Lưu thông - mắt xích phục hồi sản xuất
Các sản phẩm gần như không tiêu thụ được không chỉ khiến sản xuất bị đình trệ mà còn làm tăng chi phí, giảm chất lượng sản phẩm. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, lưu thông không tạo ra giá trị nhưng giá trị tạo ra trong lưu thông.
Cho nên lưu thông là mắt xích rất quan trọng để tiêu thụ, xuất khẩu nông sản và khôi phục sản xuất. Các “luồng xanh” mở ra đã giúp cho việc tiêu thụ và xuất khẩu nông sản thông suốt hơn.
Các tỉnh thành phía Nam, nơi sản xuất ra phần lớn số lượng lúa, trái cây, thủy sản của cả nước. Thời điểm thực hiện giãn cách cũng đúng vào thời điểm các địa phương vào vụ thu hoạch rộ lúa Hè Thu, các loại trái cây, thủy sản cho xuất khẩu đơn hàng cuối năm.
Vào cuối tháng 7, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long có hàng trăm ha khoai lang tím Nhật đã tới kỳ thu hoạch, nhưng vẫn không bán được do lưu thông khó khăn nên thương lái không thu mua. Theo Chủ tịch UBND huyện Bình Tân Nguyễn Văn Tập, toàn huyện có khoảng 670 ha khoai lang đến thời điểm thu hoạch, ước sản lượng 21.400 tấn, một số diện tích khoai lang còn bị quá lứa.
Hầu hết các nông, thủy sản trong vùng đều gặp tình trạng trên. Cùng với đó, những vật tư đầu vào cho sản xuất như cây con giống, phân bón… cũng khó có thể đưa tới nơi tiêu thụ, gây bất ổn trong việc duy trì sản xuất, đảm bảo sản lượng nông sản cung cấp cho thị trường ổn định lâu dài.
Trước tình hình đó, các Tổ công tác của các bộ, ngành đã nhanh chóng thành lập, vào cuộc tháo gỡ khó khăn. Tổ công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đẩy mạnh, củng cố các chuỗi cung ứng nông sản an toàn; kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng và các tổ chức vận chuyển hàng hóa nông sản.
Đã có trên 1.400 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm ở phía Nam được kết nối. Mỗi ngày kết nối tiêu thụ thành công từ 300-400 tấn hàng hóa, cao điểm có ngày tiêu thụ được đến 1.000 tấn.
Đặc biệt, Tổ công tác phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng danh mục các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở cung ứng hàng hóa để đảm bảo nguồn cung cho các chuỗi phân phối.
Các địa phương cũng thành lập Tổ hỗ trợ tiêu thụ và lưu thông nông sản trong tình hình dịch COVID-19. Các tổ này đã tháo gỡ khó khăn cụ thể từng sự vụ ở địa phương một cách nhanh chóng. Những sự việc vượt phạm vi địa phương được báo cáo ngay lên lãnh đạo tỉnh thành để kiến nghị kịp thời tới các Tổ công tác của các bộ, ngành tháo gỡ.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, thành viên Tổ công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từng vấn đề từ những cuộc điện thoại nhỏ nhưng đại diện cho vấn đề lớn đều được Tổ công tác nhanh chóng cùng các đơn vị liên quan triển khai tháo gỡ.
Tránh việc phải đi thu mua dàn trải, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp với doanh nghiệp để hỗ trợ thu mua, tiêu thụ với các giải pháp cụ thể. Các địa phương cũng tạo điều kiện và tổ chức thu hoạch tập trung, tạo điểm tập kết nông sản, giám sát, phân luồng phương tiện cơ giới thu hoạch thuận lợi.
Nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh, Mega Market đã đưa ra mô hình phối hợp với Lâm Đồng thành lập trạm thu mua, trung chuyển tại địa phương, từ đó làm việc với nông dân bằng cam kết sản lượng sản phẩm.
Bà Trần Kim Nga, Giám đốc Đối ngoại Mega Market cho biết, doanh nghiệp muốn xây dựng mô hình này với cả 5 tỉnh Tây Nguyên để mở rộng nguồn cung. Hy vọng các tỉnh có chính sách chống dịch linh hoạt, sát với thực tế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp lưu thông hàng hóa được thuận lợi.
Việc triển khai giãn cách ở mỗi địa phương có cách hiểu và áp dụng khác nhau đã khiến việc hiểu sai, hiểu không đúng về mặt hàng thiếu yếu đã gây khó khăn trong lưu thông.
Khắc phục việc này, thay vì quy định Danh mục “hàng hóa thiết yếu”, Bộ Công Thương đã nhanh chóng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông”.
Bộ Giao thông Vận tải cũng ban hành Chỉ thị số 08/CT-BGTVT về tăng cường công tác vận tải hỗ trợ tiêu thụ nông sản và các sản phẩm nông nghiệp trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.
Cùng với hệ thống giao thông “luồng xanh” trên đường bộ, đường sông đã phát huy tác dụng nên việc lưu thông tốt vật tư cho sản xuất cũng chính là tiền đề để đảm bảo chuỗi sản xuất không bị đứt gãy.
Rút kinh nghiệm từ các tỉnh phía Nam, khi Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, địa phương đã cùng các bộ, ngành chủ động các phương án để hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển, lưu thông hàng nông sản.
Đặc biệt, khi 4 chợ đầu mối của Thủ đô phải đóng của để triển khai phòng chống dịch bệnh, thành phố đã có sẵn phương án với 5 điểm chợ đầu mối là: Bến xe Hà Đông, Khu công nghiệp Nam Hà Nội, khu tái định cư Tân Dược (Sóc Sơn), điểm tại 489 Hoàng Quốc Việt và tại Gia Lâm, nhằm bảo đảm thông thoáng tại cửa ngõ, để hàng hóa từ các tỉnh không vào sâu trong nội thành.
Khi các tỉnh, thành phố nới lỏng giãn cách, bước vào khôi phục sản xuất, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Tập đoàn Intimex cho rằng, ưu tiên số 1 là phải cho doanh nghiệp lưu thông trở lại. Chỉ cần mở cửa, mở đường, doanh nghiệp tự họ biết phải làm thế nào để tồn tại. Giao thông càng mở ra bao nhiêu thì kinh tế phát triển nhanh bấy nhiêu.
"Đóng vai trò quyết định cho sự phát triển kinh tế chính là hạ tầng cơ sở và giao thông vận tải. Nếu chỉ có một số tài xế vi phạm mà chặn hết đường đi lại, sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả nền kinh tế. Nếu chúng ta cứ cứng nhắc áp dụng câu “phải quản lý chặt chẽ” và ở đâu, đường nào, tỉnh nào cũng đem ra áp dụng thì “chết” doanh nghiệp", ông Đỗ Hà Nam cho hay.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đánh giá, thời gian qua cũng cho thấy lưu thông vẫn là bài toán cần các địa phương tiếp tục giải quyết triệt để, tránh kiểu mỗi nơi vẫn đặt ra một kiểu, gây khó khăn cho khôi phục sản xuất.
Việc này cũng là thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vaccine "Luồng xanh" trong lưu thông
10:08' - 15/10/2021
Nhiều ý kiến cho rằng hậu COVID-19 và xa hơn trong tương lai, chuỗi cung ứng hàng hóa phải tăng khả năng ứng phó với khủng hoảng để giảm thiểu tốt nhất những “chấn thương bất ngờ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành giao thông ưu tiên cao nhất cho lưu thông tiêu thụ nông sản
18:53' - 21/09/2021
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-BGTVT về tăng cường công tác vận tải hỗ trợ tiêu thụ nông sản và các sản phẩm nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản
14:17' - 21/09/2021
Ngày 21/9, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
THÔNG BÁO HỘI NGHỊ LẦN THỨ 12 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII
19:21'
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/7 đến ngày 19/7/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025
17:35'
Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 112/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
17:05'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
16:31'
Sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
13:46'
Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng trao Quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
13:20'
Sáng 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang trước “bài toán” mang tên IUU
11:32'
An Giang có vùng biển rộng hơn 63.000 km², với trên 140 hòn đảo lớn nhỏ, là một trong những trung tâm khai thác thủy sản hàng đầu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững cực tăng trưởng khu vực phía Bắc với mục tiêu hai con số
18:05' - 18/07/2025
Hải Phòng đang triển khai loạt giải pháp đột phá nhằm mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ các dự án động lực, trọng điểm
18:04' - 18/07/2025
Trong các tháng cuối năm 2025, thành phố Đà Nẵng nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân được giao.