Lý do khiến Hòa Phát hướng mạnh vào sản xuất thép chất lượng cao
Mới đây, Tập đoàn Hòa Phát đã có kế hoạch tiếp tục đầu tư dự án sản xuất gang thép tại tỉnh Phú Yên. Tập đoàn này sẽ tập trung sản xuất dòng sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) chất lượng cao, phục vụ cho sản xuất ô tô, đóng tàu, thép kết cấu và các lĩnh vực cơ khí chế tạo…; từ đó chuyển dịch sang sản xuất thép chất lượng cao với hơn 72,6% tổng công suất. Lý do nào khiến cho Hòa Phát chuyển mũi nhọn vào một lĩnh vực khó nhằn với các điều kiện sản xuất, kỹ thuật cao?
Tự chủ sản xuất
Theo chuyên gia ngành thép Nguyễn Văn Sưa, Việt Nam đang có ngành công nghiệp sản xuất thép lớn và phát triển trong khu vực. Các mặt hàng thép Việt xuất khẩu đi nhiều nước song ngược lại cũng đang nhập khẩu lượng lớn các mặt hàng thép chất lượng cao để phục vụ sản xuất, khi sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu.
Tập đoàn Hòa Phát hiện là doanh nghiệp có công suất sản xuất thép lớn trong nước và khu vực. Tại các khu liên hợp sản xuất thép Hải Dương, Quảng Ngãi và Hưng Yên, doanh nghiệp này đang sản xuất 5,5 triệu tấn phôi thép, thép xây dựng và thép chất lượng cao, sản xuất thép cuộn cán nóng đạt 3 triệu tấn/năm. Tập đoàn này cũng đang triển khai dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 tại Quảng Ngãi với công suất thiết kế 5,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng/năm. Dự kiến, khi dự án hoàn thành vào năm 2025, năng lực sản xuất thép thô hàng năm của Hòa Phát sẽ đạt trên 14 triệu tấn; trong đó riêng thép cuộn cán nóng để sản xuất thép chất lượng cao là 8,6 triệu tấn/năm.
Thép chất lượng cao đã được Hoà Phát sản xuất những năm gần đây bao gồm thép cuộn cán nóng (HRC) dùng cho sản xuất tôn mạ, vỏ container, ống thép. Trong tương lai, Hoà Phát tính tới việc sản xuất thép phục vụ cho ngành công nghiệp đóng tàu và vỏ tô tô. Ngoài ra, sản phẩm chất lượng cao cũng bao gồm các loại thép đòi hỏi kỹ thuật cao, dùng làm nguyên liệu cho sản xuất ốc vít, tanh lốp ô tô, cáp, thép dự ứng lực…
Hiện tại, Hoà Phát cũng là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được hàng loạt các sản phẩm đặc thù như thép cuộn rút dây, thép làm lõi que hàn, làm thép dự ứng lực hay thép cuộn làm đinh ốc, vít…
Để tăng cường sản xuất, Hòa Phát đã có kế hoạch tiếp tục đầu tư dự án sản xuất gang thép tại tỉnh Phú Yên. Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Hòa Phát cho biết: “Tập đoàn sẽ tập trung hướng mạnh vào sản xuất dòng sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) chất lượng cao, phục vụ cho sản xuất ô tô, đóng tàu, thép kết cấu và các lĩnh vực cơ khí chế tạo. Công suất dự án này là 6 triệu tấn thép HRC cao cấp/năm. Không chỉ vậy, tập đoàn cũng cam kết xây dựng dự án theo đúng tiêu chuẩn cao nhất về môi trường, xúc tiến các thủ tục triển khai sớm dự án”.
Ông Trần Đình Long cũng cho hay, Hòa Phát vẫn làm những sản phẩm cơ bản như thép xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu thị trường. Những dòng thép kỹ thuật khó sẽ đóng vai trò như cánh tay nối dài thêm chuỗi sản phẩm đa dạng của Hòa Phát.
Như vậy, khi hoàn thành dự án Khu liên hợp gang thép tại Phú Yên, năng lực sản xuất thép của Hòa Phát sẽ là 20 triệu tấn/năm; trong đó có 14,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng chất lượng cao mỗi năm và 5,4 triệu tấn thép dài xây dựng, thép cuộn chất lượng cao mỗi năm. Tập đoàn này sẽ chuyển đổi hẳn trở thành doanh nghiệp thép chất lượng cao với thép cuộn cán nóng chất lượng cao chiếm 72,6% tổng công suất thép, góp phần chuyển dịch hẳn cơ cấu sản xuất của ngành thép trong nước sang chế tạo các loại thép kỹ thuật cao, giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
Ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay, việc Hòa Phát sản xuất được thép cuộn cán nóng và nhiều loại thép đặc biệt trong những năm gần đây cho thấy ngành thép trong nước đã tự chủ được về công nghệ, kỹ thuật, khẳng định năng lực và sự trưởng thành của ngành công nghiệp thép Việt Nam. Các sản phẩm đa dạng và kỹ thuật khó của Hòa Phát như đinh vít, thép thanh vằn, đóng tàu, thép chế tạo.. sẽ thay thế hàng nhập khẩu.
Nhiều chuyên gia cho rằng, các loại thép chất lượng cao sẽ giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thép ở cả trong nước và trên thế giới, bởi hiện ở Việt Nam gần như chưa có đơn vị nào sản xuất được loại thép này do yếu tố kỹ thuật khó, nguồn lực đầu tư lớn…
Ông Nguyễn Văn Sưa cho rằng, Việt Nam cần xây dựng các tổ hợp luyện kim có quy mô lớn; trong đó tập trung vào sản xuất các loại thép chế biến chế tạo có trình độ công nghệ, có dung lượng thị trường để bước đầu làm chủ công nghệ sản xuất các loại thép chế biến chế tạo cơ bản. Cùng đó, để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà nước có các chính sách ưu đãi về đất đai, hạ tầng, khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để khuyến khích, thúc đẩy các dự án thép nhằm hình thành phát triển mạnh ngành luyện kim…
Thị trường có đủ lớn?
Thép chất lượng cao là vật liệu quan trọng để sử dụng trong các công trình lớn, đặc biệt phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô, đóng tàu, thép kết cấu và các lĩnh vực cơ khí chế tạo. Thế nhưng tại Việt Nam, mặt hàng này vẫn được nhập khẩu hàng năm lên tới 8 triệu tấn, chiếm hơn 50% tổng nhu cầu trong nước.
Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2023 vừa qua, Việt Nam đã sản xuất thép thành phẩm các loại 27,76 triệu tấn, giảm 5% so với năm 2022. Tiêu thụ thép thành phẩm đạt gần 26,3 triệu tấn, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng thép Việt Nam đứng thứ 13 thế giới.
Khối lượng sản xuất và tiêu thụ lớn, song VSA cho biết, cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp trong nước vẫn chủ yếu là các loại thép xây dựng thông thường, ống thép, tôn mạ, thép cán nóng, cán nguội cơ bản.
Với mặt hàng thép cuộn cán nóng, năng lực sản xuất của Formosa và Hòa Phát hiện vào khoảng 9 triệu tấn/năm. Nhưng thực tế, năm 2023, sản xuất cuộn cán nóng trong nước được 6,7 triệu tấn. Trong khi đó theo thống kê năm 2023 từ Tổng Cục Hải quan, Việt Nam vẫn nhập khẩu tổng lượng thép cuộn cán nóng là hơn 8 triệu tấn.
Ông Đinh Quốc Thái - Phó Chủ tịch VSA cho hay, các loại thép cuộn cán nóng chất lượng cao cho ngành công nghiệp đóng tàu, ô tô, thép kết cấu, cơ khí chế tạo vẫn phụ thuộc nguồn nhập khẩu. Đây là dư địa lớn cho doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển.
Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Bảo Trung, Phó phòng Công nghệ, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất cho biết, ở thị trường trong nước, nhu cầu mặt hàng thép cuộn chất lượng cao cho sản xuất tanh lốp ô tô ngày càng lớn, nhưng nguồn thép cuộn nguyên liệu hoàn toàn phải nhập khẩu với chi phí cao. Thực tế cũng cho thấy, một phân khúc thị trường thép cuộn phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến chế tạo đang bỏ ngỏ, trong nước chưa có đơn vị nào sản xuất.
Theo báo cáo đề xuất “Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” của Bộ Công Thương, các chủng loại thép hợp kim sử dụng trong đóng tàu, cơ khí chế tạo có nhu cầu lớn, song năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên dẫn đến tiếp tục phải nhập khẩu với số lượng lớn.
Theo dự báo sơ bộ, tổng nhu cầu thị trường các ngành chế tạo của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 có thể đạt tới 310 tỷ USD; trong đó, ngành công nghiệp ô tô và cơ khí phục vụ công trình công nghiệp là hai ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với 120 tỷ USD mỗi ngành
Bộ Công Thương nhận định, đây sẽ là thị trường rất lớn cho ngành thép trong nước, đặc biệt là các loại thép chế tạo, thép hợp kim chất lượng cao phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo, vốn là phân khúc hiện nay Việt Nam chưa tự chủ được trong sản xuất thép nội địa.
Do vậy, để đảm bảo nhu cầu các loại thép hợp kim, thép chất lượng cao trong nước cần tiếp tục thu hút và đầu tư một số nhà máy liên hợp sản xuất thép lớn để phục vụ nhu cầu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Tiêu thụ thép Hòa Phát tăng 32%
11:51' - 06/03/2024
Tiêu thụ các sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC), thép xây dựng, thép chất lượng cao, phôi thép đạt 1,15 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ.
-
Doanh nghiệp
Hòa Phát dự kiến đầu tư 3 dự án vào Phú Yên
15:06' - 04/03/2024
Tập đoàn dự kiến nghiên cứu đầu tư 3 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 120.000 tỷ đồng tại Khu Kinh tế Nam Phú Yên.
-
Doanh nghiệp
Ống thép Hòa Phát vào chuỗi 1.200 cửa hàng bán lẻ của Nhật Bản
15:23' - 29/02/2024
Ống thép Hòa Phát đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên vào chuỗi hệ thống bán lẻ có hơn 1.200 cửa hàng trên khắp Nhật Bản, phục vụ nhu cầu trực tiếp của người dân xứ sở hoa anh đào.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản: Pasona công bố nhân vật biểu tượng và bài hát chủ đề tại Triển lãm EXPO 2025
18:12' - 19/03/2025
Ngày 19/3, Tập đoàn Pasona đã công bố bài hát chủ đề và nhân vật biểu tượng cho khu triển lãm "PASONA NATUREVERSE" tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025 (Osaka-Kansai Expo 2025).
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Google mua lại công ty khởi nghiệp Wiz với giá "khủng"
16:04' - 19/03/2025
Alphabet (công ty mẹ của Google) ngày 18/3 đã công bố thương vụ mua lại công ty khởi nghiệp Wiz với mức giá "khủng" 32 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Lite-on Technology khởi công nhà máy 690 triệu USD ở Quảng Ninh
08:20' - 19/03/2025
Tập đoàn Lite-on Technology đã khởi công giai đoạn 1 dự án Nhà máy Lite-On Quảng Ninh tại khu công nghiệp Sông Khoai (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) ngày 18/3.
-
Doanh nghiệp
Forever 21 "đổ tại" Shein và Temu là nguyên nhân khiến hãng sụp đổ
15:08' - 18/03/2025
Forever 21 đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản lần thứ hai trong vòng sáu năm và cho rằng các hãng bán lẻ thời trang nhanh trực tuyến Shein và Temu là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mình.
-
Doanh nghiệp
Trí tuệ nhân tạo đang tạo áp lực lớn cho Samsung Electronis
09:07' - 18/03/2025
Samsung Electronis của Hàn Quốc đang đứng trước áp lực lớn cần phải thay đổi để vượt qua những thách thức do trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra, vốn đang làm thay đổi căn bản ngành công nghiệp điện tử.
-
Doanh nghiệp
Apple lên kế hoạch trình làng siêu phẩm mới
08:18' - 18/03/2025
Theo nhà báo Mark Gurman của Bloomberg, iPhone 17 Air dự kiến có thiết kế độ dày chỉ 5,5 mm, mỏng hơn đáng kể so với các phiên bản trước đó của iPhone.
-
Doanh nghiệp
PV GAS hợp tác chiến lược với các đối tác Hoa Kỳ để mở rộng nguồn cung LNG
16:33' - 17/03/2025
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tham gia ký kết và công bố loạt thỏa thuận hợp tác quan trọng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ.
-
Doanh nghiệp
Thương hiệu thời trang nhanh Forever 21 nộp đơn xin bảo hộ phá sản
15:37' - 17/03/2025
Ngày 16/3, công ty thời trang nhanh Forever 21 của Mỹ đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 của Luật Bảo hộ phá sản Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Mỹ có thể đổi hướng chính sách đối với các tập đoàn công nghệ
13:21' - 17/03/2025
Chính quyền Tổng thống Trump cũng đang cho thấy khả năng “nhẹ nhàng” hơn đối với AI, khi Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc để giành vị trí thống trị trong lĩnh vực công nghệ đang trỗi dậy này.