Malaysia sẽ thông qua RCEP vào cuối năm 2021
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Cấp cao kiêm Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Quốc tế của Malaysia Mohamed Azmin Ali ngày 21/9 cho biết, quá trình phê chuẩn tuân theo thỏa thuận được ký kết tại Hội nghị cấp cao RCEP lần thứ tư diễn ra ngày 15/11/2020.
Theo đó, dựa trên các quy định của RCEP, Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi ít nhất 6 quốc gia thành viên ASEAN và ba đối tác FTA ASEAN đệ trình các văn kiện phê chuẩn lên Ban thư ký ASEAN. Đến nay, các quốc gia đã phê chuẩn hiệp định gồm có Singapore, Trung Quốc và Nhật Bản.
Myanmar đã gửi hồ sơ phê chuẩn tới Ban thư ký ASEAN trong khi Thái Lan đã hoàn tất quá trình phê chuẩn trong nước và sẽ đệ trình văn kiện phê chuẩn lên Ban thư ký ASEAN vào cuối năm nay.
Tại hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 53 vào ngày 9/9 vừa qua, các quốc gia thành viên ASEAN mong muốn RCEP có hiệu lực vào ngày 1/1/2022 theo mục tiêu đã đề ra. Các quốc gia như Brunei, Philippines, Indonesia, Campuchia và Việt Nam đã công bố ý định hoàn tất quá trình phê chuẩn trong nước vào tháng 11 tới.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội, ông Azmin cho biết đối với Malaysia, quy trình phê chuẩn RCEP yêu cầu sửa đổi ba Đạo luật dưới sự xem xét của Bộ Nội thương và Các vấn đề người tiêu dùng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, đó là Đạo luật Sáng chế, Đạo luật Bản quyền và Đạo luật Nhãn hiệu.
Theo ông, điều này là để đảm bảo rằng các Đạo luật phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia theo Hiệp định RCEP. Cũng theo ông Azmin, nếu Malaysia trì hoãn việc phê chuẩn, quốc gia này sẽ bị tụt hậu trong việc hưởng các lợi ích và đối xử ưu đãi như trong hiệp định.
Những lợi ích được kể đến bao gồm: Giảm thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu, tiếp cận thị trường thương mại dịch vụ, sự di chuyển của các chuyên gia lành nghề cũng như các cơ hội tăng cường hoạt động đầu tư giữa các nước thành viên RCEP.
RCEP là FTA lớn nhất thế giới với thị trường chiếm gần 1/3 dân số thế giới, tương đương với khoảng 2,2 tỷ người. RCEP bao gồm 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Hiệp định RCEP dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2022
21:22' - 15/09/2021
BNEWS/TTXVN đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh về những ưu tiên của ASEAN trong hợp tác kinh tế và nội dung thảo luận về việc phê chuẩn và dự kiến đi vào thực thi Hiệp định RCEP.
-
Kinh tế Thế giới
Ký kết RCEP là thành tựu nổi bật của ASEAN
17:49' - 06/08/2021
Trọng tâm của những thành tựu mà ASEAN đạt được trong thời điểm toàn cầu bất ổn chưa từng có này là việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do Malaysia tiên phong.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản chính thức phê chuẩn Hiệp định RCEP
16:57' - 25/06/2021
Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo nước này đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một quốc gia phê chuẩn Hiệp định RCEP
18:32' - 09/04/2021
Singapore mong muốn các nước tham gia ký kết cũng sớm phê chuẩn RCEP để thúc đẩy tiến trình thực thi hiệp định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc cải thiện tích cực trong tháng Ba
16:13' - 30/03/2023
Phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) ở tỉnh Hải Nam, ngày 30/3, Thủ tướng Lý Cường cho biết trong tháng Ba, tình hình kinh tế của Trung Quốc đã cải thiện so với hai tháng đầu năm.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác tài chính ASEAN+3
15:14' - 30/03/2023
Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đánh giá tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN+3 trong năm 2022 ghi nhận sự phục hồi sau giai đoạn COVID-19, chủ yếu đến từ tăng nhu cầu nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và EU đẩy mạnh hợp tác về thuế biên giới carbon mới
10:03' - 30/03/2023
Anh và EU đang tăng cường phối hợp nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu và phản ứng với chương trình trợ cấp xanh khổng lồ của Mỹ, một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai bên đang ấm dần lên.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo châu Á là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu?
18:59' - 29/03/2023
Theo báo cáo thường niên của BFA, tốc độ tăng trưởng khu vực châu Á trong năm 2023 có thể đạt 4,5%, cao hơn mức 4,2% trong năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Pháp khẳng định vẫn thực thi luật cải cách hưu trí
11:35' - 29/03/2023
Ngày 28/3, Chính phủ Pháp đã bác bỏ yêu cầu của các công đoàn về việc cân nhắc lại luật tăng tuổi hưu đang gây tranh cãi.
-
Kinh tế Thế giới
EU hoãn giải ngân 19 tỷ euro cho Italy
08:22' - 29/03/2023
Ủy ban châu Âu (EC) đã hoãn việc giải ngân khoản viện trợ khắc phục hậu quả đại dịch COVID-19 trị giá 19 tỷ euro (20,5 tỷ USD) cho Italy.
-
Kinh tế Thế giới
EU hướng tới ngừng nhập khẩu LNG của Nga
07:57' - 29/03/2023
Các Bộ trưởng Năng lượng EU đã đề xuất những quy tắc thị trường khí đốt mới sẽ cung cấp cho các nước thành viên một lộ trình ngừng nhập khẩu LNG từ Nga mà không cần dùng đến các biện pháp trừng phạt.
-
Kinh tế Thế giới
Nội các Nhật Bản duyệt chi 17 tỷ USD cho các biện pháp chống lạm phát
15:46' - 28/03/2023
Ngày 28/3, Chính phủ Nhật Bản đã duyệt chi 2.222,6 tỷ yen (khoảng 17 tỷ USD) từ quỹ dự phòng trong ngân sách của tài khóa 2022 để thực hiện các biện pháp nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
EC yêu cầu Italy thu hồi 400 triệu euro cho hãng hàng không Alitalia vay
14:34' - 28/03/2023
Hãng Alitalia đã tuyên bố phá sản và ngừng hoạt động năm 2021 sau khi lỗ chồng chất tới 11 tỷ euro trong 2 thập kỷ.