Lý do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xin về lại Bộ Giao thông Vận tải
Cụ thể, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 1128/VPCP – CN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá toàn diện đề xuất điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá toàn diện những ưu điểm và nhược điểm của đề xuất này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án sắp xếp vào đầu tháng 3/2020.
Liên quan đến việc này, ngày 20/2, trao đổi với phóng viên TTXVN về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp đang gặp phải từ khi chuyển từ Bộ Giao thông Vận tải về trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc VNR cho hay, thời điểm trước khi VNR chưa chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, việc giao dự toán ngân sách hàng năm cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được Bộ Giao thông Vận tải giao về trước tháng 12.Sau khi được giao dự toán, VNR sẽ thực hiện đặt hàng dịch vụ công ích với 20 công ty trực thuộc để thực hiện đảm bảo an toàn chạy tàu gồm các hoạt động như tuần đường, gác chắn, duy tu, bảo trì, sửa chữa nhỏ….
Tuy nhiên, sau khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Giao thông Vận tải không thể thực hiện việc giao dự toán ngân sách theo cơ chế như trên do vướng Điều 49, Luật Ngân sách Nhà nước 2015 về phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước. Vì hiện nay, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không thuộc đơn vị trực thuộc của Bộ Giao thông Vận tải. Cụ thể, tại Điều 49 Luật này quy định: “ Sau khi được Chính phủ, UBND giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I ở Trung ương và địa phương thực hiện phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và đơn vị thuộc ngân sách cấp dưới”. Từ ngày 1/1/2020, có 20 doanh nghiệp công ích thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang thực hiện dịch vụ công ích mà chưa được ký kết hợp đồng, đồng nghĩa với việc chưa có kinh phí để trả lương cho các bộ, công nhân viên. Nhưng để đảm bảo an toàn chạy tàu, Tổng công ty vẫn phải chỉ đạo 20 doanh nghiệp trên tiếp tục thực hiện các dịch vụ công ích đang làm để đảm bảo an toàn chạy tàu. Ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc VNR đánh giá: “Việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là chủ trương hoàn toàn phù hợp của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu tách bạch việc quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam từ khi được chuyển về đã nảy sinh nhiều khó khăn, bất cập cần được các ngành, các cấp giải quyết”. “Những khó khăn của Tổng công ty đang vướng xuất phát từ việc không thống nhất về quy định pháp luật giữa các Luật, Nghị định điều chỉnh, cụ thể là Luật Ngân sách Nhà nước 2015, Luật Đường sắt 2017 và một số văn bản pháp luật khác”, ông Đặng Sỹ Mạnh cho hay. Tổng giám đốc Đặng Sỹ Mạnh chia sẻ, VNR là doanh nghiệp thực hiện một phần sản phẩm công ích vì nhận nhiệm vụ quản lý và khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt của Nhà nước (không tính vốn doanh nghiệp), chạy tàu dân sinh phục vụ xã hội. Khi chuyển về lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì Tổng công ty vẫn được giao nhiệm vụ vận hành, khai thác toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt hiện hữu. Nhưng, kết cấu hạ tầng đường sắt lại thuộc sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải. Để giải quyết khó khăn đang gặp phải, ông Đặng Sỹ Mạnh cho biết, Tổng công ty đã báo cáo lên Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để tháo gỡ vấn đề cấp bách liên quan đến an toàn chạy tàu hiện nay. Trao đổi với phóng viên, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đang giao các đơn vị tham mưu tổng hợp, đánh giá những khó khăn, thuận lợi với đề xuất chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về lại Bộ và báo cáo lên Chính phủ trong thời gian sớm nhất. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là một trong 5 tổng công ty trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải được tiến hành chuyển giao quyền đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ tháng 11/2018.Đây là doanh nghiệp có nhiều nét đặc thù khi vừa tiến hành các hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bằng đường sắt vừa được giao quản lý, khai thác sử dụng vốn, tài sản thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; thực hiện nhiệm vụ bảo trì hệ thống đường sắt quốc gia trên cơ sở được Nhà nước giao dự toán chi ngân sách nhà nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá toàn diện đề xuất điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
07:02' - 18/02/2020
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đánh giá toàn diện đề xuất điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.
-
Doanh nghiệp
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có Tổng giám đốc mới
13:44' - 13/01/2020
Theo Quyết định số 11/QĐ-UBV ngày 7/1/2020, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc với nhiệm kỳ 5 năm ông Đặng Sỹ Mạnh.
-
Chuyển động DN
VNR: Điều chỉnh cục bộ biểu đồ chạy tàu phù hợp với các đơn vị
16:05' - 04/01/2020
Tổng công ty đường sắt Việt Nam dự kiến không xây dựng biểu đồ chạy tàu mới mà điều chỉnh cục bộ biểu đồ chạy tàu năm 2019 để phù hợp với nhu cầu chạy tàu của các đơn vị vận tải.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Hòa Phát và Tập đoàn Primetals ký kết đầu tư dây chuyền đúc và cán thép chất lượng cao
21:15'
Ngày 10/4/2025, Hòa Phát và Tập đoàn Primetals đã ký kết hợp đồng cung cấp dây chuyền đúc và cán thép chất lượng cao công suất 500.000 tấn/năm.
-
Chuyển động DN
Volkswagen giảm mạnh lợi nhuận do thuế quan của Mỹ
19:16'
Tập đoàn ô tô Volkswagen của Đức ngày 10/4 thông báo lợi nhuận hoạt động quý I/2025 của hãng giảm mạnh do ảnh hưởng của việc Mỹ nâng thuế quan đối với ô tô nhập khẩu.
-
Chuyển động DN
Hai "đại gia" năng lượng sẽ xây dựng nhà máy amoniac lớn nhất thế giới tại Mỹ
17:46'
Tập đoàn năng lượng JERA, tập đoàn Mitsui & Co. (Nhật Bản) và một nhà sản xuất Mỹ quyết định đầu tư 4 tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất amoniac lớn nhất thế giới tại bang Louisiana, phía Nam nước Mỹ.
-
Chuyển động DN
Đà Nẵng hợp tác với Hàn quốc đào tạo nhân lực công nghệ phần mềm
15:48'
Ngày 10/4, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn (VKU), Đại học Đà Nẵng tổ chức Lễ ký kết hợp tác với Cơ quan Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (KOSME).
-
Chuyển động DN
EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên
13:09'
EVNCPC không chỉ mang ánh sáng điện đến với người dân từ thành thị đến hải đảo xa xôi, mà còn mong muốn góp phần xây dựng những mái ấm vững chắc cho các gia đình khó khăn.
-
Chuyển động DN
Việt Nam và Pháp hợp tác nâng cao năng lực giám sát an toàn hàng không
19:01' - 09/04/2025
Ngày 9/4, Cục Hàng không Việt Nam và Tổng cục Hàng không dân dụng Pháp đã tổ chức lễ ký Phụ lục VI của Thỏa thuận hợp tác kỹ thuật.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn LEGO khánh thành nhà máy 1,3 tỷ USD tại Bình Dương
18:06' - 09/04/2025
Ngày 9/4, Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) chính thức khánh thành nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp VSIP III, tỉnh Bình Dương, với tổng vốn đầu tư hơn 1,3 tỷ USD.
-
Chuyển động DN
Lý do ĐHĐCĐ thường niên của CEO Group không đủ điều kiện tiến hành
15:13' - 09/04/2025
Ngày 9/4, Công ty CP Tập đoàn C.E.O thông báo Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 lần 1 không đủ điều kiện tiến hành do số cổ đông và đại diện cổ đông tham dự không đạt tỷ lệ theo quy định.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn Suedwolle khai trương nhà máy dệt nhuộm tại Ninh Thuận
14:16' - 09/04/2025
Sáng 9/4, Tập đoàn Suedwolle (Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức Lễ khai trương dự án Nhà máy dệt nhuộm Ninh Thuận tại Khu công nghiệp Du Long (xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc).