Metran dự kiến sẽ cung cấp cho thị trường Việt Nam 15.000 máy thở
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 31/3, ông Trần Ngọc Phúc, sáng lập viên kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH Metran, một doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sản xuất máy hô hấp nhân tạo ở Nhật Bản, cho biết Metran sẽ sản xuất máy thở cho Việt Nam phòng chống dịch COVID-19.
Phóng viên TTXVN đã trao đổi với ông Trần Ngọc Phúc về kế hoạch của Metran sản xuất máy thở cho Việt Nam phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.
Phóng viên (PV): Xin ông cho biết kế hoạch về sản xuất máy thở cho Việt Nam phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19?
Ông Trần Ngọc Phúc: Hiện có nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, đang đề nghị đặt hàng mua máy thở của Metran.
Tuy nhiên, do năng lực sản xuất của Metran có hạn nên chúng tôi đang làm việc với các công ty tư vấn lớn nhất trên thế giới để chuyển nhượng bản quyền sáng chế máy thở cho các đơn vị tuân thủ các chính sách của Metran. Điều này sẽ giúp tăng năng lực sản xuất máy thở trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, chúng tôi đã nghiên cứu chế tạo một phiên bản máy thở đơn giản hơn để đáp ứng nhu cầu cấp bách về phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, phiên bản này đang chờ sự cấp phép của Chính phủ Nhật Bản.
Đối với Việt Nam, Metran dự kiến sẽ hợp tác với một đối tác trong nước để thực hiện một số dự án, trong đó có dự án sản xuất máy thở. Metran sẽ chia sẻ với đối tác này bản quyền sáng chế máy thở. Chúng tôi dự kiến sẽ sản xuất 15.000 máy thở cho thị trường Việt Nam, trong đó đợt đầu sẽ chuyển giao 2.000 máy phục vụ cho công tác phòng chống dịch COVID-19.
PV: Ông có thể cho biết những khó khăn mà Metran đang phải đối mặt trong việc chế tạo máy thở phục vụ phòng chống dịch COVID-19?
Ông Trần Ngọc Phúc: Như đã nói ở trên, Metran sẽ chế tạo một phiên bản máy thở để đáp ứng cho đợt dịch COVID-19 lần này.
Hiện tại, chúng tôi đang phải đối mặt với hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là có linh kiện hay không. Một trong các linh kiện quan trọng nhất trong máy thở là flow sensor (cảm biến lưu lượng) để đo lưu lượng và pressure sensor (cảm biến áp lực) để đo áp lực. Các công ty sản xuất máy thở trên thế giới đều đã đặt trước các linh kiện này.
Trong bối cảnh đó, vấn đề hiện nay là làm thế nào để mua được các linh kiện trên. Metran đang làm việc với các công ty tư vấn lớn nhất trên thế giới có mối quan hệ với các chuỗi cung ứng cảm biến để nhanh chóng tìm kiếm nguồn cung cấp linh kiện và đưa ra danh sách các linh kiện mà Metran cần mua. Hiện nay, các công ty này đang triển khai việc tìm kiếm nguồn linh kiện.
Tôi nghĩ rằng với mạng lưới quan hệ và sức mạnh của các công ty tư vấn này, họ sẽ nhanh chóng tìm được nguồn cung cấp linh kiện, đồng thời giúp đẩy nhanh tốc độ giao hàng.
Một vấn đề khác là nguồn nhân lực để phục vụ cho việc lắp ráp máy thở. Hiện Metran đang có một nhà máy sản xuất trang thiết bị y tế ở Việt Nam.
Ngoài ra, em trai của tôi đang điều hành công ty sản xuất linh kiện cho xe ô tô, với 2.500 nhân viên ở tỉnh Bình Dương và Trà Vinh. Chúng tôi có thể huấn luyện và huy động nguồn nhân lực này cho việc sản xuất máy thở.
Như vậy, nếu khó khăn về nguồn cung cấp linh kiện được giải quyết, chúng tôi có thể sản xuất từ 5.000 đến 10.000 máy thở/tháng.Trong tháng đầu, chúng tôi dự kiến sẽ sản xuất từ 1.000 đến 2.000 chiếc. Sau đó, chúng tôi sẽ tự động hóa một số công đoạn nhằm tăng sản lượng để đạt mục tiêu sản xuất từ 5.000 đến 10.000 chiếc/tháng.
PV: Với tư cách Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, ông có thể cho biết kế hoạch hỗ trợ cho người Việt Nam phòng chống dịch COVID-19?
Ông Trần Ngọc Phúc: Hiện Hội người Việt Nam tại Nhật Bản đã cung cấp thông tin trực tuyến về dịch COVID-19 cho người Việt Nam ở Nhật Bản và dự kiến sẽ hỗ trợ cho người Việt khi mắc bệnh. Tuy nhiên, Hội đang phải đối mặt với khó khăn về tài chính. Vì vậy, tôi rất mong các nhà hảo tâm có thể đóng góp tài chính cho các hoạt động của cộng đồng./
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài phát hiện gần 800.000 khẩu trang y tế xuất lậu
21:31' - 31/03/2020
Chiều 31/3/2020, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) phát hiện, thu giữ gần 800.000 chiếc khẩu trang y tế chuẩn bị làm thủ tục xuất khẩu.
-
Kinh tế & Xã hội
Khuyến khích sản xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế, sinh phẩm chẩn đoán virus SARS-CoV-2
08:23' - 26/03/2020
Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 1532/BYT-TB-CT gửi các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sản xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế, sinh phẩm chẩn đoán in vitro chẩn đoán virus SARS-CoV-2.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội khẩn trương mua trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19
16:03' - 25/03/2020
Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội yêu cầu, các đơn vị hoàn thiện cơ sở vật chất, nhân lực y tế các bệnh viện của thành phố, hoàn thiện trang thiết bị...
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Kinh tế Mỹ có thể tránh được cuộc suy thoái “trong gang tấc”
13:01'
Trong đánh giá thường niên về các chính sách kinh tế của Mỹ, IMF hiện dự đoán Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng 2,9% trong năm 2022, thấp hơn dự đoán tăng 3,7% được đưa ra hồi tháng Tư.
-
Ý kiến và Bình luận
CEO Binance: Bitcoin có thể rời xa mức kỷ lục 69.000 USD/BTC trong hai năm tới
19:56' - 23/06/2022
Theo Giám đốc điều hành (CEO) Changpeng Zhao của sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance, đồng bitcoin có thể ở dưới mức cao lịch sử gần 69.000 USD/bitcoin (BTC).
-
Ý kiến và Bình luận
CEO TotalEnergies: Nhiên liệu hóa thạch vẫn cần thiết
08:57' - 23/06/2022
Nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là khí đốt tự nhiên, vẫn cần thiết tại thời điểm mà thị trường toàn cầu đang vật lộn với nguồn cung năng lượng eo hẹp và giá cả tăng vọt.
-
Ý kiến và Bình luận
ExxonMobil cảnh báo tình trạng hỗn loạn trên thị trường dầu mỏ còn kéo dài
06:08' - 22/06/2022
CEO ExxonMobil, Darren Woods cảnh báo người tiêu dùng phải chuẩn bị hứng chịu tình trạng hỗn loạn trên thị trường dầu mỏ kéo dài tới 5 năm do đầu tư giảm và tác động của đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Wall Street Journal: Nền kinh tế Mỹ có khả năng suy thoái trong năm tới
07:40' - 21/06/2022
Theo kết quả một cuộc khảo sát mới của Wall Street Journal với các nhà kinh tế hàng đầu, xác suất Mỹ rơi vào suy thoái trong năm tới là khoảng 44%.
-
Ý kiến và Bình luận
Moody’s Analytics: Tăng trưởng GDP toàn cầu dự báo đạt 2,8% năm 2022
16:31' - 20/06/2022
Công ty nghiên cứu thị trường Moody’s Analytics cho biết, sự biến động của thị trường hàng hóa toàn cầu và môi trường giao dịch ngày càng lo ngại rủi ro có khả năng khiến lạm phát tăng trong năm 2022.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàng trăm CEO dự báo bi quan về kinh tế thế giới
18:49' - 18/06/2022
Hơn 60% giám đốc điều hành (CEO) của các công ty trên toàn cầu dự báo suy thoái tại khu vực mà các công ty của họ hoạt động trong vòng 12-18 tháng tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Hoàn thiện chuỗi logistics cho nông sản Việt
08:18' - 18/06/2022
Hoạt động logistics trong lĩnh vực nông nghiệp mới trong giai đoạn đầu của sự phát triển, chưa phát huy đầy đủ vai trò để góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngành thủy sản thế giới phục hồi phi thường
07:10' - 18/06/2022
Ấn bản "Bản đồ Thủy sản Thế giới" năm 2022 do công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia Rabobank (Hà Lan) phát hành mới đây cho thấy ngành thủy sản toàn cầu đang phục hồi phi thường.