Mexico, Canada bày tỏ quan điểm “linh hoạt” trong tái đàm phán NAFTA
Trưởng đoàn đàm phán nước chủ nhà Steve Verheul cho biết Canada sẵn sàng đàm phán về những yêu cầu khó khăn nhất của Mỹ tại vòng đàm phán này nhằm tháo gỡ bế tắc và mở đường cho việc hiện đại hoá hiệp định 24 năm tuổi này theo hướng có lợi cho cả ba nước.
Phát biểu với phóng viên, ông Verheul cho biết Canada mang đến Montreal nhiều ý tưởng mới và chiến lược sáng tạo nhằm thu hẹp khoảng cách đàm phán... Nước này hy vọng sẽ đạt được tiến bộ trong tuần này, nhưng dĩ nhiên điều đó cũng còn phải phụ thuộc vào các đối tác khác.
Khi được hỏi liệu Mỹ có cởi mở khi đàm phán về những đề xuất gây tranh cãi nhất, ông Verheul cho biết hiện Canada chưa nhận được tín hiệu trực tiếp từ đối tác. Dù vậy, ông vẫn hy vọng Washington sẽ hưởng ứng những đề xuất linh hoạt mà Canada sẽ mang đến vòng đàm phán lần này.
Không chỉ nước chủ nhà Canada mà cả Mexico cũng tuyên bố sẵn sàng tiếp cận linh hoạt trong một số vấn đề. Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildelfonso Guajardo từng tuyên bố sẽ đưa ra một đề xuất linh hoạt về quy tắc xuất xứ sản phẩm và về đề nghị của Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland liên quan đến một số biện pháp giải quyết các vấn đề gây tranh cãi. Ngày thảo luận thứ hai của vòng 6 tái đàm phán NAFTA khép lại với nội dung nổi bật: Nước chủ nhà Canada đưa ra đề xuất thay đổi cách tính về tỷ lệ nội địa hoá đối với ô tô con và xe tải ở Bắc Mỹ nhằm rút ngắn khoảng cách với phía Mỹ.Đề xuất của Canada được trình bày dưới dạng ý tưởng, Canada không đưa ra con số cụ thể về tỷ lệ nội địa hoá, mà muốn thay đổi cách thức và thành phần tính để thể hiện đúng hàm lượng công nghệ cao trong mỗi sản phẩm ô tô sản xuất tại Bắc Mỹ.
Thành viên của Hiệp hội sản xuất phụ tùng ô tô Canada, ông Flavio Volpe nhận định, phiên bản NAFTA 1994 không tính đến thực tế là công nghệ ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong ngành công nghiệp ô tô, từ nguyên liệu làm vỏ, thành phần máy móc đến các bộ phận điều khiển lắp trong xe.Ông Flavio Volpe cho biết những nội dung được Canada đề xuất đưa thêm vào danh sách nội địa hóa ô tô là công nghệ cao, tự động hoá và phát triển phần mềm, đây đều là những công nghệ chưa ra đời tại thời điểm NAFTA được ký kết năm 1994.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thuỵ Sỹ trước đó, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cũng đồng ý rằng có rất nhiều bộ phận điện tử chưa ra đời khi NAFTA được ký kết nên các quy định cũ không còn phù hợp với mục tiêu đặt ra ban đầu là tạo thuận lợi cho việc sản xuất ô tô trong khuôn khổ NAFTA. Đoàn đại biểu Mexico hiện chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về đề xuất mới của Canada, trong khi nước này sẽ là bên chịu ảnh hưởng nhiều nhất nếu như có bất kỳ thay đổi nào về tỷ lệ cũng như cách thức tính tỷ lệ nội địa hoá ô tô Bắc Mỹ. Hiện phía Mỹ vẫn giữ nguyên các yêu sách trong một số lĩnh vực then chốt như nâng tỷ lệ nội địa hoá khu vực đối với ngành sản xuất ô tô (từ 62,5% lên 85%, trong đó có ít nhất 50% tỷ lệ nội địa của Mỹ), mở rộng quyền tiếp cận với các hợp đồng mua sắm chính phủ, loại bỏ cơ chế giải quyết tranh chấp trong NAFTA và xác lập thời hạn đánh giá lại hiệp định sau mỗi 5 năm.Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí còn đe doạ sẽ khởi động tiến trình rút khỏi NAFTA, dự kiến kéo dài 60 ngày, nếu không đạt được những nhượng bộ cần thiết từ Canada và Mexico tại vòng đàm phán lần này.
Canada và Mexico hiện đã đồng ý với phiên bản Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sửa đổi và nếu không có gì thay đổi sẽ chính thức ký kết thoả thuận thương mại đầy tham vọng này tại Chile vào tháng Ba tới cho dù không có sự tham gia của Mỹ.Với quyết định này, hai nước sẽ có sẵn phương án thay thế một khi NAFTA đổ vỡ. Xét về quy mô, cả CPTPP và NAFTA cùng chiếm 40% GDP toàn cầu. CPTPP có lợi thế là có sự tham gia của 11 nước nằm theo vành đai Thái Bình Dương và gắn liền với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Davos 2018: Giới chức Mỹ và Canada "lời qua tiếng lại" về NAFTA
10:40' - 25/01/2018
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross đã cáo buộc Thủ tướng Canada Justin Trudeau dùng bài phát biểu tại Diễn đàn Davos để gây áp lực đối với Mỹ tại vòng tái đàm phán NAFTA thứ 6.
-
Kinh tế Thế giới
Vòng 6 tái đàm phán NAFTA: Canada đề xuất tăng tỷ lệ nội địa hoá ô tô Bắc Mỹ
08:05' - 25/01/2018
Phái đoàn Canada đã đưa ra đề xuất tăng tỷ lệ nội địa hoá nhằm đạt được thoả hiệp với Mỹ về một trong những nội dung gây tranh cãi nhất tại vòng đàm phàn lần này.
-
Kinh tế Thế giới
Vòng tái đàm phán thứ 6 đóng vai trò quyết định tương lai của NAFTA
13:14' - 23/01/2018
Với những vấn đề được cho là “gai góc” nhất được đặt lên bàn thương thảo, vòng tái đàm phán thứ 6 về Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang diễn ra tại Montreal (Canada) .
-
Kinh tế Thế giới
Hy vọng về những bước tiến mới trong vòng 6 tái đàm phán NAFTA
16:09' - 22/01/2018
Hiện các nhà đàm phán đang hoàn tất 10/30 chương đạt được thỏa thuận trong tái đàm phán NAFTA như năng lượng, viễn thông, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các biện pháp kiểm dịch thực vật...
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà kinh tế nhận định về triển vọng tái đàm phán NAFTA
06:36' - 21/01/2018
Bấp chấp những tuyên bố “cứng rắn” từ phía Nhà Trắng, kết quả cuộc khảo sát cho thấy chỉ bốn trong số 45 nhà kinh tế được hỏi s kiến cho rằng NAFTA sẽ bị “khai tử”
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.