Lý do khiến các tập đoàn Pháp khó rút lui khỏi Nga
Báo Liberation có bài viết với tựa đề "Đối với các doanh nghiệp Pháp, rút lui khỏi Nga là điều không thể tưởng tượng", trong đó khẳng định việc đột ngột rời khỏi Nga có thể khiến các công ty như Auchan, Leroy-Merlin, Renault, Bonduelle hứng chịu nhiều hậu quả hơn so với các "gã khổng lồ" năng lượng hoặc các tập đoàn đa quốc gia khác.
Nguyên nhân là do các tập đoàn Pháp đã tập trung kinh doanh hoặc "cắm rễ" sâu vào đất nước này và trở thành những nhà tuyển dụng hàng đầu tại đây.Theo bài viết, quyết định đi hay ở đang là một tình huống tiến thoái lưỡng nan và là bài toán “cân não” đối với hội đồng quản trị của hơn 500 công ty Pháp làm ăn tại Nga. Nếu ở lại, những doanh nghiệp này chắc chắn sẽ hứng chịu những "cơn mưa" chỉ trích hoặc trừng phạt từ chính các nước phương Tây. Ngược lại, nếu rút lui, họ có thể sẽ đối mặt với những đòn trả đũa của Nga.McDonald's, Ikea hay H&M đã thông báo tạm thời đóng cửa các cơ sở của họ, khiến những doanh nghiệp Pháp đứng ngồi không yên vì đã không đưa ra lựa chọn như vậy.Đặc biệt là các tập đoàn Leroy Merlin, Auchan và Renault, theo xếp hạng của Forbes lần lượt là các công ty nước ngoài có doanh thu lớn thứ hai, thứ năm và thứ sáu ở Nga trong năm 2021.Tuy nhiên, đối với Julien Vercueil, chuyên gia kinh tế học và giảng viên tại INALCO (Viện quốc gia về ngôn ngữ và văn minh phương Đông), sự ra đi của các công ty Pháp không có chung vấn đề với các công ty nước ngoài khác. Một trong những lý do chính là với gần 160.000 nhân viên sở tại, Pháp là nhà tuyển dụng nước ngoài hàng đầu tại Nga.Tài chính chắc chắn cũng là nguyên nhân cần được nhấn mạnh. "Các doanh nghiệp này đã đầu tư nhiều trong khi chưa thể thu hồi vốn và cũng đã tạo dựng được hình ảnh thương hiệu tại Nga. Mặt khác, việc ra đi có nguy cơ khiến tất cả những nhân sự không liên quan đến những căng thẳng Nga-Ukraine rơi vào một tình huống rất tế nhị", học giả trên giải thích.Lập luận về nguồn cung ứng lương thực cho người dân Nga cũng đã được các doanh nghiệp phân phối và chế biến nông sản ủng hộ. Các doanh nghiệp Pháp không dừng ở việc chỉ nhập khẩu sản phẩm về bán tại địa phương, mà còn tích cực phát triển hệ thống sản xuất tại chỗ và ít phải chịu các biện pháp trừng phạt liên quan đến nhập khẩu.Pavel Chinsky, Giám đốc Phòng thương mại Nga-Pháp, cho biết: "Bonduelle là một trong những công ty toàn cầu duy nhất đầu tư vào bí quyết và đặt địa điểm sản xuất ở Nga". Tập đoàn đa quốc gia chuyên về chế biến rau quả này có 10.000 ha đất ở Nga và hai nhà máy ở vùng Krasnodar.Trong một lĩnh vực hoàn toàn khác, sự cắm rễ tại địa phương cũng là yếu tố chính khiến Renault quyết định duy trì các hoạt động của mình tại Nga. Tập đoàn có nhãn hiệu hình viên kim cương này, thông qua công ty con AvtoVaz và thương hiệu Lada, được nhiều người Nga đánh giá cao và đã bán được 482.000 xe vào năm 2021 trên toàn lãnh thổ. Tuy nhiên, hãng xe Pháp đã phải dừng dây chuyền sản xuất của một trong những nhà máy địa phương do vấn đề nguồn cung.Đối với chuyên gia Julien Vercueil của INALCO, "tùy theo một công ty hoạt động trong lĩnh vực nguyên liệu thô hay lĩnh vực chưa có ở Nga trong những năm 1990 mà tác động sẽ nảy sinh khác nhau". Tuy nhiên, nếu các hoạt động của công ty đó có liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng thì việc rút lui của những doanh nghiệp thuộc diện thứ hai cũng sẽ "phản tác dụng" về mặt hình ảnh.Doanh số bán hàng tại Nga có ảnh hưởng cực lớn đối với thương hiệu Leroy Merlin vì chúng chiếm hơn 18% doanh thu của tập đoàn này. Đối với chuyên gia Julien Vercueil, đây là một yếu tố quan trọng đối với số ít tập đoàn đã "cắm rễ" sâu ở Nga."Họ phải tính đến trọng lượng của quốc gia này trong bảng tổng doanh thu toàn cầu của mình", ông nhấn mạnh. Nếu như hoạt động kinh doanh tại Nga đột ngột bị gián đoạn, các tập đoàn Pháp như Auchan, Leroy Merlin hoặc Bonduelle sẽ hứng chịu hậu quả lớn hơn so với các nhãn hiệu McDonald's hay Ikea có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới./.- Từ khóa :
- pháp
- nga
- doanh nghiệp pháp
- trừng phạt nga
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Sức chống chịu của kinh tế Pháp trước căng thẳng Nga-Ukraine
06:30' - 20/03/2022
Trên bình diện thương mại, Nga không còn là một trong những đối tác lớn. Xuất khẩu từ Pháp sang Nga chỉ chiếm chưa đến 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi mức này của Đức là 2%.
-
Kinh tế Thế giới
IEA đề xuất các biện pháp cụ thể giảm mức tiêu thụ dầu
19:40' - 18/03/2022
Ngày 18/3, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã hối thúc các chính phủ ngay lập tức thực thi các biện pháp nhằm cắt giảm mức tiêu thụ dầu trên toàn cầu trong vài tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng tại Ukraine tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Pháp
11:28' - 14/03/2022
Ngân hàng trung ương Pháp (BoF) cảnh báo, tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm nay sẽ chậm lại, trong khi lạm phát tăng, do tác động từ căng thẳng tại Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Nga ước tính bị đóng băng 300 tỷ USD dự trữ do các biện pháp trừng phạt
21:03' - 13/03/2022
Bộ trưởng tài chính Nga Anton Siluanov ngày 13/3 cho biết các lệnh trừng phạt của phương Tây đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD trong tổng số 640 tỷ USD dự trữ vàng và ngoại hối của Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.