Mập mờ giá bán điện ở Hợp tác xã Dịch vụ điện năng Hoằng Hải
Người dân sử dụng điện sản xuất nhưng phải nộp tiền điện kinh doanh, yêu cầu người sử dụng điện phải hỗ trợ thêm vào 851 đồng/kWh so với giá quy định.
Việc làm “tùy hứng”, không theo các quy định tại Hợp tác xã Dịch vụ điện năng Hoằng Hải, xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa gây bức xúc trong nhân dân trên địa bàn nhiều năm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.
*Không mua giá điện kinh doanh, bị dọa cắt điện
Khi chúng tôi có mặt tại xã Hoằng Hải để tìm hiểu sự việc trên, rất nhiều người dân kéo đến để bày tỏ nỗi bức xúc.
Hàng chục hộ dân đang dùng điện với mục đích sản xuất như: hàn xì, chạy máy xay xát, quạt công nghiệp cho các trang trại chăn nuôi lớn, máy đóng gạch vồ… cho rằng, họ chịu thiệt đơn thiệt kép với cách thu tiền điện của Hợp tác xã Dịch vụ điện năng Hoằng Hải.
Bởi, theo Thông tư số 23/VBHN-BCT, ngày 16/10/2018 của Bộ Công Thương quy định về thực hiện giá bán điện thì các hộ dân trên phải được mua điện với mục đích sử dụng là điện sản xuất (theo mục 3, điều 7, chương II).
Tuy nhiên, từ nhiều năm qua, Hợp tác xã Dịch vụ điện năng Hoằng Hải không bán điện sản xuất mà yêu cầu các hộ phải mua điện với hình thức sử dụng là điện kinh doanh.
Tại Quyết định số 648/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, ngày 20/3/2019 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện thì giá điện sản xuất trung bình chỉ 1.685 đồng/kWh, nhưng điện kinh doanh có giá trung bình tới 2.666 đồng/kWh. Có nghĩa, mỗi kWh điện, người dân phải chịu thiệt gần 1.000 đồng.
Nhiều hộ sản xuất dùng tới hàng nghìn kWh điện mỗi tháng nên phải trả cao hơn hàng triệu đồng so với được mua điện sản xuất như quy định.
Điển hình như trường hợp gia đình ông Lê Xuân Dự ở thôn Trung Thượng xã Hoằng Hải, có trang trại nuôi thỏ quy mô lớn. Theo Thông tư số 23/VBHN-BCT, ngày 16/10/2018 của Bộ Công Thương được sử dụng điện sản xuất.
Tuy nhiên gia đình ông Dự phải mua điện kinh doanh của Hợp tác xã Dịch vụ điện năng Hoằng Hải.
Trong tháng 7 vừa qua, trang trại gia đình ông phải chi hơn 12 triệu đồng để trả tiền điện. Nhưng nếu được tính giá điện sản xuất theo quy định tại Quyết định 648/QĐ-BCT thì gia đình chỉ phải trả khoảng 9 triệu đồng.
Ông Nguyễn Hữu Long, ở đội 8, thôn Đông Hòa xã Hoằng Hải cho biết, gia đình ông dùng điện 3 pha cho xay xát lúa gạo và lâu nay, gia đình ông được Hợp tác xã Dịch vụ điện năng Hoằng Hải bán điện theo hình thức điện kinh doanh. Đến tháng 4 vừa qua, gia đình ông có xin làm thêm hầm cấp đông để cất trữ hải sản.
“Thấy không đúng theo Thông tư số 23/VBHN-BCT, tôi có phản ánh nhiều lần nhưng người của hợp tác xã nói chỉ bán điện kinh doanh chứ không bán điện sản xuất, nếu không đồng ý thì họ cắt điện”, ông Long tâm sự
Không thể để hoạt động sản xuất bị đình trệ, ông Long vẫn phải chấp nhận sử dụng mức điện kinh doanh. Ông Long rất mong các cơ quan liên quan, các cấp chính quyền và ngành điện vào cuộc làm rõ để đem lại quyền lợi cho hàng chục hộ gia đình trong xã.
Theo tìm hiểu của phóng viên, chỉ tính riêng 3 thôn là Trung Thượng, Đông Hòa và An Lạc đã có gần 30 hộ đang sử dụng điện với mục đích sản xuất. Đa phần trong số này hiện phải mua điện với giá điện kinh doanh đắt hơn 1.000 đồng/kWh.
Đại diện các hộ dân còn cho rằng, khi đấu mối để mắc điện từ những năm trước, họ có yêu cầu làm hợp đồng với Hợp tác xã Dịch vụ điện năng Hoằng Hải, nhưng phía Hợp tác xã nói điều này là không cần thiết.
Một việc làm vô lý khác là từ nhiều năm qua, Hợp tác xã Dịch vụ điện năng Hoằng Hải yêu cầu nhiều hộ gia đình trong xã phải hỗ trợ thêm 851 đồng/kWh. Có hộ gia đình dùng điện sản xuất với lượng tiêu thụ hàng nghìn kWh mỗi tháng nên số tiền hỗ trợ này lên đến cả triệu đồng.
Cũng theo phản ánh của nhiều người dân xã Hoằng Hải, trong những năm qua, nhiều gia đình từng bị cắt điện sai quy định do “dám” phản ánh những việc làm chưa phù hợp của Hợp tác xã Dịch vụ điện năng Hoằng Hải. Cách đây chưa lâu, gia đình ông Lê Ngọc Hợp ở thôn Thanh Xuân trong xã bị cắt điện hơn 10 ngày do ông có ý kiến lên Hội đồng nhân dân xã Hoằng Hải về những cách làm khuất tất của đơn vị bán điện này.
*Các hộ dân tự nguyện hỗ trợ?
Tại buổi làm việc của phóng viên TTXVN với ông Hồ Hữu Thành, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ điện năng Hoằng Hải thừa nhận là có việc người dân hỗ trợ 851 đồng/kWh điện và việc này đã được triển khai từ lâu.
Nhưng khác với nhiều người dân phản ánh là bị gượng ép phải “hỗ trợ”, thì ông giám đốc hợp tác xã này lại cho rằng, đó là do các hộ tự nguyện. Theo ông Thành, từ nhiều năm trước, thấy anh em hợp tác xã vất vả, nhiều người đến bày tỏ mong muốn được hỗ trợ 851 đồng/kWh điện.
Khi được hỏi việc xin hỗ trợ khoản tiền này dựa vào quy định nào, ông Thành không trả lời và tiếp tục lái sang nội dung khác. Ông Thành cũng không nắm được hiện có bao nhiêu hộ từng “hỗ trợ” khoản tiền này và cũng không thống kê được tổng số tiền đã thu.
Với phản ánh của hàng chục hộ đang dùng điện theo diện mua điện sản xuất được quy định tại Thông tư số 23/VBHN-BCT, ngày 16/10/2018 của Bộ Công Thương, nhưng Hợp tác xã Dịch vụ điện năng Hoằng Hải lại yêu cầu họ mua điện với hình thức là điện kinh doanh, ông Thành lý giải “do chưa đủ điện nên chúng tôi chỉ bán điện kinh doanh cho các hộ mà chưa bán điện sản xuất”.
Cách giải thích này không hợp lý, bởi lẽ, có tính theo mục đích sử dụng nào đi nữa, thì lượng điện tiêu thụ của mỗi hộ gia đình hay cơ sở sản xuất vẫn bằng chừng ấy mỗi tháng.
Ông Thành cũng thừa nhận việc làm này chưa thật sự đúng và cho rằng, nếu các hộ muốn mua điện theo mục đích điện sản xuất thì làm đơn đề nghị và làm thủ tục hợp đồng đăng ký mua bán điện sản xuất, để hợp tác xã giải quyết.
Tuy nhiên, trao đổi các vấn đề trên, ông Lê Quang Hiếu, Giám đốc Điện lực Hoằng Hóa cho biết, về nguyên tắc bán điện cho các hộ sản xuất hay kinh doanh, phía điện lực phải cho người xuống khảo sát để xác định mục đích sử dụng điện.
Trên cơ sở đó phía điện lực sẽ làm hợp đồng mua bán điện với người dân để sử dụng đúng mục đích, chứ không được tự ý chuyển từ giá điện sản xuất sang điện kinh doanh.
Ông Lê Tiến Lam, Giám đốc Sở Công Thương cho hay sẽ chỉ đạo các phòng chuyên môn về kiểm tra hoạt động bán điện của Hợp tác xã Dịch vụ điện năng Hoằng Hải và vi phạm đến đâu, Sở Công Thương sẽ xử lý nghiêm đến đó./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Phạt 40 triệu đồng một công ty bán điện giá cao cho dân
18:31' - 07/07/2020
Lực lượng chức năng vừa phát hiện các hoá đơn tiền điện do Công ty TNHH Phúc Đạt Thành xuất bán cho các hộ dân tại Bình Thuận có giá bán điện cao hơn so với quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Sớm hoàn thành các thỏa thuận khung về mua bán điện
13:58' - 26/05/2020
Ngày 26/5, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu về dự án điện khí hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu và các dự án năng lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Còn nhiều dư địa xuất khẩu nhựa vào thị trường Australia
17:56' - 23/05/2022
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu nhựa và các sản phẩm từ nhựa lớn thứ 11 tại Australia.
-
Thị trường
Hàn Quốc tham gia sáng kiến kinh tế mới nhằm đa dạng hóa và ổn định chuỗi cung ứng
08:47' - 23/05/2022
Hàn Quốc đã quyết định tham gia sáng kiến kinh tế mới do Mỹ dẫn dắt vì nó có thể giúp đa dạng hóa và ổn định chuỗi cung ứng của nước này.
-
Thị trường
Kết nối chuỗi giá trị nông sản Tây Nguyên
15:21' - 22/05/2022
"Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên" sẽ mở ra cơ hội để các tỉnh Tây Nguyên giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong phát triển nông nghiệp.
-
Thị trường
Sản xuất tiêu thụ nông sản qua liên kết, phân phối hài hòa lợi ích
15:12' - 22/05/2022
Sóc Trăng đã có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, ký các cam kết tiêu thụ nông sản cho người trồng lúa, người trồng cây ăn trái, tạo đầu ra ổn định cho nhà nông.
-
Thị trường
Sơn La: Quảng bá thương hiệu mận Mộc Châu đến du khách
13:19' - 22/05/2022
Ngày 22/5, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La diễn ra Ngày hội hái quả năm 2022. Đây là sự kiện nhằm quảng bá, giới thiệu thương hiệu mận hậu Mộc Châu đến người dân, du khách trong nước và quốc tế.
-
Thị trường
Chính phủ Indonesia cam kết tiêu thụ 54 tỷ USD sản phẩm trong nước
13:08' - 22/05/2022
Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu nâng tổng giá trị giao dịch các sản phẩm sản xuất trong nước được đặt hàng qua hệ thống e-catalog và thị trường trực tuyến lên mức 400.000 tỷ rupiah (27,2 tỷ USD).
-
Thị trường
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa ổn định
13:06' - 22/05/2022
Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung ổn định so với tuần trước.
-
Thị trường
Sudan mở rộng diện tích trồng lúa mỳ do khủng hoảng lương thực toàn cầu
10:06' - 22/05/2022
Quyền Bộ trưởng Nội các Sudan Osman Hussein Osman cho biết, nước này đã mở rộng đất canh tác, giúp giảm thiểu thiệt hại do giá lúa mỳ toàn cầu tăng vọt.
-
Thị trường
Trung Quốc tăng nhập khẩu dầu thô từ Saudi Arabia
09:39' - 22/05/2022
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Saudi Arabia trong tháng 4/2022 đã tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.