Mắt xích dẫn vốn chính sách đến với hộ nghèo
Hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội đã trở thành điểm sáng trong thực hiện vai trò là cầu nối nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo, hỗ trợ đồng hành để đồng vốn được sử dụng đúng mục đích góp phần giúp các hộ nghèo phát triển kinh tế.
Những nỗ lực từ từng tổ chức chính trị - xã hội vùng với Ngân hàng Chính sách Xã hội trong việc hoàn thiện hệ thống chính sách và triển khai cho vay kịp thời đúng đối tượng đã tạo bước chuyển đột phá cho hoạt động tín dụng chính sách trong giai đoạn 2015 - 2020.
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Ngân hàng Chính sách Xã hội và 4 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã thực hiện có hiệu quả phương thức ủy thác.Điều đó góp phần tích cực nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội và thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, được nhân dân đồng tình ủng hộ và đánh giá cao.
Đến 31/8/2020, tổng dư nợ chương trình tín dụng thực hiện theo phương thức ủy thác là 220.545 tỷ đồng, chiếm 99,56% tổng dư nợ; tăng so với năm 2014 là 90.491 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,8%, với mạng lưới 173.712 tổ tiết kiệm và vay vốn với gần 6,5 triệu tổ viên còn dư nợ.Chất lượng tín dụng tiếp tục được nâng cao, nợ quá hạn trong tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội có tỷ lệ giảm dần từ 4,5% khi nhận bàn giao xuống còn 0,38% năm 2014 và đến 31/8/2020 còn 0,25%.
Vốn tín dụng ưu đãi được chuyển tải nhanh chóng, thuận lợi đến đúng đối tượng thụ hưởng kịp thời, hiệu quả với tổng doanh số cho vay ủy thác trong 5 năm qua đạt 334.061 tỷ đồng, chiếm 98,8% tổng doanh số cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội, cho hơn 12 triệu lượt khách hàng vay vốn. Trong hơn 5 năm qua, dư nợ nhận ủy thác của Hội Nông dân liên tục tăng, từ 42.623 tỷ đồng cuối năm 2014 lên 67.442 tỷ đồng vào 31/8/2020, tăng 24.819 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,58% tổng dư nợ Ngân hàng Chính sách Xã hội ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội. Ngay từ những ngày đầu sát cánh cùng Ngân hàng Chính sách Xã hội thực thi tín dụng chính sách xã hội, Hội Nông dân Việt Nam xác định tín dụng chính sách xã hội là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng sách có cơ hội vươn lên làm giàu chính đáng.Đồng thời đây cũng là chức năng quan trọng của tổ chức Hội trong chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân, thúc đẩy các phong trào thi đua do Hội phát động mà trọng tâm là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Ông Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Ủy viên HĐQT Ngân hàng Chính sách Xã hội nhìn nhận: “Có thể khẳng định phương thức ủy thác một số nội dung công việc qua các tổ chức chính trị - xã hội là sáng tạo, phù hợp với tôn chỉ hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, phù hợp với tính chất chính trị, xã hội của vốn tín dụng chính sách, phát huy tối đa hiệu quả của đồng vốn cho vay.Qua đó đóng góp tích cực cho phát triển bền vững của Ngân hàng Chính sách Xã hội, xây dựng tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội. Phương thức ủy thác này đã khẳng định tính ưu việt riêng có của tín dụng chính sách xã hội".
Với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, việc triển khai hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần giải quyết những khó khăn thách thức mà hoạt động công tác Hội và phong trào phụ nữ cũng phải đối diện như: việc làm, phát triển kinh tế; ứng phó tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. Trong 5 năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ luôn là tổ chức có dư nợ cao nhất trong các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, đến 31/8/2020 đạt trên 85,36 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 33,8 nghìn tỷ đồng so với năm 2014. Tỷ lệ nợ quá hạn là 0,21%, giảm 0,13% so với 31/12/2014. Điều đó minh chứng việc nộp lãi, hoàn trả gốc của các thành viên vay vốn cơ bản đảm bảo thực hiện tốt. Anh Trần Tấn Phát ở thôn Hà Lợi Trung, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã có cơ hội đổi đời từ nguồn vốn chính sách. Năm 2013, anh Phát bắt đầu chăn nuôi gà. Bán hết cả 3 cây vàng tích cóp của hai vợ chồng không đủ phân nửa nguồn vốn đầu tư, chính vì vậy khi được Đoàn Thanh niên và Ngân hàng Chính sách Xã hội tư vấn vay vốn chính sách phát triển sản xuất đã mở ra nút thắt khó khăn nhất khi đó. Vay thêm người thân cùng vốn ngân hàng, trang trại gà của anh Phát dần hoàn thiện trên quy mô 1 ha gồm hệ thống đệm lót sinh học, các thiết bị đèn, hệ thống nước uống tự động, gas sưởi ấm cho đàn gà vào mùa đông...Nhờ hệ thống này, giờ gia đình anh giảm được công chăm sóc, vệ sinh chuồng trại giúp gà có sức chống chịu cao và không lãng phí nguồn thức ăn. Giờ đây, sau 5 năm, thành quả mà anh thu được đó là thu nhập từ trang trại gà mỗi năm ước khoảng 250 triệu đồng lãi ròng.
“Đối với đa số thanh niên nông thôn như chúng tôi, là những người có xuất phát điểm thấp thì nguồn vốn chính sách đã trao cho chúng tôi những cơ hội đổi đời”, anh Phát tâm sự. “Thông qua hoạt động ủy thác, các tổ chức chính trị - xã hội có thêm điều kiện củng cố tổ chức mình gần dân, sát dân hơn; thu hút, tập hợp được đông đảo hội viên, làm cho hội viên tin tưởng, gắn bó hơn với tổ chức mình. Phương thức ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội và mô hình Tổ tiết kiệm và vay vốn không chỉ là một kênh dẫn vốn tín dụng hiệu quả mà còn là một cách làm hay, một mô hình sáng tạo trong thực hiện công tác dân vận thời kỳ đổi mới.Mà hiệu quả cao nhất đó chính là góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được nâng cao và hơn thế nữa, củng cố, tăng cường niềm tin vững chắc của nhân dân vào công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nước”, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Nguyễn Lam khẳng định
Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Dương Quyết Thắng cho biết: “Trong giai đoạn tiếp theo, hoạt động ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục là một kênh dẫn vốn quan trọng để tín dụng chính sách xã hội phát triển theo hướng ổn định, bền vững, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn để được thụ hưởng các chương trình tín dụng và tiếp cận với các dịch vụ do Ngân hàng Chính sách Xã hội cung cấp”./.>>Hơn 3.500 hộ dân được vay vốn tín dụng chính sách làm du lịch sinh thái
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Giải pháp giúp ngành ngân hàng biến “nguy” thành “cơ”
17:08' - 14/10/2020
Ngân hàng dù không phải là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ COVID-19, song cũng đã và đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có.
-
Ngân hàng
Hiệu quả tín dụng chính sách với đồng bào dân tộc thiểu số
14:16' - 07/10/2020
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang đang thực hiện 14 chương trình tín dụng chính sách để cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tăng trưởng tín dụng cho công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao gấp đôi mức trung bình của nền kinh tế
19:18' - 03/07/2025
Tính đến ngày 26/6/2025, dư nợ toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, tăng 8,3% so với cuối năm 2024, tăng 18,87% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Ngân hàng
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025
16:18' - 03/07/2025
Tại Agribank, phát triển bền vững được hiện thực hóa thông qua hệ giá trị vững chắc đó là ba trụ cột: Môi trường, xã hội và quản trị.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 3/7: Giá USD và NDT cùng tăng sau thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại
08:57' - 03/07/2025
Vietcombank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD hôm nay 3/7 tăng lên mức 25.985 - 26.345 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Partnership Marketing dần trở thành xu hướng
15:27' - 02/07/2025
Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt – đặc biệt là các thương hiệu vừa và nhỏ tìm đến một chiến lược marketing cũ nhưng chưa bao giờ lỗi thời: Partnership Marketing (Tiếp thị qua hợp tác thương hiệu).
-
Ngân hàng
SHB SAHA: Hướng tới khách hàng, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia
14:34' - 02/07/2025
Ngày nay, người dùng, nhất là nhóm trẻ, kinh doanh tự do hoặc bận rộn, cần ứng dụng ngân hàng dễ thao tác trên điện thoại, ít bước phức tạp.
-
Ngân hàng
Lãi suất ưu đãi mới cho vay nhà ở xã hội thấp nhất chỉ 5,9%/năm
14:16' - 02/07/2025
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố mức lãi suất cho vay ưu đãi mới áp dụng cho người mua và đầu tư nhà ở xã hội.
-
Ngân hàng
IMF kêu gọi Thụy Sĩ tăng cường giám sát ngân hàng sau cơn khủng hoảng của Credit Suisse
12:01' - 02/07/2025
IMF kêu gọi Thụy Sĩ tăng cường giám sát hệ thống ngân hàng, đồng thời khắc phục những điểm yếu đã bộc lộ trong cuộc khủng hoảng dẫn đến sự sụp đổ của Credit Suisse vào tháng 3/2023.
-
Ngân hàng
Fed có thể hạ lãi suất nhưng không chịu áp lực chính trị
10:15' - 02/07/2025
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 1/7 cho biết Fed có thể đã hạ lãi suất trong năm nay nếu không có những thay đổi chính sách đáng kể của Tổng thống Donald Trump.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 2/7: Giá USD tăng nhẹ
08:58' - 02/07/2025
Tại Vietcombank, giá USD được giao dịch ở mức 25.950 VND/USD (mua vào) và 26.310 VND/USD (bán ra), tăng 20 đồng ở cả hai chiều so với hôm qua.