Microsoft cáo buộc Google "chơi xấu" trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến
Giám đốc điều hành (CEO) của Microsoft, ông Satya Nadella đã đưa ra cáo buộc trên tại phiên tòa diễn ra ngày 2/10 ở Washington để xét xử vụ kiện nhằm vào Google liên quan đến vấn đề nói trên.
Trong các đơn kiện riêng rẽ, Bộ Tư pháp Mỹ và hàng chục bang của Mỹ cáo buộc Google lạm dụng vị thế thống trị của mình trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến, cản trở cạnh tranh bằng cách thoả thuận với các nhà mạng viễn thông và các hãng sản xuất điện thoại thông minh để đưa Google Search trở thành công cụ tìm kiếm mặc định hoặc duy nhất trên các sản phẩm được hàng triệu người tiêu dùng sử dụng.
Các đơn kiện được tập hợp vào một vụ kiện tập thể. Trước đó, Bộ Tư pháp Mỹ đã cáo buộc Google chi 10 tỷ USD mỗi năm cho Apple và các công ty khác để duy trì vị thế độc quyền nói trên. Hiện Google chiếm tới 90% thị phần dịch vụ tìm kiếm toàn cầu.
Về phần mình, CEO Nadella khẳng định từ năm 2009, công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft đã và đang nỗ lực xây dựng thị phần của riêng mình để cạnh tranh với Google. Tuy nhiên, Bing chưa bao giờ có thể cạnh tranh được với Google, phần lớn là do các dàn xếp của “gã khổng lồ” Google với Apple, để có thể bảo vệ vị thế thống trị của Google trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến. CEO Microsoft nhấn mạnh: “Rất khó để phát triển khi không có thị phần”.
CEO Microsoft cũng lập luận rằng việc tập đoàn Alphabet Inc - công ty mẹ của Google - hồi đầu tháng 2 ra mắt một dịch vụ chatbot mới có tên “Bard” sẽ không thể là nhân tố giúp củng cố vị thế thống trị của Google trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến. Trong khi đó, trong cuộc đua vị thế với Google, Microsoft đầu tháng 5 đã chính thức tung ra phiên bản công cụ tìm kiếm Bing và trình duyệt Edge tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh.
Ngoài ra, ông Nadella còn cáo buộc Google hạn chế các đối thủ công nghệ tiếp cận kho dữ liệu khổng lồ để phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). Việc hạn chế này được thực hiện thông qua các thỏa thuận độc quyền giữa Google với các nhà cung cấp nội dung vốn đóng vai trò quan trọng trong việc huấn luyện các mô hình AI tạo sinh.
Phản bác lại CEO Microsoft, luật sư trưởng của Google, ông John Schmidtlein lập luận rằng đã có những thời điểm Bing có trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên máy tính và điện thoại di động. Tuy nhiên, đa số người dùng vẫn ưu tiên sử dụng Google và bỏ qua Bing. Luật sư Schmidtlein cũng cho rằng Microsoft đã mắc một loạt sai lầm chiến lược khiến Bing không thể có chỗ đứng trên thị trường. Những sai lầm này bao gồm việc không đầu tư vào máy chủ hoặc đội ngũ kỹ sư để cải thiện chất lượng.
Theo giới chuyên gia pháp lý, vụ kiện chống độc quyền đối với Google là vụ kiện lớn nhất kể từ khi Bộ Tư pháp Mỹ nhằm vào hãng phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft cách đây hơn 2 thập kỷ liên quan tới sự thống trị của hệ điều Windows. Trong các lập luận của mình, Google kiên quyết phản đối vụ kiện, khẳng định sự thành công của công cụ tìm kiếm của mình nhờ nâng cao chất lượng và đầu tư quy mô lớn trong nhiều năm qua.
Thẩm phán Amit P. Mehta sẽ đưa ra phán quyết sau các phiên tranh tụng dự kiến kéo dài khoảng 3 tháng. Thẩm phán Mehta có thể bác bỏ vụ kiện hoặc yêu cầu có hành động khắc phục quyết liệt như dừng các hoạt động kinh doanh của Google hoặc cải tiến cách thức hoạt động của công ty. Dù kết quả thế nào, một trong hai bên có thể kháng cáo, vụ kiện có khả năng kéo dài trong nhiều năm./.
- Từ khóa :
- microsoft
- công cụ tìm kiếm
Tin liên quan
-
Công nghệ
Nga chi hơn 52 triệu ruble thay hệ điều hành Windows và Microsoft Office
07:38' - 03/10/2023
Ngày 2/10, báo Vedomosti cho biết để thay thế hệ điều hành Windows, Duma Quốc gia Nga đã mua hệ điều hành Astra Linux OS với giá 29,3 triệu ruble và 1.800 bản quyền sử dụng phần mềm MyOffice.
-
Công nghệ
Microsoft: Bing gặp khó khi muốn là máy tìm kiếm mặc định trên các smartphone
11:19' - 29/09/2023
Theo ông Jonathan Tinter, Phó Chủ tịch Microsoft, Bing đã gặp khó khăn khi muốn giành lấy vị trí là máy tìm kiếm mặc định trên các thiết bị smartphone được bán ra ở Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Bước ngoặt trên thị trường giải trí online
13:46'
Những thay đổi về thói quen tiếp nhận thông tin diễn ra nhanh hơn so với dự đoán, trong bối cảnh giải trí kỹ thuật số phát triển sau đại dịch COVID-19.
-
Công nghệ
Diễn đàn Mekong về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
13:30'
Ngày 9/4, Tỉnh ủy Vĩnh Long phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Diễn đàn Mekong về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số lần thứ I với chủ đề “Truyền hình và Công nghiệp văn hóa”
-
Công nghệ
Nỗ lực tạo đột phá chuyển đổi số ở Lai Châu
07:30'
Chuyển đổi số góp phần đẩy mạnh kinh tế tăng trưởng, cải thiện hiệu suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tối ưu hóa quy trình, chi phí vận hành ...
-
Công nghệ
Tương lai giá iPhone và chiến lược của Apple
16:43' - 11/04/2025
Các chuyên gia phân tích cho rằng giá iPhone tăng vọt trong vài tuần hoặc vài tháng tới, khi do chuỗi cung ứng của Apple phần lớn phụ thuộc vào Trung Quốc.
-
Công nghệ
Tương lai giá iPhone và chiến lược của Apple
16:43' - 11/04/2025
Các chuyên gia phân tích cho rằng giá iPhone tăng vọt trong vài tuần hoặc vài tháng tới, khi do chuỗi cung ứng của Apple phần lớn phụ thuộc vào Trung Quốc.
-
Công nghệ
Những “điểm nóng” trên bản đồ nhân tài AI
14:50' - 11/04/2025
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang lên ngôi, các công ty trên toàn thế giới đang chạy đua tìm kiếm nhân tài AI và nỗ lực nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động về công nghệ này.
-
Công nghệ
Giải pháp đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
13:30' - 11/04/2025
Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thời gian qua đã có những đóng góp nhất định vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
-
Công nghệ
Công nghệ AI mới của Amazon
07:30' - 11/04/2025
Tập đoàn thương mại điện tử Amazon đã chính thức giới thiệu những công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) mới, trong đó có mô hình giọng nói đàm thoại Nova Sonic.
-
Công nghệ
Trí tuệ nhân tạo: AI và “con dao hai lưỡi” trong y học
21:45' - 10/04/2025
Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đang được ca ngợi như một cuộc cách mạng trong y học hiện đại.