Lý do Nhật Bản thận trọng trước việc EU gỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh
Cụ thể ngày 1/7, Liên minh châu Âu (EU) đã có bước đi đầu tiên nhằm hướng tới việc khôi phục mối quan hệ toàn cầu đã bị gián đoạn vì dịch COVID-19 khi thông báo sẽ cho phép các du khách đến từ 15 quốc gia, trong đó có Nhật Bản, nhập cảnh vào khối này.
Theo tờ Nikkei Asia Review, Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) – tổ chức vận động hành lang kinh doanh quyền lực nhất ở quốc gia Đông Bắc Á này - dự báo rằng động thái này của EU sẽ chỉ có tác động hạn chế.Một quan chức điều hành Keidanren nói: “Các doanh nhân Nhật Bản cần trải qua xét nghiệm và bị cách ly 14 ngày sau khi hồi hương. Trong khi đó, đối với các công dân EU đang sống ở Nhật Bản, họ không thể quay lại nước này”.Ngoài Nhật Bản, Australia và New Zealand cũng nằm trong danh sách những quốc gia mà EU gỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đợt đầu (danh sách xanh). Bên cạnh đó, du khách Trung Quốc cũng sẽ được phép nhập cảnh vào EU với điều kiện Bắc Kinh thông báo rằng nước này sẽ cấp phép nhập cảnh cho các du khách châu Âu. Danh sách trên sẽ được xem xét lại hai tuần mỗi lần trên cơ sở tình hình lây nhiễm và các biện pháp phòng chống thực tế.Mặc dù EU quyết định mở cửa biên giới, song điều khiến nhiều người bối rối là các thành viên EU và những quốc gia liên quan trong khu vực Schengen có quyền tự quyết việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại. Vì vậy, vẫn chưa rõ liệu các du khách có được phép vào khu vực này hay không. Ngoài ra, mỗi quốc gia thành viên cũng có thể đưa ra yêu cầu kiểm dịch hoặc xét nghiệm của riêng mình.Kết quả là các nước thành viên EU đang đưa ra các biện pháp chắp vá. Chẳng hạn, Hy Lạp và Hà Lan cho biết họ sẽ cấp phép cho du khách đến từ các quốc gia trong “danh sách xanh”. Pháp cũng chào đón các du khách đến từ những nước nằm trong danh sách này nhưng không nêu rõ thời gian du khách phải cách ly và có phải thực hiện các biện pháp khác hay không. Trong khi đó, Italy cho biết nước này sẽ tiếp tục giữ "quan điểm thận trọng" và sẽ duy trì yêu cầu cách ly trong 14 ngày đối với những người đến từ các quốc gia trong "danh sách xanh".Mặt khác, công dân của các quốc gia trong “danh sách xanh” sẽ chưa thể dễ dàng nhập cảnh trong tương lai gần bởi vì các đường bay quốc tế tới EU vẫn còn rất hạn chế.Hãng hàng không Korea Air Lines cho biết hãng có thể mất một thời gian để khởi động lại các chuyến bay đến châu Âu bởi vì họ cần tham vấn với Bộ Giao thông. Kể từ ngày 1/7, Korea Air Lines đã bắt đầu khai thác các chuyến bay từ Incheon đến Paris, London, Amsterdam, Frankfurt và Vienna, nhưng vẫn ngừng các chuyến bay đến Zurich, Budapest và 8 thành phố khác.Trong khi đó, Japan Airlines đã tăng các chuyến bay giữa Nhật Bản và châu Âu. Dù vậy, số lượng chuyến bay vẫn còn thấp hơn nhiều so với bình thường. Trong tháng 7, Japan Airlines sẽ chỉ có 21% các chuyến bay theo lịch trình đến “lục địa Già”, tăng 6% so với hồi tháng 6. Mặc dù chỉ có một chuyến bay giữa Haneda và London vào tháng 6, nhưng Japan Airlines cũng dự kiến sẽ nối lại các đường bay Haneda-Paris, Narita-Frankfurt và Haneda-Helsinki trong tháng này.Trong bối cảnh đó, JTB - hãng lữ hành lớn nhất Nhật Bản - đã hủy tất cả các tour du lịch trọn gói tới châu Âu cho đến ngày 31/8. Một phát ngôn viên JTB cho biết việc EU dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh "sẽ không ảnh hưởng đến quyết định này của chúng tôi”.Ngoài ra, còn một thách thức lớn khác đó là các nước châu Á vẫn duy trì một số biện pháp hạn chế đi lại. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho biết đến nay, nước này chỉ cho phép công dân Nhật Bản từ EU nhập cảnh, trong khi vẫn giữ nguyên lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài có tư cách lưu trú vĩnh viễn.Chính phủ Nhật Bản đang đàm phán với Việt Nam, Thái Lan, Australia và New Zealand về việc nối lại hoạt động đi lại vì mục đích công việc - nhưng vẫn chỉ đặt mục tiêu cho phép tối đa 250 người từ các quốc gia này nhập cảnh mỗi ngày./.- Từ khóa :
- nhật bản
- eu
- châu âu
- cấm nhập cảnh
- du lịch
- mở cửa biên giới
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố dự thảo chiến lược tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19
20:20' - 03/07/2020
Chính phủ Nhật Bản ngày 3/7 đã công bố dự thảo chiến lược tăng trưởng kinh tế, bao gồm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đa dạng hóa việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu hậu dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhật Bản bị ảnh hưởng do Mỹ ngừng cấp thị thực lao động
17:07' - 03/07/2020
Ít nhất 308 doanh nghiệp Nhật Bản và hơn 1.400 nhân viên nước này tại Mỹ bị ảnh hưởng bởi quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngừng cấp một số loại thị thực lao động cho đến cuối năm 2020.
-
DN cần biết
Nhật Bản sẽ đóng cửa 100 nhà máy nhiệt điện chạy than trong 10 năm tới
10:20' - 03/07/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Nhật Bản đang lên kế hoạch đóng cửa hoặc ngừng hoạt động 100 trong tổng số 114 nhà máy nhiệt điện chạy than có hiệu suất thấp trong thời gian từ nay tới tài khóa 2030.
-
Tài chính & Ngân hàng
Kinh tế Nhật Bản vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19 như thế nào?
06:00' - 02/07/2020
Báo Sankei có bài viết đánh giá yếu tố tiền lương sẽ quyết định nền kinh tế Nhật Bản có thể vượt qua đại dịch COVID-19 hay không.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.