý kiến và Bình luận
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022
21:35' - 07/06/2022
Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 thêm 1,2 điểm phần trăm, xuống còn 2,9%, đồng thời cảnh báo nguy cơ nhiều nước có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, ; Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.