Malaysia sẽ xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn linh hoạt
Bộ trưởng cấp cao kiêm Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế Malaysia Mohamed Azmin Ali cho rằng việc thiết lập được chuỗi cung ứng chất bán dẫn linh hoạt và bền vững hơn là cần thiết để nước này hướng tới mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, phát biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành điện và điện tử Malaysia (E&E) do Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Malaysia (MSIA) tổ chức tối 30/5, Bộ trưởng Azmin Ali nhấn mạnh việc làm cho chuỗi cung ứng chất bán dẫn và điện tử linh hoạt hơn trong dài hạn sẽ giúp giảm chi phí và làm cho ngành công nghiệp phát triển nhanh, hiệu quả hơn khi đối mặt với tình trạng thị trường không chắc chắn và nhiều biến động.
Ông cho rằng điều này là cấp thiết vì ngành công nghiệp bán dẫn đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng cao trên quy mô toàn cầu trong năm qua, với các công ty bán dẫn lớn đã đầu tư số vốn vượt quá 550 tỷ USD vào các nhà máy chế tạo.
Bộ trưởng Azmin Ali cho biết bản ghi nhớ hợp tác về khả năng phục hồi chuỗi cung ứng chất bán dẫn đã ký với Mỹ có ý nghĩa rất lớn đối với Malaysia.
Ông lưu ý rằng Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế (MITI) sẽ sớm liên hệ với ngành E&E để thiết lập các kế hoạch hành động nhằm đạt được mục tiêu của bản ghi nhớ.
Năm 2021, Malaysia đã xuất khẩu các sản phẩm E&E trị giá 455,7 tỷ ringgit (104,1 tỷ USD), tăng 18% so với năm trước đó và chiếm 36,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á này.
Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế gần đây đã hoàn thành chương trình thương mại và đầu tư tới Mỹ, đảm bảo khoản đầu tư 16,52 tỷ ringgit bao gồm các khoản đầu tư chiến lược từ các công ty sản xuất toàn cầu như Texas Instruments và AMD của Mỹ trị giá 7,92 tỷ ringgit, dự kiến sẽ đem lại hơn 4.000 cơ hội việc làm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Tương lai châu Á: Thủ tướng Malaysia cảnh báo sự chia tách các chuỗi cung ứng
18:26' - 26/05/2022
Tại Hội nghị Tương lai châu Á, Thủ tướng Malaysia đã cảnh báo về hậu quả của sự chia tách các chuỗi cung ứng, đồng thời kêu gọi các nước tăng cường hợp tác kinh tế khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Công Thương: Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam
21:01' - 16/11/2024
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, tăng trưởng thương mại Việt Nam – Mỹ đã phát triển rất tốt trong năm 2024, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai năng lượng châu Âu sau khi Nga “đóng van” khí đốt
16:37' - 16/11/2024
Ngày 15/11, Nga thông báo với Áo về việc nước này sẽ dừng cung cấp khí đốt qua Ukraine, đánh dấu bước tiến gần hơn tới việc chấm dứt hoàn toàn nguồn cung khí đốt từ Moskva sang châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn nhất ASEAN thu hút nhà đầu tư nước ngoài
09:01' - 16/11/2024
Indonesia khẳng định sẽ tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi thông qua các chính sách ưu đãi và kế hoạch mở rộng thêm nhiều Đặc khu kinh tế (SEZ) để thu hút các nhà đầu tư châu Á- Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ -Trung có thể gặp nhiều sóng gió hậu bầu cử
20:07' - 15/11/2024
Khi đối mặt với nguy cơ của một cuộc chiến thương mại mới với Mỹ, Trung Quốc có thể mở rộng phạm vi đáp trả trong những năm gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Anh suy yếu, gây lo ngại về mục tiêu tăng trưởng
18:46' - 15/11/2024
Văn phòng Thống kê quốc gia Anh ngày 15/11 công bố báo cáo cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh đã giảm trong tháng 9/2024 và tăng trưởng chậm lại đáng kể trong quý III.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo siêu động đất làm chậm tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
17:25' - 15/11/2024
Theo số liệu chính thức công bố ngày 15/11, nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng chậm lại trong quý III/2024 do những cảnh báo về nguy cơ xảy ra siêu động đất làm ảnh hưởng đến hiệu suất kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Liban thiệt hại 8,5 tỷ USD do xung đột Israel - Hezbollah
09:51' - 15/11/2024
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá thiệt hại vật chất và tổn thất kinh tế do cuộc xung đột gây ra cho Liban ước vào khoảng 8,5 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Âu lo ngại tác động kép từ chính sách thương mại mới của Mỹ
08:20' - 15/11/2024
Kết quả bầu cử ở Mỹ đã làm gia tăng các mối rủi ro đối với nền kinh tế Đức, vốn đang đình trệ, và ảnh hưởng đến triển vọng phục hồi của khu vực Trung Âu, nơi phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Chính phủ đề xuất hỗ trợ tiền mặt đối phó lạm phát
16:02' - 14/11/2024
Chính phủ Nhật Bản đã trình Quốc hội một khoản ngân sách bổ sung để hỗ trợ người dân ứng phó với lạm phát, qua đó kích thích kinh tế quốc gia.