Malaysia “nóng” chuyện xây dựng đường sắt cao tốc
Vậy tại sao Malaysia lại lưỡng lự trong việc xây dựng đường sắt cao tốc? Còn nhớ sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông Mahathir tuyên bố vào ngày 28/5 vừa qua rằng Malaysia sẽ hủy bỏ dự án đường sắt cao tốc kết nối Kuala Lumpur với Singapore vì nó không cần thiết.
Nhưng khi trả lời phỏng vấn tờ Nikkei Asean Review bên lề Hội nghị Tương lai châu Á tổ chức ở Nhật Bản mới đây, người đứng đầu chính phủ Malaysia cho biết nước này không thể nói là không bao giờ cần tới đường sắt cao tốc và cái mà Malaysia có thể làm là trì hoãn dự án này lại vì nó quá đắt đỏ trong thời điểm hiện tại.
Theo ông Mahathir, đường sắt cao tốc hiệu quả nhất khi có kết nối hai địa điểm cách nhau rất xa, nếu khoảng cách gần, đường sắt cao tốc sẽ không đóng góp được nhiều.
Trên thực tế, xây dựng đường sắt cao tốc là câu chuyện gây nhiều tranh luận kể cả ở các nước phát triển. Tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Mỹ được xây dựng tại bang California, dự án thông qua năm 2005, nhưng 10 năm sau mới được khởi công.
Nguyên nhân là do kinh phí quá cao và vấp phải sự phản đối của đảng Cộng hòa. Một vấn đề nữa là trên thế giới có rất ít tuyến đường sắt cao tốc mang lại lợi nhuận thực sự, đa số lỗ vốn.
Tại Nhật Bản, theo tờ Đông phương nhật báo, tuyến Shinkansen Tokaido có lãi nhưng tuyến Hokkaido lại lỗ nặng, chỉ riêng năm 2016 đã thâm hụt khoảng 52,6 tỷ yen. Tại Trung Quốc, thông tin từ tờ Tuần san kinh tế cho hay trong năm 2016 chỉ có sáu tuyến đường sắt cao tốc nối các thành phố lớn gồm: Bắc Kinh-Thượng Hải, Thượng Hải-Nam Kinh, Nam Kinh-Hàng Châu, Quảng Châu-Thâm Quyến-Hong Kong, Thượng Hải-Hàng Châu và Bắc Kinh-Thiên Tân là có lãi.
Trong khi đó, các tuyến đường sắt cao tốc ở khu vực Trung Tây bộ không thể thoát khỏi tình trạng lỗ vốn.Các tuyến đường sắt này đa phần tập trung ở khu vực dân cư thưa thớt và kinh tế tương đối kém phát triển.
Mâu thuẫn lớn nhất của việc xây dựng đường sắt cao tốc nằm ở chỗ làm thế nào để cân bằng giữa yếu tố thương mại, phục vụ nhân dân và chiến lược quốc gia. Xem xét từ góc độ phục vụ nhân dân, đường sắt cao tốc không phải là dự án vì lợi nhuận mà nhằm đem lại sự thuận tiện, nhanh chóng trong đi lại và vận chuyển hàng hóa.
Trên phương diện thương mại, giá thành bảo dưỡng đường sắt cao tốc đắt đỏ, cần rất nhiều tiền để duy trì. Ngoài ra, việc xây dựng đường sắt cao tốc cần phải tính tới các yếu tố khác như khả năng lỗ liên tục trong nhiều năm, thậm chí là hơn 10 năm hay việc đường sắt cao tốc có tạo ra cú hích phát triển kinh tế cho các khu vực mà nó đi qua hay không, có ích đối với mục tiêu chiến lược quốc gia hay không.
Trở lại trường hợp của Malaysia, nếu xem xét ở góc độ phát triển kinh tế và mang lại sự tiện lợi cho người dân, rõ ràng đường sắt cao tốc là cần thiết bởi với vai trò là một phương tiện giao thông công cộng, việc xây dựng đường sắt cao tốc giống như thiết lập đường hàng không đều nhằm mang tới cho người dân thêm sự lựa chọn trong di chuyển.
Nhưng vấn đề theo tờ Đông phương nhật báo, là Malaysia thực sự có nhu cầu bức thiết với đường sắt cao tốc và có đủ nguồn tài chính để xây dựng nó hay không.
Bởi đường sắt cao tốc không chỉ có giá thành xây dựng cao mà sau khi hoàn thành, chi phí duy tu, bảo dưỡng cũng khiến người ta phải chóng mặt. Đó là chưa nói tới vấn đề giá vé có nằm trong phạm vi chịu đựng của người dân hay không.
Số liệu do Bộ trưởng Tài chính Malaysia Lâm Quán Anh thông tin cho thấy tính tới hết ngày 31/12/2017, tổng nợ công của nước này khoảng 250 tỷ USD, tương đương 80,3% GDP nước này.
Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia tin rằng việc xây dựng đường sắt cao tốc sẽ là một gánh nặng rất lớn đối với Malaysia và nước này khó có thể chịu đựng được áp lực lỗ triền miên nhiều năm trước khi có lãi của đường sắt cao tốc. Do vậy, việc xây dựng đường sắt cao tốc nên bắt đầu khi nào có thực lực kinh tế vững vàng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia dự kiến sẽ có sự điều chỉnh chính sách
06:30' - 21/06/2018
Theo tờ Đông phương nhật báo, cùng với sự trở lại cầm quyền của Thủ tướng Mahahir Mohamad,chính sách ngoại giao của Malaysia dự kiến sẽ có sự điều chỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ngành sản xuất ô tô Malaysia chuẩn bị đón “mùa xuân thứ hai”?
07:02' - 20/06/2018
Bước sang tháng cầm quyền thứ hai, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad lại gây sự chú ý khi thông báo ý định tạo một nhãn hiệu ô tô quốc gia mới.
-
Doanh nghiệp
Alibaba mở văn phòng đại diện tại Malaysia
15:31' - 19/06/2018
Tập đoàn Alibaba của tỷ phú Trung Quốc Jack Ma đã khai trương văn phòng đại diện tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), đánh dấu một chương mới về hợp tác chiến lược của tập đoàn này với quốc gia sở tại.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc vương Malaysia tự nguyện cắt giảm lương nhằm kiểm soát nợ công
20:29' - 12/06/2018
Trong một động thái nhằm bày tỏ ủng hộ nỗ lực cắt giảm nợ công của chính phủ, Quốc Vương Malaysia Sultan Muhammad V đã đề xuất cắt giảm mức lương hiện tại của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia công bố danh tính 4 cá nhân liên quan đến vụ bê bối 1MDB
07:52' - 12/06/2018
Báo New Straits Times đưa tin lần đầu tiên danh tính của nhân vật chủ chốt trong vụ bê bối liên quan Quỹ đầu tư 1 Malaysia (1MDB) được hé lộ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33'
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32'
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53'
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.