Lý do khiến BOJ tạm dừng theo đuổi mục tiêu lạm phát
Theo nhật báo Yomiuri, những tác động kinh tế ngày càng lan rộng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và nhu cầu nội địa yếu có thể sẽ khiến Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) phải tạm dừng việc theo đuổi mục tiêu nâng tỷ lệ lạm phát ở nước này lên 2%.
Các nguồn tin thân cận với BOJ cho biết, sau nhiều năm cố gắng đưa nền kinh tế Nhật Bản thoát khỏi tình trạng thiểu phát bằng cách đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng về lạm phát, triển vọng hồi phục mong manh của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và dư địa cho việc thực hiện các công cụ chính sách đang ngày càng hạn hẹp đã khiến BOJ phải công khai thừa nhận rằng điều tốt nhất mà ngân hàng trung ương này có thể làm là duy trì tăng trưởng kinh tế.Bảo vệ nền kinh tế trước nguy cơ suy thoái đang trở thành nhiệm vụ cấp bách hơn đối với BOJ, nhất là khi các rủi ro từ bên ngoài như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và sự bùng phát của dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã làm giảm khả năng tạo ra vòng xoáy tăng trưởng mới cho Nhật Bản. Một trong những nguồn tin cho biết: “Mặc dù mục tiêu đạt tỷ lệ lạm phát 2% vẫn là rất quan trọng, nhưng các trọng tâm chính sách của BOJ đã dịch chuyển theo hướng duy trì đà phục hồi bền vững cho nền kinh tế”.Trong quý IV/2019, nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Nhật Bản đã suy giảm với tốc độ mạnh nhất trong vòng 6 năm qua do nhu cầu giảm. Các số liệu thống kê mới nhất của Văn phòng Nội các Nhật Bản cho thấy trong quý này, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Nhật Bản đã giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ quý II/2014. Nếu so với quý III/2019, GDP thực tế (hay GDP đã được điều chỉnh theo lạm phát) cũng giảm 1,6%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc chỉ số này giảm là do tác động tiêu cực của siêu bão Hagibis và của việc tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% vào đầu tháng 10/2019. Mức giảm mạnh nhất trước đó của của nền kinh tế Nhật Bản là 7,4% vào năm 2014 cũng xảy ra sau khi Chính phủ tăng thuế tiêu dùng từ 5% lên 8%.Một số chuyên gia phân tích cho rằng Nhật Bản đang rơi vào suy thoái trong bối cảnh dịch COVID-19 đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng, đồng thời gây thiệt hại nặng nề cho ngành du lịch. Tình hình đã trở nên tệ hơn khi việc tăng giá hàng hóa và dịch vụ, vốn được BOJ coi là một dấu hiệu của sự cải thiện của nền kinh tế, nhưng giờ đang bị coi là nhân tố cản trở tiêu dùng trong nước vào thời điểm các áp lực toàn cầu đang gia tăng.Mặt khác, các doanh nghiệp đang tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ và chuyển gánh nặng tăng giá nguyên liệu đầu vào và chi phí nhân công sang cho người tiêu dùng. Điều này không giúp cải thiện cầu tiêu dùng. Nhu cầu yếu trở thành căn bệnh kinh nhiên của Nhật Bản cho dù các nhà hoạch định chính sách nước này đã cố gắng để giải quyết trong nhiều thập kỷ qua.BOJ đã không đạt được mục tiêu lạm phát 2% sau nhiều năm thực hiện các gói nới lỏng tiền tệ khổng lồ. Giờ đây, Thống đốc Haruhiko Kuroda và các quan chức khác của BOJ không còn nhấn mạnh sự sẵn sàng nới lỏng hơn nữa các chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu lạm phát. Thay vào đó, họ cho biết ngân hàng này sẽ “kiên trì duy trì” chính sách kích thích hiện tại để đối phó với các nguy cơ đe dọa đà phục hồi kinh tế của Nhật Bản. Trả lời phỏng vấn một tờ báo gần đây, ông Kuroda nói: “Chúng tôi cần xem xét lại các bước đi của chính sách tiền tệ nếu dịch COVID-19 tác động đáng kể lên nền kinh tế Nhật Bản”. Nền kinh tế Nhật Bản đã gần như dậm chân tại chỗ trong quý III/2019 khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu. Việc tăng thuế tiêu dùng vào đầu tháng 10/2019 đã ảnh hưởng tới chi tiêu dùng trong quý IV/2019 và khiến hy vọng thúc đẩy nhu cầu nội địa nhằm bù đắp sự suy yếu của hoạt động xuất khẩu của BOJ tan biến.Trong khi đó, chi cho nhà ở cũng bị giảm khi ngày càng có nhiều công ty tăng giá cùng với việc tăng thuế tiêu dùng để chuyển gánh nặng chi phí nhân công đang gia tăng cho người tiêu dùng. Năm ngoái, Coca-Cola Bottlers Japan Holdings Inc. đã tăng giá bán đồ uống soda đóng chai lần đầu tiên trong vòng 27 năm, trong khi Calbee Inc. tăng giá một số mặt hàng snack, còn Nissin Food Products tăng giá sản phẩm mỳ ăn liền. Tác động của việc tăng giá hàng hóa đối với người tiêu dùng, nhất là trong một nền kinh tế đang suy yếu, nơi niềm tin vẫn còn thấp trong khi tốc độ tăng tiền công chậm, là rất lớn. Chi tiêu dùng đã giảm 2,9% trong quý IV/2019 và là lần đầu tiên giảm trong 5 quý./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật mới nhất về dịch COVID-19 tính đến chiều tối 27/2
19:29' - 27/02/2020
Hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA ngày 27/2 thông báo thêm 3 ca tử vong và 2 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Nhật Bản ghi nhận một trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2
09:37' - 27/02/2020
Một phụ nữ ở tỉnh Osaka (Nhật Bản) vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 mặc dù trước đó đã được chữa khỏi bệnh và xuất viện vào đầu tháng 2/2020.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Bộ Tài chính hợp tác với BoJ chặn đà lao dốc của thị trường chứng khoán
14:52' - 26/02/2020
Các quan chức cấp cao trong ngành tài chính-ngân hàng của Nhật Bản vừa nhóm họp khẩn cấp để thảo luận về sự sụt giảm của thị trường chứng khoán nước này trong thời gian gần đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Thái Lan công bố 3 ca nhiễm mới trở về từ Nhật Bản
13:47' - 26/02/2020
Ngày 26/2, Thái Lan ghi nhận thêm 3 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh COVID-19 ở nước này lên 40 người.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU ưu tiên đàm phán với Mỹ nhưng không "bằng mọi giá".
13:39'
Ủy viên thương mại EU Maros Sefcovic cho biết đàm phán với Washington là ưu tiên nhưng không phải "bằng mọi giá".
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí Nga nhân chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm
08:27'
Nhân chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn cấp cao Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí Nga về chính sách đối ngoại của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất trước rủi ro lạm phát, thất nghiệp gia tăng
03:03'
Ngày 7/5, sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại 4,25-4,50%.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động ở các sân bay lớn của Pakistan đã trở lại bình thường
20:07' - 07/05/2025
Ngày 7/5, Cơ quan Hàng không Dân dụng (CAA) của Pakistan đã khôi phục hoạt động bay tại nhiều thành phố lớn, sau các vụ tấn công của Ấn Độ nhằm vào các mục tiêu khủng bố trên đất Pakistan.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và Mỹ dự kiến ký thỏa thuận thương mại trong tuần này
18:24' - 07/05/2025
Thỏa thuận dự kiến bao gồm hạn ngạch thuế quan cho phép ô tô và thép xuất khẩu của Anh không phải chịu toàn bộ mức thuế quan bổ sung 25% ông Trump công bố hồi tháng Hai và tháng Ba.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ duyệt binh Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít tại Kazakhstan
16:32' - 07/05/2025
Ngày 7/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít được tổ chức tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Astana, Kazakhstan.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động M&A thấp nhất trong 20 năm
15:22' - 07/05/2025
Số lượng hợp đồng M&A trên toàn thế giới trong tháng 4/2025 chỉ đạt 2.330 thương vụ, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2005 và cũng thấp hơn 34% so với mức trung bình hàng tháng lịch sử.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam xác định Italy là một trong những thị trường trọng điểm tại châu Âu
15:03' - 07/05/2025
Tại chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam – Italy, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh, Việt Nam xác định Italy là một trong những thị trường trọng điểm tại châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể công bố thỏa thuận thương mại với 17 đối tác lớn trong tuần này
14:46' - 07/05/2025
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể công bố các thỏa thuận thương mại với một số đối tác lớn nhất của Mỹ ngay trong tuần này, nhưng không cho biết chi tiết về các quốc gia liên quan.