Lý A Lệnh - Nghệ nhân chế tác khèn Mông trên núi Thẩm Hái
Con đường đất dài hơn 10 km trơn trượt, đầy dốc cao từ xã Mường Đăng (huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên) như sợi chỉ vắt vẻo qua những núi đồi, vực sâu dẫn đến bản Chan II, nơi sinh sống của 64 hộ dân thuộc cộng đồng dân tộc Mông từ bao đời nay. Từ đầu chân dốc bắt đầu lên bản, hướng lên đỉnh núi Thẩm Hái cao hơn 1.500 m so với mực nước biển, vọng lại tiếng khèn trầm bổng. Chủ nhân của những thanh âm trong trẻo, bộc lộ vẻ đẹp tự nhiên của vùng cao bao la, hùng vĩ đó là già làng Lý A Lệnh, người uy tín của bản.
Dưới hiên của căn nhà gỗ, người đàn ông gần 60 tuổi, tóc hoa râm, nước da đỏ đang cặm cụi chế tác khèn. Bên cạnh ông là ngổn ngang những ống trúc và vô số vật dụng mà chỉ riêng ông mới gọi được tên cũng như hiểu rõ công năng của chúng trong quá trình chế tác cây khèn. Ông Lý A Lệnh đang dùng dao “lá lúa” loại nhỏ, sắc lẹm để chau chuốt bầu khèn bằng gỗ pơ-mu.
Ông Lý A Lệnh chia sẻ về “cái duyên” ông đến với cây khèn Mông và gắn bó với nó như một phần không thể thiếu trong cuộc đời. Thủa nhỏ, mỗi lần theo chân cha xuống núi đi chợ phiên, đi chơi hội “gầu tào”, tiếng khèn đã mê hoặc, níu giữ và hằn sâu vào tâm trí Lý A Lệnh. Để rồi những ngày sau đó, tiếng khèn đi vào giấc ngủ, bữa ăn của chàng trai Lý A Lệnh từ khi nào không hay.
Tròn 15 tuổi, Lý A Lệnh mê khèn đến nỗi, đi đường, đi nương gặp ai mang theo khèn là Lý A Lệnh phải tìm cách tiếp cận, cố nài nỉ để được cầm nắm, ngắm nghía cây khèn mới thôi. Chiều lòng con trai với độ mê khèn, say khèn hiếm có, bố mẹ của Lý A Lệnh bán một con trâu để có tiền cho Lệnh đi sang huyện khác mua khèn và học làm khèn. Với khả năng thẩm âm tinh tế, cùng với niềm đam mê khèn và thái độ ham học hỏi, độ tuổi 20, Lý A Lệnh đã trở thành một người chơi khèn có tiếng của vùng đất Mường Ảng.
Ông Lý A Lệnh cho biết: “Nhạc cụ dân tộc Mông chủ yếu gồm Khèn, Đàn môi, Sáo, Kèn, Ống hát, Nhị, Tính tẩu… Các loại nhạc cụ tuy đơn giản nhưng chứa đựng vốn trí thức dân gian quý giá, biểu đạt phong phú qua các cách diễn đạt âm thanh, cảm xúc và được xem như “bảo vật” đầy sống động của dân tộc Mông trong suốt chiều dài lịch sử sinh tồn, phát triển trên dải đất biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Mỗi loại nhạc cụ đều có một vị trí không thể thiếu được trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Mông.
Riêng về cây khèn, đây là nhạc cụ thể hiện sâu nặng chất trữ tình đằm thắm, mượt mà nhưng cũng thật khỏe khoắn, bao la. Thân khèn được chế tác bằng gỗ pơ-mu cùng với sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài ngắn khác nhau được khai thác ở rừng sâu, có độ tuổi hơn 10 năm. Sáu ống trúc được xuyên qua bầu khèn (hộp cộng hưởng) hình bắp chuối, xếp khéo léo, song song trên thân khèn.
Các ống trúc được ghép thành từng đôi từ nhỏ đến lớn, từ dài đến ngắn. Trong mỗi ống trúc có gắn một lá đồng mỏng để phát ra âm thanh riêng. Độ cao thấp, vang ngân của ống trúc phụ thuộc vào việc điều chỉnh các lá đồng. Khi thổi khèn, các âm từ sáu ống trúc vang lên, tạo ra những thanh âm khi trầm, khi bổng.
Đóng vai trò quan trọng đến chất lượng âm thanh của tiếng khèn là những lá đồng. Để có được lá đồng, người chế tác khèn phải tự nấu đồng, rèn thành lưỡi mỏng. Một lưỡi lam đồng được chọn để chế tác khèn khi thả rơi vào phiến đá tai mèo, đá mồ côi sẽ phát ra âm thanh và có độ rung, ngân. Hoàn thiện một chiếc khèn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến giai đoạn đẽo gọt, mài giũa các bộ phận, cắt ống khèn, dùi lỗ, lắp lá đồng và lắp ráp cũng phải mất cả năm ròng.
Riêng việc lắp ráp các bộ phận của cây khèn, thử và chỉnh sửa âm thanh, dán vỏ cây đào rừng cạo nhẵn lên bầu khèn, thân khèn để trang trí và tạo phần chắc chắn cho cây khèn cũng đã mất 3 ngày làm liên tục. Công đoạn này đòi hỏi khả năng cảm thụ âm thanh tinh tế, con mắt thẩm mỹ, tâm hồn nhạy cảm và cao hơn cả là thái độ làm việc say mê, tỉ mỉ, cẩn trọng.
Với người Mông, cây khèn có ý nghĩa sâu sắc, đó vừa là phương tiện giao tiếp của con người với thế giới tâm linh, vừa là tâm hồn, bản sắc của cả một cộng đồng dân tộc. Khèn Mông thường được sử dụng trong hai trường hợp: Trong đám tang để tỏ lòng xót thương, luyến tiếc người quá cố, trường hợp này các bài khèn nhằm ôn lại lịch sử của con người từ khi sinh ra, lớn lên rồi trở về cõi vĩnh hằng, vô biên.
Khi vui chơi thi thố tài năng, bộc lộ ý chí, nghị lực của con người, người chơi khèn vừa múa, vừa thổi những bài hát ngợi ca quê hương, bản làng, giãi bày tâm tư, tình cảm bằng tiếng khèn véo von, say đắm lòng người. Cây khèn truyền thống của người Mông có sáu ống trúc, đó là con số biểu trưng cho tình anh em đoàn tụ, tính cố kết cộng đồng, làng bản.
Ông Lý A Lệnh chia sẻ: Người Mông thích nghe khèn, thích thổi khèn và múa khèn, tiếng khèn là tiếng hát về lịch sử cộng đồng, về tình mẫu tử, anh em và lẽ sống làm người chứ không riêng gì là lời tỏ tình trai gái. Trước đây, con trai Mông từ 13 tuổi đã có cây khèn trên vai mỗi khi lên nương, xuống chợ. Người Mông khi vui, khi buồn đều mang khèn ra thổi như gửi gắm cả tâm tư, tình cảm của mình trong tiếng khèn.
Vào mùa xuân hay những dịp lễ, hội, tiếng khèn của người Mông vang vọng khắp núi rừng, nương đá tai mèo, đánh thức cả chim muông, cây cối nơi bản rẻo cao.
Tiếng khèn là phần hồn của người Mông, tiếng khèn thấm sâu vào máu thịt người Mông, âm thanh của tiếng khèn là cuộc sống, tâm hồn, cốt cách người Mông. Bởi vậy mà chàng trai Mông nào thổi khèn hay, múa khèn giỏi sẽ luôn nhận được sự quý mến, nể phục của nhiều người.
Theo ông Lý A Lệnh, học thổi khèn dễ nhưng để thổi thành bài, thành điệu rất khó, đặc biệt là đối với những bài múa khèn cổ đã được trao truyền, gìn giữ từ bao đời, qua bao nhiêu thế hệ.
Thổi được khèn đã khó nhưng biết múa khèn lại càng khó hơn, đòi hỏi người chơi khèn phải thật sự yêu nghề để có một quá trình lao động bền bỉ, miệt mài dụng tâm và dụng công. Tùy vào môi trường, không gian biểu diễn, diễn xướng, người múa khèn sẽ vận dụng các động tác như “múa nhảy đưa chân”, “quay đổi chỗ”, “quay tại chỗ”, “vờn khèn”, “lăn nghiêng”, “lăn ngửa”, “múa ngồi xổm”... khi biểu diễn.
Động tác cơ bản trong múa khèn là “đi tiến, đi lùi” theo bốn hướng, mỗi bước di chuyển, chân này chạm gót chân kia; hoặc khom lưng, quay hất gót tại chỗ và quay hất gót di động trên vòng quay lớn rồi thu hẹp dần theo những đường tròn đồng tâm, hình xoắn ốc. Muốn trở thành một người thổi khèn giỏi, múa khèn đẹp, người chơi phải luyện tập từ bé để có thân hình vừa khỏe khoắn, lại mềm dẻo và có cách lấy hơi dài, luyện khí tốt.
Với người Mông ở Điện Biên và các tỉnh lân cận, nhắc đến ông Lý A Lệnh là người ta nghĩ ngay đến người có biệt tài chế tác và sử dụng khèn Mông, làm và thổi sáo Mông, Đàn môi rất giỏi. Vào những dịp lễ hội của người Mông, ông Lý A Lệnh lại băng rừng, vượt suối cả tháng để có mặt tại các bản vùng cao tham gia biểu diễn khèn Mông như một hình thức khẳng định vai trò, vị trí của cây khèn trong cuộc sống và tâm thức người Mông, cũng là cơ hội để trình diễn và trao truyền các kỹ năng múa khèn, làm khèn cho thế hệ trẻ các bản làng.
Vũ điệu tổng hòa của bước chân, của cơ thể ông và âm thanh của cây khèn dưới những ngón tay tài hoa hòa quyện với nhau giúp cho người thưởng thức có những rung cảm và tình yêu đối với cây khèn thật sự.
Điều khiến ông Lý A Lệnh đau đáu là hiện nay, do có nhiều lý do mà cây khèn đang dần vắng bóng trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Mông. Người biết chế tác khèn, múa khèn giỏi càng ngày càng hiếm nên tri thức sử dụng, lưu truyền di sản âm nhạc cổ truyền của cây khèn đang dần càng mai một...
Ý thức được vấn đề này, nhiều năm qua, ông Lý A Lệnh càng nỗ lực miệt mài chế tác khèn Mông, nỗ lực truyền dạy cách làm khèn và sử dụng khèn cho các con cháu trong dòng họ, cho người dân trong bản.
Với những đóng góp xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, tháng 3/2019, ông Lý A Lệnh đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Ông là một trong số ít những người có khả năng chế tác, sử dụng khèn Mông và đang lưu giữ nhiều những điệu múa khèn cổ của dân tộc Mông./.
Xem thêm:
>>Nghệ nhân chế tác khèn Mông nơi rẻo cao
>>Chiêm ngưỡng những điệu múa khèn đỉnh nhất Tây Bắc tại Fansipan
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hơn 300 nghệ nhân tham gia Festival nghề truyền thống Huế năm 2019
15:43' - 02/04/2019
Có hơn 300 nghệ nhân, 63 cơ sở sản xuất và làng nghề từ trong và ngoài tỉnh đã đăng ký tham gia Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 8 năm 2019.
-
Đời sống
Khai mạc Lễ hội Khèn hoa và Hội Xuân mở cổng trời Fansipan
19:46' - 07/02/2019
Ngày 7/2 (mùng 3 Tết Kỷ Hợi), Lễ hội Khèn hoa và Hội Xuân mở cổng trời Fansipan 2019 đã khai mạc tại Khu du lịch Sun World Fansipan Legend thuộc huyện Sapa, tỉnh Lào Cai.
-
Đời sống
Nghệ nhân giới thiệu cách làm đồ chơi dân gian truyền thống
21:36' - 21/09/2018
Chiều 21/9, các hoạt động văn hóa truyền thống dịp Tết Trung thu do Ban Quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức, đã đồng loạt diễn ra tại các điểm di tích trong khu phố cổ Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Làng gốm và gặp gỡ các nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng
19:15' - 28/03/2018
Chiều 28/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới tham quan Triển lãm gốm sứ Bát Tràng tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
-
Đời sống
Vinh danh 47 nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
20:17' - 25/02/2018
Ngày 25/2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội thi hát Dân ca Quan họ và Vinh danh 47 nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Động đất mạnh ở Iran, hơn 300 người bị thương
09:35'
Quan chức cơ quan tình trạng khẩn cập địa phương cho biết tuyết rơi dày tại khu vực thiên tai, nhiệt độ rất thấp (ở mức đóng băng) và nhiều nơi bị mất điện đã ảnh hưởng đáng kể đến công tác cứu hộ.
-
Đời sống
Vaccine phòng chống ung thư gan và buồng trứng hiệu quả
08:00' - 28/01/2023
Trung tâm Kỹ thuật di truyền và Công nghệ sinh học (CIGB) của Cuba mới đây đã khẳng định hiệu quả của vaccine chống ung thư gan và buồng trứng HeberSaVax.
-
Đời sống
Lào Cai ngăn chặn vấn nạn tảo hôn
07:30' - 27/01/2023
Tỷ lệ tảo hôn luôn có liên quan mật thiết với tỷ lệ phụ nữ sinh con dưới 18 tuổi. Trong năm 2022, toàn tỉnh Lào Cai có 602 phụ nữ dân tộc thiểu số dưới 18 tuổi sinh con lần đầu.
-
Đời sống
Độc đáo phiên chợ giàu tính nhân văn ở vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh
09:34' - 26/01/2023
Đêm 25/1 rạng sáng 26/1 (tức đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết Quý Mão), tại làng Ó (nay là khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh) đã diễn ra phiên chợ âm dương.
-
Đời sống
Sun World trên cả nước náo nức đón khách du xuân, chơi Tết
09:30' - 26/01/2023
Dịp Tết, du khách đã có những phút giây đầu xuân thật ý nghĩa khi được cùng gia đình cầu bình an tại nhiều điểm du lịch trên cả nước.
-
Đời sống
Nghiên cứu mới về các bài tập thể dục nâng cao sức khỏe
06:32' - 26/01/2023
Giáo sư Ken Nosaka - chuyên gia về Khoa học thể dục và thể thao thuộc Đại học Edith Cowan (Australia) cho rằng việc tập thể dục hằng ngày là rất cần thiết để duy trì và nâng cao sức khỏe.
-
Đời sống
Vụ tàu chở hàng bị lật ngoài khơi Nhật Bản: Cứu 4 thủy thủ người Trung Quốc
11:00' - 25/01/2023
4 thủy thủ người Trung Quốc đã được cứu sống sau khi một tàu chở hàng bị chìm ngoài khơi tỉnh Nagasaki, miền Tây Nam nước này. Con tàu đã phát đi tín hiệu cấp cứu vào tối 24/1.
-
Đời sống
Du lịch Tết - Thị trường tiềm năng
08:30' - 25/01/2023
Tết đến, Xuân về là thời khắc giao mùa tươi đẹp, để thay đổi không khí đón Tết nhiều gia đình đã lựa chọn những chuyến du lịch cùng người thân khởi đầu năm mới trọn vẹn.
-
Đời sống
Sống sót thần kỳ sau 24 ngày lênh đênh trên biển nhờ chai sốt cà chua
18:41' - 24/01/2023
Một người đàn ông quốc tịch Dominica đã sống sót thần kỳ sau một gần một tháng lênh đênh trên biển chỉ nhờ chút sốt cà chua cầm hơi.