Lý giải việc Trung Quốc kiểm soát chặt các tập đoàn công nghệ số
Lý do là vì Bắc Kinh thông báo một loạt biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động của những “chú chim đầu đàn” về công nghệ số. Cổ phiếu của Alibaba mất giá 13%, Tencent là 18%, trong khi chỉ số chứng khoán của công ty Meituan chuyên giao hàng tận nhà cho tư nhân giảm 29%.
Báo The Financial Times (Anh) nói đến một sự “hoảng loạn” trên các sàn chứng khoán Trung Quốc hồi tháng trước. Ngày 20/8/2021, Bắc Kinh thông qua luật bảo vệ dữ liệu cá nhân trên mạng nhằm “chống mọi hành vi gian lận” gây thiệt hại cho người sử dụng Internet.Trên thực tế, từ cuối năm 2020 và đầu năm 2021, lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số Trung Quốc đã lọt vào tầm ngắm của Bắc Kinh. Tương tự như Mỹ và châu Âu, giới lãnh đạo Trung Quốc muốn “điều chỉnh luật hiện hành” liên quan đến các dịch vụ trên mạng.Báo kinh tế của Pháp Les Echos đưa ra một số ví dụ cụ thể như luật về mua bán trên mạng của Trung Quốc được quy định từ năm 2000. Mục tiêu này khi đó chỉ nhằm bảo đảm là những dịch vụ trao đổi trên mạng này không làm phương hại đến an ninh và quyền lợi quốc gia.
Tuy nhiên, trong hai thập niên qua, số người sử dụng Internet đã tăng vọt từ 23 triệu lên thành 940 triệu người. Kèm theo đó hàng loạt nhà cung cấp như Tencent hay ByteDance cũng lần lượt ra đời.
Tương tự như ở châu Âu và Mỹ, số người Trung Quốc sử dụng điện thoại di động với những ứng dụng để thanh toán trên mạng ngày càng nhiều. Ngoài ra, họ cũng sử dụng để giao lưu với người thân, để gọi xe taxi…Do vậy, theo giải thích của chuyên gia Alex Payette, sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius ở Montréal (Canada) và cũng là một cây bút trên tạp chí Asialyst, kiểm soát các luồng thông tin và dữ liệu lưu hành trên mạng là mục tiêu hiển nhiên.
Chuyên gia này cho rằng Trung Quốc muốn kiểm soát các dữ liệu và mục tiêu sau cùng là kiểm soát luồng thông tin về tất cả những gì liên quan đến Trung Quốc. trong trường hợp này, tất cả vấn đề liên quan đến các dữ liệu. Những quy định mới của dự luật kiểm soát hoạt động Internet hầu như không ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của các công ty trong ngành, ngoại trừ mảng liên quan đến các công nghệ được ngành giáo dục sử dụng.Ảnh hưởng đến quyền lợi tài chính của các doanh nghiệp không lớn
Trong cuộc trả lời dành cho RFI tiếng Việt, ông Alex Payette thuộc công ty tư vấn Cercius - Montréal lưu ý về trường hợp đặc biệt của các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao trong công việc giảng dạy. Ở đây liên quan trực tiếp đến gần 200.000 trường dạy tư trên toàn quốc và doanh thu trong ngành lên tới 100 tỷ USD một năm.Việc Trung Quốc để mắt đến các kho dữ liệu cá nhân trong tay những tập đoàn như dịch vụ gọi xe taxi Didi hay của mạng xã hội Weibo không ảnh hưởng đến thu nhập hay khoản tiền lời của những công ty này. Tuy nhiên, động thái này lại gửi tín hiệu bất lợi tới các nhà đầu tư nước ngoài khi các "chú chim đầu đàn" của nền công nghệ Trung Quốc tham gia sàn chứng khoán Hong Kong hay New York. Đó là lý do khiến từ đầu năm 2021 cổ phiếu của Alibaba hay Tencent… mất giá.
Chuyên gia Alex Payette cho hay phản ứng của thị trường đã khiến giá cổ phiếu của các công ty công nghệ số Trung Quốc rớt mạnh. Tuy nhiên, có thể nói thị trường đã phản ứng quá mạnh. Đúng là Trung Quốc muốn kiểm soát các luồng thông tin và dữ liệu, nhưng việc kiểm soát đó không ảnh hưởng đến khả năng đem lại lợi nhuận của các đối tượng bị nhắm tới, ngoại trừ trong lĩnh vực giáo dục.
Ông Payette lấy ví dụ trường hợp của hãng Didi, một công ty cung ứng dụng gọi xe taxi của Trung Quốc. Tập đoàn này đã tham gia sàn chứng khoán Mỹ và Bắc Kinh quan ngại nhiều thông tin mà Didi đang nắm giữ bị lọt ra ngoài cho nên cơ quan quản ký không gian mạng Trung Quốc đã gây sức ép rất mạnh, buộc Didi phải tuân thủ luật lệ của Trung Quốc, cho dù đó là những quy định đã có từ trước khi Didi tham gia thị trường tài chính Mỹ.Trên thực tế, tương tự như ở Mỹ hay châu Âu, Trung Quốc cũng chỉ điều chỉnh một số quy định để buộc các nhà cung cấp mạng, các tập đoàn kỹ thuật số phải tuân thủ luật lệ hiện hành.
Khi Internet vẫn là mối đe dọa Một câu hỏi khác cũng được nhắc đến, đó là trong bối cảnh Trung Quốc đang chạy đua với Mỹ về mọi mặt mà công nghệ số là một "tủ kính" của sự thành công, thì chính sách tăng cường kiểm duyệt này liệu có là một đòn đánh vào những “GAFA” phiên bản Trung Quốc hay không?Trả lời câu hỏi này, chuyên gia Payette nói rằng nhìn từ bên ngoài, rõ ràng là quyết định của Bắc Kinh gây nhiều thiệt hại. Gần cả nghìn tỷ USD trị giá chứng khoán đã bốc hơi và đây là một tín hiệu xấu trong mắt các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, từ gần 20 năm qua, các tập đoàn công nghệ Internet Trung Quốc đã phát triển rất nhanh và mạnh. Vì đây là một lĩnh vực còn quá mới, nhà nước chưa đưa ra khung pháp lý chặt chẽ và các công ty trong ngành đã tận dụng cơ hội này để làm giàu.Ví dụ như một hãng có thể phát triển các ứng dụng tài chính hoạt động như một ngân hàng, nhưng lại không tham gia vào ngành tài chính. Từ đó nảy sinh nguy cơ tư nhân vỡ nợ… Trên một phương diện nào đó, áp đặt một số quy định chặt chẽ hơn để chỉnh đốn lại hoạt động trong ngành là một quyết định chính đáng.Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là Trung Quốc sẽ làm gì với kho dữ liệu của các dân cư mạng, tài nguyên quý giá nhất trong thời đại công nghệ số? Ant Group, cánh tay nối dài của Alibaba, được cho là đã nắm giữ dữ liệu của hơn 1 tỷ người sử dụng, tương đương với khối dữ liệu mà hai tập đoàn Google và Facebook năm giữ.Cũng có thế nhận thấy, qua việc muốn làm chủ lại nền tảng Internet, Trung Quốc không muốn để mảng công nghệ tin học trở nên quá mạnh và quá độc lập. Đó có thể là lý do giải thích vì sao Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng để hàng trăm, thậm chí là cả nghìn tỷ USD trên các thị trường chứng khoán không cánh mà bay./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hướng đi mới của các công ty giáo dục ở Trung Quốc sau lệnh cấm dạy thêm
08:24' - 26/08/2021
Các công ty giáo dục ở Trung Quốc đang phải tìm hướng kinh doanh mới sau khi chính phủ có lệnh cấm dạy thêm các môn học chính trong chương trình giáo dục phổ thông.
-
DN cần biết
Trung Quốc thay đổi chính sách thuế đối với sản phẩm gang thép xuất nhập khẩu
06:30' - 26/08/2021
Vừa qua, Tổng cục Thuế quốc gia (Bộ Tài chính) Trung Quốc đã tiến hành 02 lần điều chỉnh chính sách thuế đối với nhiều sản phẩm gang thép xuất nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Những công nghệ nào nằm trong “tầm ngắm” của Trung Quốc?
05:30' - 26/08/2021
Theo giới quan sát, những biện pháp điều tiết nhanh và bất ngờ mà Trung Quốc đang thực hiện nhằm chuyển đổi lĩnh vực công nghệ có thể đi kèm với những “tác dụng phụ” không mong muốn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc họp với các công ty tư nhân nhằm ứng phó với thuế quan của Mỹ
19:08' - 08/04/2025
Động thái này diễn ra khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả đến cùng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế bổ sung 50% lên hàng hóa từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ
16:38' - 08/04/2025
Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát “nóng” trở lại
15:35' - 08/04/2025
Chủ tịch Fed chi nhánh bang Chicago, ông Austan Goolsbee cho biết giới doanh nghiệp đang ngày càng lo ngại các mức thuế mới có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến áp lực lạm phát quay trở lại.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Malaysia cử quan chức tới Washington để đàm phán
15:23' - 08/04/2025
Liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, Chính phủ Nhật Bản và Malaysia sẽ cử các quan chức tới Washington để bắt đầu đàm phán về mức thuế mới mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Vận tải biển Trung Quốc có thể đối mặt với nguy giảm lợi nhuận nghiêm trọng
14:53' - 08/04/2025
Các công ty vận tải biển Trung Quốc có thể đối mặt với nguy giảm lợi nhuận nghiêm trọng khi các biện pháp thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đe dọa gây tổn hại nặng nề cho thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Cuộc chiến thương mại toàn diện và suy thoái kinh tế
14:43' - 08/04/2025
Nhiều chuyên gia kinh tế thế giới cảnh báo việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế cao hàng hóa nhập khẩu có thể châm ngòi cho cuộc chiến thương mại toàn diện đẩy nhiều nền kinh tế vào suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của Apple
13:45' - 08/04/2025
Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của Apple, nằm trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng của công ty nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ quyết không dừng thuế quan bất chấp thị trường bán tháo
11:32' - 08/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đảo lộn kinh tế thế giới vào tuần trước với các biện pháp thuế quan diện rộng.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Châu Phi phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới
11:23' - 08/04/2025
Liên minh châu Phi (AU) đã phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới của Mỹ, cho rằng các mức thuế cao này sẽ làm xói mòn hàng chục năm hợp tác và trao đổi thương mại giữa hai bên.