Microsoft phát hiện phần mềm độc hại trong hệ thống
Theo đó, Microsoft là một trong những khách hàng sử dụng Orion, một phần mềm giám sát và quản lý mạng do công ty SolarWinds cung cấp. Đây cũng là phần mềm mà nhiều cơ quan chính phủ Mỹ sử dụng và đã bị tin tặc lợi dụng để tấn công những cơ quan quan trọng.
Trong một tuyên bố, Microsoft cho hay hãng đã tích cực truy tìm các dấu hiệu tấn công mạng trong các hệ thống của hãng và đã phát hiện các mã nhị phân độc hại trong phần mềm của SolarWinds.
Microsoft khẳng định đã "cô lập và loại bỏ" mã độc này và không có bằng chứng hệ thống của hãng bị lợi dụng để tấn công hệ thống khác.
Một nguồn thạo tin tiết lộ tin tặc đã sử dụng dịch vụ đám mây của Microsoft nhưng không xâm nhập toàn hệ thống của hãng. Trong khi đó, Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) cho rằng Microsoft không phải là nguồn lây nhiễm mã độc này.
Hiện cả Microsoft và DHS đang điều tra sự việc này, trong khi Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) dự kiến báo cáo với Quốc hội Mỹ trong ngày 18/12.
Theo các nhà chức trách, các tin tặc đã xâm nhập SolarWinds, sau đó triển khai một bản cập nhật có chứa phần mềm độc hại cho phần mềm Orion của công ty này. Mục đích của tin tặc là lan truyền chương trình độc hại đó tới hàng loạt công ty Mỹ và mạng lưới internet của chính phủ.
SolarWinds cho biết có tới 18.000 khách hàng của công ty này, trong đó có nhiều cơ quan chính phủ và công ty lớn của Mỹ, đã tải bản cập nhật phần mềm Orion có chứa cửa hậu (backdoor).
Sau khi chiến dịch tấn công mạng bị phát hiện, Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng (CISA) thuộc DHS yêu cầu các cơ quan liên bang ngừng kết nối phần mềm chữa mã độc.
Tuy nhiên, theo CISA, tin tặc có thể đã cài đặt các đường truy cập bổ sung vào hệ thống mạng của những công ty này. CISA đồng thời khuyến cáo các nhà điều tra không nên chủ quan dù một số cơ quan không sử dụng các phiên bản gần đây của Orio.
Cho tới nay, các tin tặc được cho là đã theo dõi ít nhất thư điện tử hoặc dữ liệu trong Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ An ninh nội địa và Bộ Thương mại Mỹ.
Trước tình huống trên, Bộ Tư pháp, FBI cùng Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuyển thông tin liên lạc nội bộ vào mạng lưới mật, được cho là chưa bị xâm nhập.
Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn tờ Politico cho biết Bộ Năng lượng Mỹ và Cơ quan An ninh Hạt nhân có bằng chứng tin tặc đã xâm nhập các mạng lưới máy tính của các cơ quan này. Đây được xem là một phần của chiến dịch tấn công mạng quy mô lớn do một nhóm tin tặc nước ngoài tiến hành.
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã bày tỏ quan ngại về hoạt động tấn công mạng nói trên, đồng thời khẳng định đội ngũ của ông sẽ coi vấn đề an ninh mạng là một ưu tiên hàng đầu và sẽ nhanh chóng có biện pháp ứng phó ngay khi ông nhậm chức vào tháng tới./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Microsoft lên kế hoạch xây dựng mạng lưới trung tâm dữ liệu ở Chile
07:58' - 10/12/2020
Microsoft sẽ đầu tư xây dựng một mạng lưới trung tâm dữ liệu tại Chile, dự kiến sẽ tạo ra doanh thu khoảng 11,3 tỷ USD trong 4 năm tới, cùng với đó là hơn 51.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp.
-
Công nghệ
Microsoft chính thức tung ra thị trường máy chơi game thế hệ mới Xbox Series X
08:30' - 11/11/2020
Ngày 10/11, máy chơi game bom tấn thế hệ mới của hãng chế tạo phần mềm Microsoft, Xbox Series X đã chính thức được bày bán tại các cửa hàng trên khắp toàn cầu.
-
Công nghệ
Microsoft sẽ đầu tư vào nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Indonesia
06:30' - 07/11/2020
Tập đoàn Microsoft của Mỹ thông báo sẽ đầu tư chiến lược vào Bukalapak - một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại Indonesia.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Đưa vào hoạt động camera giám sát giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A
14:28'
Sáng 22/1, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) tổ chức bàn giao hệ thống giám sát, xử lý trật tự an toàn giao thông qua camera trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Thuận cho tỉnh này.
-
Công nghệ
Australia lên tiếng việc Google dọa ngừng cung cấp dịch vụ tìm kiếm
13:00'
Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định nước này sẽ đưa ra các quy tắc riêng.
-
Công nghệ
Lắp đặt camera trên tuyến biên giới để phòng, chống dịch COVID-19
11:30'
Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thành lắp đặt bổ sung và kết nối thêm 37 camera giám sát tại các điểm trọng yếu trên khu vực bờ sông biên giới để phòng, chống dịch COVID-19.
-
Công nghệ
Ấn Độ yêu cầu WhatsApp trả lời 14 câu hỏi liên quan đến dữ liệu người dùng
09:20'
Ấn Độ vừa yêu cầu ứng dụng nhắn tin WhatsApp của Mỹ rút lại kế hoạch thay đổi chính sách chia sẻ dữ liệu đã được WhatsApp thông báo với lý do không cho người sử dụng nước này có quyền lựa chọn.
-
Công nghệ
Giải thưởng Sao Khuê 2021 bổ sung nhóm giải cho các nền tảng chuyển đổi số
17:41' - 21/01/2021
Ngày 21/1, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (Hiệp hội VINASA) chính thức phát động "Chương trình Giải thưởng Sao Khuê 2021".
-
Công nghệ
Malaysia muốn cung cấp chứng chỉ an ninh mạng toàn cầu cho các nước ASEAN.
11:27' - 21/01/2021
Ngày 21/1, Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ nhất (ADGMIN1) đã diễn ra dưới hình thức trực tuyến dưới sự điều hành của Bộ trưởng Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia Saifuddin Abdullah.
-
Công nghệ
EU áp phạt nhiều công ty sản xuất game
11:05' - 21/01/2021
Liên minh châu Âu (EU) đã áp phạt đối với một nền tảng game của Mỹ và năm công ty sản xuất game do đã chặn người chơi mua các bản có giá rẻ hơn ở các nước khác trong khối.
-
Công nghệ
Hàn Quốc yêu cầu 6 tập đoàn công nghệ cung cấp dịch vụ trực tuyến ổn định
08:40' - 21/01/2021
Hàn Quốc đã yêu cầu các tập đoàn công nghệ toàn cầu như Google, Facebook và Netflix cũng như các tập đoàn công nghệ quốc gia gồm Naver, Kakao và Wavve tuân thủ luật mới của nước này.
-
Công nghệ
VNPT và Viettel đăng ký triển khai mạng 5G tại An Giang
20:20' - 20/01/2021
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông An Giang cho biết, VNPT và Viettel đã đăng ký triển khai thí điểm dịch vụ 5G tại An Giang trong năm 2021.