Mặt bằng "cản tiến độ" hàng loạt dự án ở Đồng Nai
Với chủ trương hạ tầng phải đi trước một bước để thúc đẩy kinh tế - xã hội, Đồng Nai đã đầu tư nguồn lực rất lớn triển khai hàng loạt dự án giao thông kết nối.
Tuy nhiên, do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, đến nay, nhiều dự án bị chậm tiến độ. Tình trạng này gây ra nhiều hệ lụy, làm chậm tiến trình phát triển của địa phương.
Dự án xây dựng Hương lộ 2, giai đoạn 1 (thuộc địa bàn thành phố Biên Hòa) khởi công cuối năm 2020, vốn đầu tư hơn 780 tỷ đồng. Theo hợp đồng ban đầu, dự án hoàn thành vào giữa năm 2022, nhưng rồi phải gia hạn đến cuối tháng 4/2023. Tuy nhiên, hết thời hạn này, Hương lộ 2 mới chỉ hoàn thành khoảng 50% tổng giá trị hợp đồng và phải tiếp tục gia hạn đến cuối năm nay.Đại diện liên danh nhà thầu cầu Vàm Cái Sứt cho biết, quá trình triển khai dự án, nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn vì dịch COVID-19, đặc biệt là người dân chậm di dời. Mãi đến tháng 3/2023, hộ dân cuối cùng trong vùng dự án mới đồng ý bàn giao mặt bằng phục vụ thi công.
Dự án đường ven sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Hoá An, thành phố Biên Hòa đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu) với chiều dài hơn 5km, vốn đầu tư trên 1.300 tỷ đồng, khởi công tháng 12/2021. Đến nay, qua 17 tháng thi công, dự án vẫn rất ngổn ngang, chậm tiến độ. Theo lãnh đạo Công ty cổ phần Giao thông 828 (nhà thầu đường ven sông Đồng Nai), trên toàn tuyến còn rất nhiều vị trí người dân chưa bàn giao mặt bằng, điều này khiến nhà thầu không thể hoàn thành đường công vụ. Hầu hết máy móc, thiết bị nhà thầu phải vận chuyển bằng sà lan trên sông Đồng Nai để tiếp cận công trường. Do dự án chậm tiến độ nên nhà thầu đang làm thủ tục gia hạn hợp đồng. Ghi nhận của phóng viên TTXVN cho thấy, hầu hết người dân bị ảnh hưởng tại các dự án trên địa bàn Đồng Nai đều đồng tình, ủng hộ, sẵn sàng di dời, nhường đất cho nhà nước. Người dân mong được đền bù, hỗ trợ thỏa đáng, đặc biệt là sớm có đất tái định cư. Bà Phạm Thị Tư, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa (người dân tại đường ven sông Đồng Nai) cho biết, gia đình đã nhận được tiền đền bù, hỗ trợ và bốc thăm đất tái định cư, đồng thời rất muốn đi bởi ở đây thi công đường nên nhiều bụi, máy móc ồn ào. Nhưng đến nay, cả nhà vẫn phải bám trụ trong công trường vì chưa được cấp đất để làm nhà mới. Theo ông Phạm Đức Hoàng, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Biên Hòa, hiện, địa phương có nhiều dự án giao thông đang triển khai, người dân vùng dự án đồng tình với chủ trương của nhà nước. Tuy nhiên, việc thu hồi đất gặp nhiều vướng mắc, khó khăn. Nguyên nhân là hồ sơ đất phức tạp, các hộ mua bán đất bằng giấy viết tay, trong cùng một thửa đất nhưng có nhiều gia đình cùng sinh sống, đặc biệt là thiếu đất tái định cư. Riêng dự án đường ven sông Đồng Nai, thành phố Biên Hòa phải thu hồi đất của khoảng 600 hộ; trong đó, có hơn 300 hộ phải bố trí tái định cư. Đến nay, còn gần 200 hộ chưa di dời vì chưa được giao đất tái định cư, một số hộ có ý kiến về giá bồi thường. Ông Phạm Đức Hoàng cho biết, để phục vụ các dự án đang triển khai, thành phố Biên Hòa phải bố trí tái định cư cho hơn 1.500 hộ. Hiện, thành phố đang xây dựng nhiều khu tái định cư, song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Thực tế cho thấy, trong việc giải phóng mặt bằng, ngoài đến bù, hỗ trợ thì tái định cư cũng là vấn đề then chốt, phải đi trước. Bởi, chỉ khi được cấp đất tái định cư người dân mới có nơi ở mới để chuyển đến, bàn giao mặt bằng cho nhà nước. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Đồng Nai (viết tắt là Ban Quản lý), hiện, đơn vị được giao 23 dự án trên địa bàn tỉnh; trong đó, có 16 dự án với vốn đầu tư gần 16.800 tỷ đồng. Đến nay, nhiều dự án bị chậm tiến độ, có dự án phải gia hạn lần thứ 3. Đối với Hương lộ 2, do dự án chồng lấn với dự án của chủ đầu tư khác nên khi thực hiện các đơn vị phải làm lại hồ sơ thu hồi đất, bồi thường. Ông Nguyễn Linh, Phó Giám đốc Ban Quản lý cho biết, khoảng 3 năm qua, do dịch COVID-19, giá nguyên vật liệu biến động nên Ban Quản lý gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện các dự án. Đặc biệt, việc chậm giải phóng mặt bằng khiến hầu hết dự án bị ách tắc, chậm tiến độ. Tới đây, Ban Quản lý sẽ trực tiếp làm việc với các đơn vị liên quan nhằm giải quyết cụ thể những vướng mắc trong bồi thường, bàn giao mặt bằng. Thời gian qua, trong nhiều cuộc họp về triển khai các dự án, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã nhiều lần chỉ đạo vấn đề đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tuy nhiên, đến nay nhiều ách tắc vẫn chưa được xử lý. Thiết nghĩ, tỉnh Đồng Nai cần có giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn nữa, qua đó sớm khởi thông điểm nghẽn, giúp dự án sớm hoàn thành, tạo động lực phát triển mới cho địa phương./.- Từ khóa :
- giải phóng mặt bằng
- dự án bị chậm tiến độ
- Đồng Nai
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Sớm gỡ mặt bằng dự án đảm bảo điện cho Khu Kinh tế Nghi Sơn
15:44' - 08/05/2023
Ngày 8/5, tại Thanh Hóa, ông Mai Xuân Liêm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì cuộc họp với Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) và các sở, ngành liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết khó khăn mặt bằng thi công cầu Bến Mới nối Nam Định với Ninh Bình
19:46' - 06/05/2023
Cầu Bến Mới có tổng chiều dài 3.210m, nằm trên Quốc lộ 38B thuộc gói thầu XL-04 là cây cầu lớn nhất với giá trúng thầu hơn 360 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc mặt bằng các dự án truyền tải điện tại Quảng Nam
15:11' - 06/05/2023
EVN vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng các dự án mua điện của Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Vì sao tỷ lệ giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam cao nhưng nhà thầu vẫn khó thi công?
09:41' - 05/05/2023
Mặc dù tỷ lệ bàn giao diện tích giải phóng mặt bằng của các địa phương tương đối cao, song, mặt bằng có thể tổ chức thi công chỉ đạt hơn 64%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2024: Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế
22:18' - 16/11/2024
Bên lề Tuần lễ cấp cao APEC, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp lãnh đạo các nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều cơ hội hợp tác Việt-Bỉ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
21:53' - 16/11/2024
Các cuộc làm việc đã giúp hai bên hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của nhau, từ đó xác định được những lĩnh vực hợp tác ưu tiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
21:33' - 16/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 về việc thay đổi nhân sự Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả
21:00' - 16/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1403/QĐ-TTg ngày 16/11/2024 thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hoá đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm khai thác IUU
17:51' - 16/11/2024
Thanh Hóa đã thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai thác IUU và đưa 55 tàu ra khỏi danh sách có nguy cơ vi phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa Ấn Độ và tỉnh Hòa Bình
17:51' - 16/11/2024
Chiều 16/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ Ấn Độ năm 2024” nhằm tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa Ấn Độ và tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
15:14' - 16/11/2024
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
-
Kinh tế Việt Nam
Lấp lỗ hổng kiểm soát an toàn xe máy
13:45' - 16/11/2024
Mô tô, xe máy chiếm hơn 90% phương tiện tại Việt Nam và số lượng nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến người đi xe máy chiếm hơn 60%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường gặp Tổng thống Indonesia nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao APEC
09:31' - 16/11/2024
Chiều 15/11, tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto.