Lý do Italy không dễ dàng từ bỏ thói quen sử dụng khí đốt Nga
Theo hãng tin Reuters, kế hoạch tăng cường nhập khẩu khí đốt qua các tuyến đường ống phía Nam của Italy để giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc, và có thể khiến các hộ gia đình và doanh nghiệp nước này đối mặt với chi phí đắt đỏ hơn.
Căng thẳng leo thang giữa Nga-Ukraine đã dẫn đến các lệnh trừng phạt sâu rộng của phương Tây đối với Nga, đe dọa làm gián đoạn các dòng chảy hàng hóa, nguy cơ thiếu khí đốt, mất điện và tăng giá cả hơn nữa.Italy đặc biệt dễ tổn thương, khi nước này sử dụng khí đốt để sản xuất ra 40% sản lượng điện và nhập khẩu chiếm hơn 90% nhu cầu khí đốt. Nga là nhà cung cấp lớn nhất và Thủ tướng Mario Draghi muốn giảm bớt sự phụ thuộc đó. Hiện Rome đang cố gắng thúc đẩy các nguồn cung khí đốt từ Algeria, Libya và Azerbaijan để đáp ứng nhu cầu và lấp đầy kho chứa trước mùa Đông năm sau.Với một trong những mạng lưới vận chuyển khí đốt lớn nhất châu Âu, Italy được coi là đầu cầu trong tương lai vào châu Âu về khí đốt - và hydro xanh - được sản xuất ở Bắc Phi và xa hơn nữa. Đường ống Xuyên Địa Trung Hải (Transmed) đã bơm khí đốt từ Algeria đến Italy từ năm 1983, với công suất hàng ngày hơn 110 triệu m3, nhưng hiện chỉ vận chuyển dưới 60 triệu m3.Davide Tabarelli, người đứng đầu tổ chức tư vấn năng lượng Nomisma Energia, nói: “Còn dư thừa công suất trong đường ống này, nhưng vấn đề là không có khí đốt mới vì ngành công nghiệp này không được đầu tư đủ trong những năm gần đây”.Algeria, quốc gia cũng có đường ống dẫn khí đốt đến Tây Ban Nha và một kho dự trữ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn tại Skikda, đã tăng sản lượng dầu và khí đốt năm 2021 thêm 5%, lên tương đương khoảng 185 triệu tấn dầu. Sản lượng LNG tăng 14%.Nhưng tiêu dùng nội địa gia tăng và bất ổn chính trị, bao gồm cả việc đóng cửa đường ống dẫn đến Tây Ban Nha do tranh chấp với Morocco, đã hạn chế xuất khẩu của Algeria. Ông Tabarelli nói: “Algeria có rất nhiều khí đốt và dễ dàng để lấy lên khỏi mặt đất nhưng sẽ mất nhiều năm để đưa vào đường ống”.Tìm các nhà cung cấp thay thếXuất khẩu khí đốt của Algeria sang Italy năm 2021 đã tăng 76% lên 21 tỷ m3 - chiếm 28% tổng lượng tiêu thụ và đứng thứ hai sau nhà cung cấp hàng đầu là Nga (với 29 tỷ m3).Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio cho biết, chuyến thăm Algeria mới đây của ông với người đứng đầu tập đoàn năng lượng Eni nhằm tìm kiếm sự gia tăng nguồn cung cấp khí đốt đã mang lại kết quả tốt đẹp. Eni, công ty nắm giữ các hợp đồng khí đốt dài hạn với tập đoàn năng lượng nhà nước khổng lồ Sonatrach, năm ngoái đã ký một loạt thỏa thuận nhằm tăng sản lượng tại Algeria.Eni cũng có các tài sản khí đốt ở Libya và đồng sở hữu đường ống Dòng chảy Xanh hiện đang bơm khoảng 7% lượng hàng nhập khẩu của Italy. Tuy nhiên, xung đột tại Libya đã khiến việc tăng sản lượng trở nên khó khăn.Italy cũng đang trông đợi vào việc nhập thêm khí đốt từ Azerbaijan thông qua đường ống Xuyên Adriatic (TAP) chỉ mới bắt đầu được vận hành vào năm 2021 sau nhiều năm bị địa phương phản đối gay gắt. Thủ tướng Draghi nói rằng Italy cần nghĩ đến việc tăng gấp đôi công suất TAP.Đường ống TAP, chặng cuối cùng của dự án trị giá 40 tỷ USD mang tên Hành lang khí đốt phía Nam, năm ngoái đã đưa hơn 8 tỷ m3 khí đốt của Azerbaijan vào châu Âu, với khoảng 6 tỷ m3 khí đốt là vào Italy. Công suất năm nay dự kiến là 10 tỷ m3. Liên doanh dự án, bao gồm tập đoàn vận tải khí Snam, đang đàm phán để tăng gấp đôi công suất mặc dù ban quản lý TAP cho biết sẽ mất hơn 50 tháng để nâng cấp cơ sở hạ tầng.Nhưng khả năng sản xuất và xuất khẩu thêm nhiên liệu của Azerbaijan là hạn chế. Paolo Ghislandi, Tổng thư ký hiệp hội nhà cung cấp và kinh doanh năng lượng AIGET của Italy nói: “Họ có thể xây dựng các trạm nén cho đường ống trên, nhưng Azerbaijan không thể tăng gấp đôi sản lượng trong một sớm một chiều - điều đó đòi hỏi thời gian và tiền bạc".Chi phí tăngNgày 3/3, tổ chức tư vấn về biến đổi khí hậu ECCO cho biết, Italy có thể xử lý tình trạng ngừng cung khí đốt của Nga trong năm tới thông qua các biện pháp tiết kiệm năng lượng, đẩy nhanh triển khai năng lượng tái tạo và tận dụng cơ sở hạ tầng khí đốt hiện có.ECCO cho hay các đường ống "không phải của Nga" từ Algeria, Libya và Bắc Âu hầu như chưa được sử dụng hết tổng công suất vận chuyển hàng năm là hơn 100 tỷ m3.Việc Thủ tướng Draghi kêu gọi xây dựng thêm các thiết bị đầu cuối LNG cũng sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư, nhưng trên hết là thời gian. Quy trình cấp phép phức tạp của Italy, một rào cản trong việc triển khai năng lượng tái tạo, hầu như đã ngăn chặn việc phát triển các cơ sở LNG ngoài 3 nhà máy hiện đang hoạt động và hiện chiếm 23% lượng nhập khẩu hàng ngày.Ông Tabarelli nói: “Đó là một trận đại hồng thủy, với việc người tiêu dùng đã thấy giá khí đốt tăng gần 50% so với chỉ 1 tuần trước đây. Hiện không có đủ khí đốt để thay thế khí đốt của Nga"./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Italy xem xét đóng băng khoản vay cho nhà máy LNG Bắc Cực 2 của Nga
15:45' - 04/03/2022
Việc Nga triển khai hành động quân sự đặc biệt tại Ukraine đã khiến Italy phải giữ lại phần tài trợ của họ cho dự án xây dựng nhà máy khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Bắc Cực 2 trị giá 21 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Công ty năng lượng quốc doanh Italy chấm dứt quan hệ đối tác với phía Nga
16:50' - 03/03/2022
Công ty năng lượng quốc doanh Eni của Italy cùng các công ty châu Âu khác chấm dứt quan hệ đối tác với các nhà cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga.
-
Tài chính
EC hỗ trợ Italy phục hồi kinh tế
14:09' - 01/03/2022
Ủy ban châu Âu đã phê duyệt sơ bộ việc giải ngân đợt đầu trị giá 21 tỷ euro (23,53 tỷ USD) từ quỹ “Thế hệ tiếp theo của EU” nhằm tài trợ cho Kế hoạch phục hồi và chống đỡ quốc gia (NRRP) của Italy.
-
Ý kiến và Bình luận
Italy đặt mục tiêu giảm phụ thuộc nguồn cung khí đốt từ Nga
07:50' - 26/02/2022
Thủ tướng Italy Mario Draghi cho biết nước này cần giảm mức độ phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga và sẵn sàng tiến hành các biện pháp mạnh hơn để hỗ trợ người tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu cho một trật tự tài chính toàn cầu mới?
06:30'
Nhận thức lâu đời về đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn có nguy cơ bị thay đổi vĩnh viễn.
-
Phân tích - Dự báo
Nông nghiệp Hàn Quốc: Từ ‘sự cố táo vàng’ đến chiến lược sống còn
05:30'
Tờ “Korea JoongAng Daily” mới đây có bài viết về biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức chưa từng thấy đối với nông nghiệp Hàn Quốc, từ thời tiết khắc nghiệt đến giá lương thực bất ổn.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30' - 06/07/2025
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30' - 06/07/2025
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30' - 05/07/2025
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30' - 05/07/2025
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.