Minh bạch dự án BOT: Cần làm rõ từng khâu
Có thể nói các dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) đã có hiệu quả lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, việc phát triển “nóng” các dự án này đã ảnh hưởng lớn đến sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp, bởi mức thu phí cao hiện nay. Để cân bằng lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp yêu cầu đặt ra là cần minh bạch các dự án BOT.
*Đã có hành lang pháp lý đồng bộ Theo thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, về chủ trương đầu tư, Quốc hội, Chính phủ đã có Nghị quyết về phát triển hạ tầng giao thông; trong đó đặc biệt khuyến khích thu hút vốn xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông.Về quy mô từng dự án, trong quá trình đầu tư, thực hiện lựa chọn để đầu tư các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng thiết yếu. Việc đầu tư mới và nâng cấp sẽ tập trung vào các tuyến cao tốc, còn cải tạo nâng cấp là các tuyến hiện có.
Ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng - Phó Trưởng ban PPP (Hợp tác Công – Tư) - Bộ Giao thông Vận tải cho biết, quy trình đầu tư các dự án BOT, BT, tất cả các khâu từ chủ trương đầu tư, quá trình triển khai xây dựng, khai thác vận hành đều được thực hiện chặt chẽ.Trước tiên, phải căn cứ vào quy hoạch kinh tế - xã hội các địa phương phù hợp với chủ trương đầu tư BT, BOT. Dự án BT, BOT phải có khả năng thu hút nguồn vốn thương mại, huy động được nguồn lực tư nhân và có khả năng cung cấp nguồn lực ổn định để lựa chọn dự án.
“Quy trình lựa chọn nhà đầu tư được tiến hành công khai, minh bạch trên cơ sở nhà đầu tư được lựa chọn phải đáp ứng yêu cầu về tài chính, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Đối với dự án chỉ có một nhà đầu tư đăng ký tham gia sẽ áp dụng cơ chế chỉ định thầu. Còn lại, dự án nào có từ hai nhà đầu tư trở lên, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiến hành đấu thầu rộng rãi.Sau khi lựa chọn được nhà đầu tư, tổ công tác liên ngành gồm đại diện các Bộ: Giao thông Vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và chính quyền địa phương nơi dự án đi qua tiến hành đàm phán với nhà đầu tư về hợp đồng dự án với các nội dung liên quan đến phương án tài chính, mức thu phí, thời gian hoàn vốn… Sau đó mới tiến tới ký tắt hợp đồng dự án khi các bên đạt được thỏa thuận… Như vậy quá trình này đã thể hiện tính công khai và minh bạch” - ông Nguyễn Viết Huy phân tích.
Về xây dựng phương án tài chính và số năm thu phí, ông Phạm Huy Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, các dự án BOT đều có phương án tài chính hoàn vốn dự án; trong đó phải đảm bảo thời gian hoàn vốn với mức phí và thời gian thu hợp lý.Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư quy định mức thu phí khung tối thiểu, thời gian thu phí phụ thuộc vào lưu lượng xe đi qua để thu. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ tính toán thời gian thu phí hoàn vốn cho dự án BOT, trung bình 18-25 năm.
Cũng theo ông Phạm Huy Hiếu, thời gian này phải tính tới cả yếu tố trượt giá, nghĩa là phải tính mức trượt giá phù hợp và mức thu phí phải căn cứ vào trượt giá này để quy định hợp lý. Ngoài ra, việc thiết lập thời gian thu phí hoàn vốn ban đầu, đó chỉ là trên lý thuyết, dựa trên các tính toán ban đầu.
Nếu trong quá trình thực hiện thu phí, lưu lượng cao hơn so với mức tính toán ban đầu, thời gian thu nhanh và hiệu quả hơn so với phương án tài chính ban đầu, thì đương nhiên sẽ có điều chỉnh, rút ngắn lại thời gian thu phí hoàn vốn. Ngay khi ký hợp đồng ban đầu, cũng có điều khoản điều chỉnh như cân đối giảm mức phí và rút ngắn thời gian thu phí dự án.
* Cần sự minh bạch hơn Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định, về vấn đề minh bạch việc thu phí hoàn vốn, hiện có nhiều cơ quan theo dõi, giám sát. Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải theo dõi qua các phần mềm kết nối với trạm thu phí; các ngân hàng theo dõi thu phí, quản lý thu để hoàn vốn.Các cơ quan thuế cũng thực hiện theo dõi thu đúng – thu đủ để tránh thất thoát. Ngoài ra, các cơ quan chức năng còn thường xuyên có các đoàn kiểm tra giám sát như: Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính… "Vì thế chúng ta không phải quá lo lắng về việc thất thoát thu phí" - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói.
Đại diện Bộ Tài chính, ông Lê Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cho hay ông rất chia sẻ với băn khoăn về mức phí dự án BOT từ người dân. Bộ Tài chính ban hành mức khung thu phí đối với từng dự án cụ thể dựa trên cơ sở tính toán từng chi phí đầu tư, lưu lượng phương tiện chạy qua đảm bảo phương án thu khả thi cho chủ đầu tư. Về vấn đề công khai minh bạch các dự án BOT, Phó Trưởng ban PPP Nguyễn Viết Huy cho biết, hiện tại Ban PPP của Bộ Giao thông Vận tải đã lập trang web cung cấp các thông tin dự án trên mạng. Mọi người dân đều có thể tìm kiếm các thông tin về các dự án, tổng mức đầu tư, vốn, ngân hàng, nhà đầu tư BOT... trên trang web này. Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang nhập thông tin vào hệ thống và sau khi hoàn thành, sẽ công bố rộng rãi. Dưới gốc độ nhà đầu tư, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty cổ phần TASCO chia sẻ: các dự án BOT hiện đang được quản lý rất chặt chẽ. Dự án BOT chỉ được quyết toán khi có kiểm toán độc lập.Bộ Giao thông Vận tải còn chủ động mời kiểm toán vào kiểm toán dự án BOT, chỉ như vậy mới quyết toán dự án. Mỗi dự án BOT đều có sự kiểm toán của kiểm toán Nhà nước và lực lượng thanh tra tham gia kiểm tra. Vì vậy, không có chuyệt lọt được hết “các cửa” để thất thoát.
Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Xuân Cường, cho hay, thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai các trạm thu phí theo công nghệ 1 dừng, sử dụng mã vạch rất hiện đại. Công nghệ này có thể lưu trữ kiểm soát được các loại xe qua trạm, biển số xe, chủng loại xe, mệnh giá vé, hằng ngày, hàng giờ.Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thanh tra, kiểm soát hậu kiểm và bản thân các nhà đầu tư muốn kiểm soát doanh thu để thu hồi vốn. Ngoài ra, Tổng cục cũng đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo minh bạch.
Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh, cho biết, hai vấn đề được dư luận quan tâm đó là có hay không chuyện thất thoát và minh bạch trong xây dựng, thu phí hoàn vốn BOT. Như cơ quan quản lý Nhà nước và chủ đầu tư thông tin, thì quá trình đầu tư làm rất đúng, chuẩn theo quy trình - một quy trình rất phức tạp, nhiều cơ quan giám sát.Thế nhưng vẫn có dự án bị đội vốn, vậy vấn đề giám sát, công khai minh bạch đã chuẩn mực chưa? Hệ thống công khai giám sát hiện mới chỉ dừng ở 2 mối quan hệ là cơ quan quản lý Nhà nước - chủ đầu tư. Còn liên quan đến chủ thể thứ ba - người sử dụng dự án BOT, lại chưa được tiếp cận thông tin minh bạch, công khai.
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hải Nội cho rằng, mức phí cần được xây dựng theo lộ trình, nhưng lộ trình này cũng cần phải được xem đến các yếu tố như mức thu nhập người dân, sức chịu đựng của doanh nghiệp kinh doanh vận tải, nếu nó chưa phù hợp thì phải điều chỉnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều vấn đề phát sinh trong các dự án BOT, BT trọng điểm tại Tp. Hồ Chí Minh
19:31' - 31/05/2016
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết quả thanh tra dự án BOT, BT trọng điểm trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh với nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay dự án BOT, BT giao thông
20:41' - 27/05/2016
Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, các dự án BOT, BT giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát các dự án nguồn điện BOT chậm triển khai
18:11' - 24/05/2016
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, cơ quan, đơn vị có liên quan cần khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các dự án nguồn điện Hợp đồng BOT.
-
Kinh tế Việt Nam
TS. Nguyễn Đức Kiên: Sẽ nhiều rủi ro nếu dự án BOT chỉ dựa vào vốn ngân hàng
06:00' - 24/05/2016
BOT chỉ dựa vào vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư vào dự án BOT là điều không đúng. Nó phải là huy động từ các nguồn vốn nhàn rỗi của dân theo cách cổ phần hóa để hút vốn người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu phí không dừng: Có thay đổi phương án tài chính các dự án BOT?
11:37' - 17/05/2016
Liệu dự án BOT nào sẽ phải tăng thời gian thu phí so với dự kiến trong hợp đồng BOT để bù đắp các chi phí phải trả khi thực hiện thu phí tự động không dừng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32'
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31'
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43'
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: “Bộ tứ trụ cột” phải được thể chế hóa toàn diện
15:58'
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết. Theo đó, “Bộ tứ trụ cột”- 4 nghị quyết quan trọng của Đảng đã bao trùm tất cả các vấn đề kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút giải phóng mặt bằng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Nam Định
15:45'
Tỉnh Nam Định đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, phấn đấu sớm hoàn thành các thủ tục giao đất cho đơn vị thi công để thực hiện dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó với dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới thấp?
15:40'
Những rủi ro và thách thức chính của giai đoạn 2025-2026 là xung đột địa chính trị phức tạp vì chiến tranh thương mại – công nghệ, phân mảnh và bảo hộ thương mại gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên cho hàng nông sản thông quan qua cửa khẩu Lào Cai
15:11'
Những ngày qua lưu lượng hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu dồn về khu vực cửa khẩu Kim Thành tỉnh Lào Cai đã gia tăng đáng kể.