MISA AMIS: Công cụ gia tăng mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp

16:13' - 15/07/2022
BNEWS Theo VCCI, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao năng lực đổi mới, sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước thông qua chuyển đổi số.

Ngày 15/7 tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Công ty cổ phần MISA tổ chức hội thảo, tọa đàm "Giới thiệu bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp (DBI) - Ứng dụng giải pháp thực tiễn trong việc nâng cao điểm chỉ số DBI".

Tại hội thảo, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu. Các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp đều quan tâm đến chuyển đổi số bởi những hiệu quả và lợi ích về kinh tế - xã hội.

Theo nghiên cứu của Microsoft tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nếu năm 2017, chuyển đổi số đã mang lại cho GDP toàn cầu chỉ khoảng 6% thì tới năm 2019 đã là 25% và tỷ lệ này đạt tới 60% trong năm 2021. Việt Nam là quốc gia đang phát triển với khả năng tiếp cận công nghệ nhanh chóng và linh hoạt. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội bắt kịp xu thế chung của nền kinh tế thế giới hoặc nếu không thì đối diện với nguy cơ tụt hậu, xa hơn nữa là có thể thất bại trong công cuộc chuyển đổi số. Chính vì thế, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao năng lực đổi mới, sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước thông qua chuyển đổi số.

Đồng tình với đại diện VCCI, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho hay, giờ không còn là thời "cá lớn" nuốt "cá bé" mà là thời của "cá nhanh" nuốt "cá chậm". Trong khi có 69% doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đẩy nhanh chuyển đổi số để đối phó với dịch bệnh COVID -19 nhằm sống sót, phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn thì 47% doanh nghiệp Việt Nam coi chuyển đổi lên môi trường số là nhu cầu cấp thiết để tăng năng suất và lợi nhuận lên gấp nhiều lần.

Theo ông Đường, chuyển đổi số chính là việc phải tư duy lại hướng kinh doanh, tư duy lại về cạnh tranh và phải đánh giá lại chuỗi giá trị; cùng với đó là thay đổi cách thức kết nối với khách hàng và từng bước cấu trúc lại toàn bộ doanh nghiệp theo hướng hiện đại và phát triển bền vững. Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số ở doanh nghiệp (DBI) được thực hiện theo Quyết định 1970/QĐ-BTTTT ngày 13/12/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Qua đó, giúp cho doanh nghiệp xác định được đang ở giai đoạn nào, và các khâu mạnh yếu của mình theo từng trụ cột của chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp đưa ra lộ trình, kế hoạch chuyển đổi số phù hợp với chiến lược phát triển toàn diện; đồng thời, hỗ trợ cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp cũng như đưa ra các khuyến nghị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Có 6 chỉ số để đánh giá tiến trình chuyển đổi số ở doanh nghiệp. Đầu tiên là trải nghiệm số cho khách hàng: đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc cung cấp cho khách hàng các trải nghiệm số hấp dẫn trên các kênh tương tác trực tuyến ưa thích của họ. Thứ hai là hạ tầng và công nghệ số: đánh giá về hạ tầng và khả năng công nghệ của doanh nghiệp nhằm thiết lập, duy trì và liên tục chuyển đổi môi trường số để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu kinh doanh.

Ba là chiến lược số sẽ đánh giá mức độ xuất sắc trong các kế hoạch của doanh nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh tầm cao thông qua chiến lược chuyển đổi số toàn diện và các sáng kiến đổi mới sáng tạo hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh tổng thể. Bốn là đánh giá hiệu suất các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp để hỗ trợ thực hiện chiến lược chuyển đổi số. Năm là đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra một môi trường văn hoá (nhờ công nghệ số) sao cho tất cả mọi người đều sẵn sàng và có thể tạo ra được các giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp.

Cuối cùng là đánh giá khả năng của doanh nghiệp cả về chiến lược lẫn hoạt động trong việc sử dụng dữ liệu và tài sản thông tin một cách có trách nhiệm và hiệu quả để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, ông Đường phân tích

Đại diện đơn vị chuyên cung cấp các nền tảng và dịch vụ số cho doanh nghiệp, bà Đinh Thị Thúy, Tổng Giám đốc, Công ty cổ phần MISA đã giới thiệu giải pháp MISA AMIS - được xem như 1 công cụ có khả năng nâng cao mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí trong Bộ chỉ số DBI, giúp các doanh nghiệp ở nhiều quy mô khác nhau có thể nâng cao mức độ chuyển đổi số. Nền tảng MISA AMIS được xem như một chợ ứng dụng, gồm hàng chục phần mềm từ kế toán, hóa đơn điện tử, nhân sự, bán hàng, marketing đến quản lý công việc… Tùy vào nhu cầu, quy mô mà doanh nghiệp lựa chọn gói khác nhau. Dữ liệu của MISA AMIS được lưu trữ trên Cloud và liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, không chỉ giúp nhân viên giảm bước nhập dữ liệu mà còn đáp ứng yêu cầu làm việc, quản lý từ xa.

MISA AMIS hiện đang được ứng dụng tại hơn 28.000 doanh nghiệp, điều này góp phần khẳng định tính sáng tạo đổi mới cả về công năng và công nghệ trên sản phẩm, sự thấu hiểu và giải quyết được các vấn đề về quản trị cấp thiết trong các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là bắt kịp với những biến đổi trong bối cảnh mới. Các thông tin hướng dẫn chi tiết, doanh nghiệp có thể tham khảo qua website https://amis.misa.vn. Trong năm 2022, MISA sẽ tặng 6 tháng sử dụng khi doanh nghiệp trang bị mới nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục