Mở cánh cửa tới kỷ nguyên hòa bình mới trên Bán đảo Triều Tiên
Với nụ cười rạng rỡ và cái bắt tay nồng ấm, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã gặp nhau tại đường ranh giới phân định hai miền vào ngày 27/4, chính thức mở màn cho sự kiện lịch sử được trông đợi này.
11 năm sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều gần nhất, lãnh đạo hai miền Triều Tiên mới lại tiến hành cuộc gặp ở cấp cao nhất để thảo luận về những vấn đề còn tồn đọng với niềm hy vọng mới về một nền hòa bình và ổn định lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.
"Khi bước chân đến đây, tôi nghĩ, đến nơi đây có gì mà khó vậy? Vạch phân giới có cao lắm đâu mà cản trở bước chân, vậy mà chúng ta cũng phải mất đến 11 năm mới đến được đây". Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chia sẻ cảm nhận như vậy sau khi bước qua đường ranh giới quân sự để sang lãnh thổ Hàn Quốc và có cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Moon Jae-in.
Có thể nói, hình ảnh hai nhà lãnh đạo cùng mỉm cười và bước đi cạnh nhau hoàn toàn đối lập với không khí căng thẳng, đe dọa và đối đầu sau các cuộc phóng tên lửa rầm rộ cùng vụ thử hạt nhân quy mô nhất của Triều Tiên hồi năm ngoái, những hành động khiến cộng đồng quốc tế gia tăng trừng phạt và làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột mới trên bán đảo Triều Tiên.
Đặc biệt, "phút ngẫu hứng" bất ngờ khi ông Kim Jong-un đặt chân lên lãnh thổ Hàn Quốc, sau đó mời Tổng thống Hàn Quốc bước qua ranh giới để đi vào lãnh thổ Triều Tiên trong phút ngỡ ngàng của các quan chức chứng kiến, dường như phát đi thông điệp hòa giải giữa hai miền Triều Tiên, qua đó cho thấy sự cởi mở, chân thành của cả hai bên trước khi ngồi vào bàn đàm phán.
Chuyên gia về Triều Tiên Paik Hak-soon bình luận: “Đó là một khoảnh khắc cực kỳ xúc động với tất cả mọi người”.
Hình ảnh hai nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên tay trong tay, vai kề vai cùng bước qua ranh giới quân sự và tiến hành các cuộc gặp đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới toàn thế giới rằng họ sẵn sàng cùng nhau khởi xướng hòa bình cho bán đảo Triều Tiên.
Tiếp sau đó, hình ảnh hai nhà lãnh đạo cùng tham gia trồng lưu niệm một cây thông - biểu tượng của hòa bình và thịnh vượng - tại đường phân giới quân sự ở làng đình chiến Panmunjom càng khiến dư luận quốc tế kỳ vọng về tương lai tươi sáng giữa hai miền Triều Tiên.
Trước thềm cuộc gặp lần này, hai nhà lãnh đạo đã cam kết nỗ lực để đạt tiến triển thực chất tại cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử này, với "một thỏa thuận lớn” nhằm "viết nên một chương mới trong quan hệ hai nước".
Hai cuộc gặp cấp cao trước đây giữa lãnh đạo hai miền, được tổ chức tại Bình Nhưỡng vào năm 2000 và 2007, đều không mang lại kết quả đáng kể trong việc kiềm chế tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và cũng không giúp cải thiện quan hệ song phương theo hướng bền vững và tốt đẹp.
Điều quan trọng, hai nhà lãnh đạo đã thể hiện quyết tâm hướng tới người dân hai miền, như lời Tổng thống Moon Jae-in, là sẽ có một thỏa thuận để “tặng món quà lớn cho người dân hai miền”, còn nhà lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi chấm dứt đối đầu trên bán đảo Triều Tiên và bày tỏ mong muốn cuộc gặp thượng đỉnh này "có thể hàn gắn vết thương của người dân".
Với tinh thần trên, lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên đã tiến hành một cuộc đối thoại được đánh giá là “chân thành và thẳng thắn" nhằm tìm cách phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và thiết lập hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên, cũng như phát triển các quan hệ liên Triều.
Quyết tâm thúc đẩy nền hòa bình được phản ánh rõ nét qua tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo với cam kết sẽ "không còn chiến tranh" trên bán đảo Triều Tiên và mở ra một kỷ nguyên hòa bình mới.
Trong văn kiện mang tên "Tuyên bố Panmunjom vì hòa bình, thịnh vượng và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên", hai bên đã tái khẳng định cam kết thúc đẩy phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên, cam kết ngừng mọi hành động thù địch chống phá lẫn nhau, và biến Hiệp định đình chiến thành Hiệp ước hòa bình nhằm hướng đến chấm dứt chiến tranh trong năm nay.
Hai bên cũng nhất trí tổ chức các cuộc thảo luận thường kỳ và thẳng thắn về những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc, nhằm tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và cùng cố gắng thúc đẩy động lực tích cực cho việc tiếp tục cải thiện quan hệ liên Triều cũng như hòa bình, thịnh vượng và thống nhất của bán đảo Triều Tiên.
Tuyên bố chung cũng bao gồm một loạt cam kết liên quan đến việc giải trừ quân bị, biến Khu phi quân sự (DMZ) thành "vùng hòa bình", tìm kiếm các cuộc đối thoại đa phương với các nước khác như với Mỹ, đồng thời nhất trí với đề xuất giải giáp hạt nhân theo từng giai đoạn và tổ chức đàm phán quân sự cấp tướng vào tháng 5 tới, và tổ chức cuộc sum họp cho các gia đình ly tán trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 vào tháng 8 năm nay.
Có thể thấy một bầu không khí lạc quan đang lan tỏa không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới. Ngay sau khi tuyên bố chung được công bố, Nga và Nhật Bản đã ngay lập tức đánh giá lạc quan về triển vọng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Người phát ngôn của tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov đã ca ngợi hội nghị thượng đỉnh liên Triều lịch sử là "tin tức rất tích cực", đồng thời cho rằng cuộc đối thoại trực tiếp về bán đảo bị chia cắt này là rất "khả quan", mang lại những triển vọng tích cực.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng hoan nghênh kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và cam kết của hai nhà lãnh đạo nhằm đạt được một bán đảo Triều Tiên không có hạt nhân.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Abe còn bày tỏ hy vọng Triều Tiên có những hành động cụ thể hướng tới việc thực hiện những cam kết của nước này. Trung Quốc cũng hoan nghênh tuyên bố chung của Triều Tiên và Hàn Quốc. Về phần mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đánh giá cuộc gặp này là "cuộc gặp lịch sử" giữa lãnh đạo hai miền Triều Tiên.
Theo giới phân tích, mặc dù chưa thể ngay lập tức thống nhất 2 miền Triều Tiên, song cuộc hội đàm đã tạo ra cơ hội tiến tới xóa bỏ những căng thẳng quân sự không cần thiết giữa 2 miền, cũng như mở ra triển vọng về một hiệp ước hòa bình thay thế cho Hiệp định đình chiến sau chiến tranh, qua đó góp phần cải thiện quan hệ và sự trao đổi giữa 2 nước.
Kết quả trên không nằm ngoài dự đoán trong bối cảnh ông Kim Jong-un và Moon Jae-in đang gặp nhau ở ý tưởng lớn là chấm dứt tình trạng đối đầu căng thẳng kéo dài nhiều năm nay ở bán đảo Triều Tiên.
Là người kế thừa và ủng hộ chính sách Ánh dương trước đây, ông Moon Jae In là luôn muốn giải quyết hồ sơ Triều Tiên thông qua thúc đẩy hòa hợp dân tộc, thống nhất đất nước.
Trong khi đó, ông Kim Jong Un kế thừa truyền thống của các cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành và Kim Jong Il là làm dịu vấn đề để cùng phát triển.
Chuyên gia hàng đầu về Triều Tiên Leonid Petrov nhận định dù vẫn còn tồn tại những quan điểm và tính toán khác biệt, song hai nhà lãnh đạo dường như đã tìm thấy sự "đồng điệu" trong mục tiêu hướng tới nền hòa bình trong khu vực tại hội nghị thượng đỉnh lần này.
Hai nhà lãnh đạo dường như đều nhận thức được rằng sẽ không có nền an ninh và thịnh vượng lâu dài trong toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương nếu hòa bình không được thiết lập trên bán đảo Triều Tiên.
Giới quan sát tại Hàn Quốc cũng nhìn nhận việc tăng cường các kênh liên lạc cũng như khôi phục sự tin tưởng giữa 2 miền Triều Tiên là nền tảng quan trọng để các bên có những bước đi chắc chắn tiếp theo, trong đó có cả cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới.
Thị trưởng thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi của Hàn Quốc, ông Lee Jae-myeong lại đưa ra cái nhìn lạc quan và xa hơn về tương lai kinh tế của khu vực Đông Á: "Nếu Triều Tiên và Hàn Quốc khôi phục được sự tin tưởng lẫn nhau, và nếu Mỹ cũng thông qua nỗ lực này, thì việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, xây dựng bầu không khí hóa bình, thúc đẩy cộng đồng kinh tế chung khu vực Đông Á... là những điều hoàn toàn có thể”.
Dẫu vậy, vẫn còn một số ý kiến thể hiện sự lạc quan thận trọng xen lẫn hoài nghi về kết quả cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần này khi nhận định về khả năng các cam kết khó có thể được thực thi hoàn toàn. Thực tế cho thấy hai cuộc gặp 2000 và 2007 dù cũng đạt được những sự đồng thuận nhất định song những cam kết vẫn không được thực hiện một cách đầy đủ.
Trong khi đó, vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, vốn được cả thế giới trông đợi, cũng là một bài toán khó bởi đây không chỉ là “hồ sơ nóng” của riêng Triều Tiên và Hàn Quốc mà còn có sự tham gia của Mỹ.
Để đạt được nền hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên, con đường phía trước vẫn còn rất nhiều chông gai. Thế nhưng, việc lãnh đạo Hàn - Triều hội đàm cùng nhau trong không khí thân mật và cởi mở, cùng với một tuyên bố chung chứa đầy những cam kết về khát vọng về một bán đảo Triều Tiên không còn chiến tranh, đã là một bước ngoặt lịch sử, được xem là một "bước đệm" quan trọng, đặt nền tảng ban đầu cho một nền hòa bình và củng cố những kỳ vọng tiếp theo cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un với Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp tới. Như nhận định của nhà cựu ngoại giao Mỹ từng làm việc về chính sách Triều Tiên Mintaro Oba: "Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần này giống như nước cờ đầu tiên. Nó sẽ quyết định các bước đi tiếp theo trong ván cờ"./.
>>>Lãnh đạo hai miền Triều Tiên sẽ ra tuyên bố kết thúc chiến tranh trong năm nay
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh liên Triều sẽ đặt nền móng thúc đẩy hợp tác kinh tế xuyên biên giới
18:37' - 27/04/2018
Giới doanh nghiệp Hàn Quốc kỳ vọng Thượng đỉnh liên Triều sẽ đặt nền móng thúc đẩy hợp tác kinh tế xuyên biên giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Nhật Bản đánh giá tích cực kết quả của Hội nghị thượng đỉnh liên Triều
18:26' - 27/04/2018
Nga đã ca ngợi hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in là "tin tức rất tích cực".
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và Mỹ hoan nghênh hai miền Triều Tiên tiến tới ký kết hiệp định hòa bình
18:24' - 27/04/2018
Trung Quốc đã hoan nghênh tuyên bố chung của Triều Tiên và Hàn Quốc sau khi các nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên cam kết nỗ lực để hoàn tất phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Á-Âu bừng sắc xanh nhờ diễn biến lạc quan của Thượng đỉnh liên Triều 2018
17:43' - 27/04/2018
Chứng khoán châu Á đồng loạt khởi sắc trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 27/4.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.