Lý do Mexico kiên quyết chỉ cắt giảm 100.000 thùng dầu/ngày
Liên minh giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, gọi là OPEC+, sau cuộc dàn xếp với Mexico, ngày 12/4 đã đạt được thỏa thuận giảm sản lượng dầu 9,7 triệu thùng/ngày trong hai tháng 5-6/2020.
Đây là nỗ lực nhằm vực dậy giá “vàng đen” trên thị trường thế giới trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang lây lan trên thế giới. Lý do đằng sau việc Mexico chỉ cam kết cắt giảm 100.000 thùng/ngày thay vì 400.000 thùng/ngày theo yêu cầu ban đầu của OPEC+ dựa trên các yếu tố sau:Yếu tố nội tạiTrong quý I/2020, Ủy ban dầu khí quốc gia Mexico đã phê duyệt 13 dự án khoan giếng dầu mới trên đất liền, vùng nước nông và nước sâu. Chiến lược mới của Mexico ưu tiên các dự án trên đất liền và vùng nước nông bởi tại các khu vực này Tập đoàn dầu khí quốc gia Mexico (Pemex) có nhiều kinh nghiệm hơn và tin rằng sẽ có nhiều dầu mỏ hơn. Mục đích của các dự án này là nhằm tăng trữ lượng dầu mỏ của nước này, vốn đã giảm đáng kể trong vòng 15 năm qua, ở mức 7 tỷ thùng vào năm 2019.Trong số mười mục tiêu chính của Kế hoạch thể chế chiến lược của Pemex, sau quy định tài chính, việc tăng trữ lượng dầu đã kiểm chứng và nâng sản lượng là hai mục tiêu ưu tiên để duy trì sự bền vững của tập đoàn nhà nước này. Sự ổn định về số lượng giếng, trữ lượng được kiểm chứng và sản lượng dầu thô cho phép Pemex tìm kiếm sự cân bằng.Mexico, giống như bất kỳ quốc gia dầu mỏ nào khác, không chỉ quan tâm đến giá dầu do nước này sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu, mà còn cả giá trị mà mặt hàng chiến lược này mang lại. Dầu mỏ không những là một thành phần thiết yếu để đảm bảo an ninh năng lượng mà còn là một tiêu chí không thể thiếu để thực hiện các cam kết quốc tế của nước này với Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) khi Mexico trở thành thành viên vào năm 2018.Theo báo cáo Kế hoạch kinh doanh của Pemex, từ năm 2012 đến 2019, số lượng giếng dầu hoạt động đã giảm đáng kể, từ 1.201 giếng xuống chỉ còn 319 giếng (riêng năm 2017 chỉ có 55 giếng hoạt động), ảnh hưởng trực tiếp đến sự sụt giảm về sản lượng dầu thô, vốn là một vấn đề tồn tại trong suốt 145 năm qua.Năm 2019, Pemex đạt sản lượng bình quân 1,67 triệu thùng/ngày, giảm 7,3% so với năm 2018. Sản lượng sụt giảm khiến tỷ trọng đóng góp vào GDP giảm và Pemex chịu khoản nợ khổng lồ lên hơn 100 tỷ USD.Chính phủ Mexico đang thử nghiệm những bước đầu tiên của chính sách năng lượng mới, trong đó tập trung giải cứu Pemex để biến tập đoàn này trở thành một phần sức mạnh kinh tế trong tương lai và đảm bảo mục tiêu tự chủ năng lượng. Những bước đi này bắt đầu với cuộc chiến chống trộm cắp nhiên liệu từ năm 2019, và hiện vẫn tồn tại trong các kịch bản quốc tế thông qua vị trí của Mexico trong cuộc họp với OPEC+.Trong tư duy chiến lược của Mexico, bất chấp các điều kiện bấp bênh của Pemex và nhiều thiếu sót cần giải quyết, tập đoàn này vẫn tạo ra các công cụ duy trì một phần cơ sở kinh tế của Mexico. Không có Pemex, ngành công nghiệp năng lượng sẽ không chỉ rơi vào tay nước ngoài mà Mexico sẽ mất nguồn thu khoảng 35 tỷ USD hàng năm.Yếu tố bên ngoàiDo tình hình cụ thể của Pemex, có thể hiểu vì sao Mexico đã từ chối yêu cầu của OPEC+ cắt giảm sản lượng 400.000 thùng/ngày và thay vào đó chỉ giảm 100.000 thùng/ngày. Mexico cần tiền để tiếp tục “giải cứu” Pemex. Do đó, việc giảm sản lượng dầu tương đương với một quốc gia sản xuất hơn 12 triệu thùng/ngày là không công bằng.Tuy nhiên, cần phải liên kết yếu tố nội bộ với yếu tố bên ngoài. Khi Mexico tuyên bố Mỹ sẽ cắt giảm thêm 300.000 thùng/ngày bù vào số còn thiếu để đạt được thỏa thuận toàn cầu với OPEC+, trên thực tế, Chính phủ Mexico đã thể hiện với “người láng giềng phía Bắc” sự khẩn cấp nhằm đạt được thỏa thuận sản lượng. Nếu không có những nỗ lực này, kịch bản suy thoái sâu hơn sẽ xuất hiện đối với chính Mexico và cả Mỹ.Mặc dù Iran đề nghị rút lại thỏa thuận mà không có Mexico, nhưng điều này sẽ tạo ra một ngoại lệ không hay bởi trong tương lai, mỗi quốc gia có thể đưa ra những lý do tương tự mà Mexico đã làm để ngăn chặn các thỏa thuận tiếp theo. Vì vậy, trong thực tế sự từ chối của Mexico chắc chắn đã đặt rủi ro cho thỏa thuận toàn cầu. Việc không đạt được thỏa thuận đồng nghĩa là sự phá sản của một số nhà sản xuất đá phiến ở Mỹ, một mục tiêu mà được Saudi Arabia và Nga theo đuổi.Tại Mỹ, ít nhất khoảng 6,7 triệu công nhân phụ thuộc vào ngành năng lượng, vì vậy tránh được cú sốc này trong lĩnh vực này là điều cần thiết theo quan điểm của Washington. Mexico có một vũ khí "bí mật" rất mạnh giúp họ tránh được rủi ro đến từ việc giá dầu xuống thấp, đó là giao dịch phòng vệ giá (hedge). Dù tốt hơn hay tồi tệ hơn, kể từ năm 2001, Mexico đã mua các quyền chọn bán kiểu châu Á từ một nhóm nhỏ gồm các ngân hàng đầu tư và công ty dầu khí. Quyền chọn này cho phép Mexico bán dầu của họ với mức giá được định trước, vì vậy đây được xem như là một hợp đồng bảo hiểm. Nhờ đó, Mexico có thể hưởng lợi khi giá dầu lên cao, song cũng được đảm bảo dầu được bán ở mức giá sàn (giá tối thiểu). Nếu giá dầu thấp hoặc tiếp tục giảm sâu, Mexico vẫn có thể bán với giá cao hơn.Kết hợp cả hai yếu tố trên, một cuộc khủng hoảng giả định ở Mỹ và nỗ lực của Chính phủ Mexico giúp Pemex chị chịu ảnh hưởng ở mức thấp nhất mà vẫn có đủ nguồn lực hỗ trợ các chương trình xã hội. Đó cũng được coi là sự hợp tác giữa Mexico và Mỹ.Theo lời của học giả Lorenzo Meyer, "từ cuối thế kỷ 19, nỗi ám ảnh của Mỹ trong việc theo dõi sự ổn định chính trị của Mexico vì lý do kinh tế và an ninh, đặc biệt là vì lý do nhập cư và buôn bán ma túy". Do đó, trong những thời khắc lịch sử này, như trong các giai đoạn khủng hoảng trước đó, Washington không thể cho phép sự mất cân đối kinh tế của Mexico do những hậu quả toàn cầu hiện nay. Điều này khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định gánh mức giảm sản lượng khai thác 300.000 thùng dầu/ngày cho Mexico, vì lợi ích của cả hai nền kinh tế, đặc biệt là trong thời điểm đầy bất ổn hiện nay với tình trạng khẩn cấp về y tế do COVID-19 và sự thay đổi đa hướng trong hệ thống quốc tế./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
10 năm sau thảm hoạ tràn dầu của nước Mỹ: Nỗi lo vẫn còn đó
20:17' - 19/04/2020
Một thập kỷ đã trôi qua kể từ vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon của tập đoàn BP xảy ra vào ngày 20/4/2010, cướp đi sinh mạng của 11 công nhân và làm tràn hơn 4 triệu thùng dầu vào Vịnh Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC tiếp tục cắt giảm dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu do dịch COVID-19
22:01' - 16/04/2020
Theo OPEC, giá dầu nguy cơ giảm vẫn rất lớn, vì vậy "có thể tiếp tục phải giảm sản lượng, nhất là trong quý II".
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ áp thuế nhập khẩu dầu nếu OPEC+ phá vỡ thỏa thuận cắt giảm sản lượng
15:47' - 16/04/2020
Mỹ có thể vẫn áp các mức thuế nhập khẩu dầu mỏ vào nước này nếu các nhà sản xuất dầu trên thế giới không thực hiện cam kết đưa ra hồi cuối tuần trước về việc cắt giảm sản lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Goldman Sachs: Giá dầu sẽ tiếp tục giảm bất chấp kế hoạch của OPEC+
18:59' - 13/04/2020
Ngân hàng Goldman Sachs mới đây đưa ra dự báo rằng giá dầu sẽ tiếp tục giảm trong những tuần tới, do thỏa thuận hạn chế sản lượng của OPEC chưa đủ mạnh để bù đắp cho nhu cầu suy giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.