“Luồng gió mới” trên thị trường lao động Nhật Bản
Tại Nhật Bản, xu hướng người trẻ "nhảy việc" hay chuyển việc đang xuất hiện ngày càng nhiều trong phân khúc các công việc tầm trung với yêu cầu tuyển dụng nhân viên đã đi làm một vài năm và có kinh nghiệm làm việc (mid-career). Điều này cho thấy thị trường lao động tại một số lĩnh vực đang phát triển của quốc gia Đông Á này đã sôi động trở lại sau những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.
Thay đổi để phát triển sự nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, việc để mất lao động lành nghề đã qua đào tạo sẽ khiến họ chịu nhiều thiệt hại. Tuy nhiên, sự chuyển dịch nguồn nhân lực sang những lĩnh vực kinh tế đang tăng trưởng từ đại dịch là rất cần thiết để nâng cao năng suất toàn xã hội.
Một thanh niên 26 tuổi tại Tokyo đã chuyển sang một công ty an ninh vào tháng 5/2021 sau 4 năm làm việc tại một công ty du lịch. Chia sẻ về quyết định này, anh nói rằng khi khối lượng công việc ở cơ quan cũ lao dốc, anh đã quyết định thay đổi để phát triển sự nghiệp.
Shotaro Kawabata, Giám đốc quản lý cấp cao tại công ty nhân sự UZUZ, cho biết những người nhảy việc trẻ tuổi thường "đề cao những kỹ năng mà họ sẽ đạt được trong tương lai thông qua việc chuyển chỗ làm trong phân khúc 'mid-career'”.
Mặt khác, các nhà tuyển dụng cũng cần những nhân sự đã quen thuộc với các lĩnh vực kinh doanh đang phát triển. Doanh nghiệp bán lẻ thời trang hàng đầu Nhật Bản Fast Retailing thông báo sẽ trả lương lên tới 20 triệu yen (tương đương 180.144 USD) mỗi năm cho những nhân viên thành thạo trong mảng phân tích dữ liệu.
“Luồng gió mới” trên thị trường lao động Nhật Bản
Thị trường việc làm trong phân khúc tầm trung ở Nhật Bản đã rơi vào bế tắc vì đại dịch COVID-19. Năm 2020, nước này chỉ ghi nhận 3,19 triệu người thay đổi công việc, giảm khoảng 10% so với năm trước đó, theo khảo sát của Bộ Nội vụ và Truyền thông.
Trong khi đó, kết quả khảo sát hơn 100 doanh nghiệp của hãng tin Kyodo News cho thấy khoảng 22% số doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản có kế hoạch cắt giảm hoạt động tuyển dụng mới trong tài khóa 2022 (bắt đầu từ tháng 4/2022). Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn còn thận trọng về triển vọng kinh doanh giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 còn chưa kết thúc.
Tuy nhiên, đối với những người trẻ tuổi, tình hình lại rất khác. Có khoảng 150.000 người trẻ tại Nhật Bản đã "nhảy việc" trong vòng ba năm sau khi họ bắt đầu công việc đầu tiên. Trong số những người tốt nghiệp đại học năm 2017, con số này là 32,8%, tăng 0,8 điểm phần trăm so với những người tốt nghiệp năm 2016 và là mức cao nhất trong thập kỷ qua.
Một phân tích về việc những người trẻ tuổi sử dụng dịch vụ tuyển dụng qua đại lý nhân sự cho thấy vào năm 2020, số lượng lao động từ 20 đến 24 tuổi có việc làm mới ở trong lĩnh vực "mid-career" cao gấp 3,5 lần so với mức trung bình của giai đoạn 2009-2013, và cao gấp đôi mức trung bình của tất cả các thế hệ. Ngoài ra, 52% trong số họ sau đó cũng chuyển sang các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, tăng so với giai đoạn 10 năm trước đó.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là bởi vì tại Nhật Bản có đến khoảng 40% số công ty sẵn sàng tuyển dụng những sinh viên đã tốt nghiệp và có kinh nghiệm làm việc đang muốn tìm kiếm một công việc mới.
Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi cách các công ty tìm kiếm những sinh viên mới tốt nghiệp có triển vọng. Phần lớn trong số hơn 100 doanh nghiệp tham gia khảo sát của hãng tin Kyodo News đều cho biết sẽ tổ chức hội chợ việc làm hoặc tiến hành các cuộc phỏng vấn trực tuyến và 52% doanh nghiệp đang có kế hoạch sử dụng các công cụ trực tuyến để tuyển dụng nhân lực bất kể việc đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp.
Sự bùng phát dịch COVID-19 cũng làm thay đổi văn hóa làm việc cứng nhắc tại Nhật Bản, theo đó các quy trình làm việc trở nên linh hoạt hơn. Khi được hỏi về tác động đến năng suất lao động, 55% doanh nghiệp chọn "không thay đổi", trong khi 31% doanh nghiệp nói rằng năng suất đã được cải thiện.
Trong đó, công nghệ thông tin là lĩnh vực đang thu hút nhiều người trẻ từng làm việc tại các nhà máy sản xuất, các tổ chức tài chính và các công ty khác. Tương tự, các công ty xây dựng và bất động sản, vốn được hưởng lợi từ nhu cầu nhà ở tăng mạnh khi người dân tăng cường làm việc từ xa, cũng đang thu hút nhân sự từ các nhà máy sản xuất, các quản lý nhà hàng và nhà giao dịch.
Những thay đổi này được kỳ vọng sẽ mang lại một “làn gió mới” cho thị trường lao động vốn được cho là khá cứng nhắc của Nhật Bản. Lâu nay, Nhật Bản luôn nổi tiếng với “sự trung thành” trên thị trường lao động, đặc biệt là sau khi bổ sung thiếu hụt quỹ lương hưu, Tokyo đã thúc đẩy chính sách tái tuyển dụng những lao động cấp cao, hoặc kéo dài tuổi nghỉ hưu.
Tỷ lệ lao động có việc làm trên 10 năm của Nhật Bản, là chỉ số so sánh tính thanh khoản của thị trường lao động, là 45,8% vào năm 2017, cao nhất trong số các nước phát triển lớn và tăng 2,1 điểm so với 5 năm trước đó. Nói cách khác, nhiều người lao động ở Nhật Bản có xu hướng tiếp tục gắn bó với công ty họ đang làm. Xu hướng này đặc biệt mạnh mẽ đối với nhân viên của các công ty lớn.
Trong khi đó ở các nước như Na Uy, Đan Mạch và Thụy Điển, tỷ lệ này là khoảng 30%. Giải thích về tình trạng này, Phó Chủ tịch Viện nghiên cứu Nhật Bản Hisashi Yamada nhận định: "Xu hướng chuyển dịch lao động từ các lĩnh vực có năng suất thấp sang lĩnh vực có năng suất cao đang diễn ra sôi động ở những quốc gia Bắc Âu”. Đây là những quốc gia luôn chú trọng việc hỗ trợ đào tạo lại kỹ năng và tái tuyển dụng, trong khi vẫn duy trì các quy định sa thải nhân viên ở mức vừa phải.
Thay đổi tương tự đang diễn ra ở ngay cả ở những quốc gia có quy định lao động nghiêm ngặt. Trong đó, Pháp đang thúc đẩy các chính sách như giới hạn các chính sách áp phạt mà người sử dụng lao động phải trả khi họ sa thải nhân viên.
Mặc dù vậy, các chuyên gia ở châu Âu cũng chỉ ra rằng sự phát triển tính năng động hay khả năng thay đổi việc làm trên thị trường lao động tuy góp phần cải thiện năng suất, song đồng thời cũng dẫn đến xu hướng giảm số việc làm toàn thời gian, trong khi số việc làm không thường xuyên lại tăng mạnh./.
- Từ khóa :
- nhật bản
- thị trường lao động
- thị trường việc làm
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản tiếp tục viện trợ vaccine COVID-19 cho Việt Nam
13:13' - 13/07/2021
Nhật Bản tiếp tục viện trợ Việt Nam, Indonesia và Đài Loan (Trung Quốc) vaccine phòng COVID-19
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản sẽ tiếp nhận đơn xin cấp hộ chiếu vaccine từ cuối tháng 7
13:54' - 11/07/2021
Nhật Bản sẽ bắt đầu tiếp nhận đơn xin cấp hộ chiếu vaccine từ ngày 26/7 tới để những người đã được tiêm đầy đủ vaccine phòng COVID-19 được di chuyển quốc tế.
-
Đời sống
Hơn 80% sinh viên năm cuối đại học ở Nhật Bản đã được tuyển dụng
08:39' - 11/07/2021
Theo khảo sát trực tuyến của Recruit Co., tính đến đầu tháng 7, hơn 80% sinh viên năm cuối đại học ở Nhật Bản dự kiến tốt nghiệp vào tháng 3/2022 đã nhận được lời mời làm việc.
-
Tài chính
Thu thuế tài khóa 2020 của Nhật Bản đạt kỷ lục
06:16' - 06/07/2021
Thuế tiêu dùng đóng góp phần lớn cho nguồn thu thuế trong tài khóa 2020 khi Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% vào tháng 10/2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.