Mô hình trồng nấm an toàn cho hiệu quả kinh tế cao
Mô hình này hiện cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình mỗi ngày trại nấm của anh xuất bán từ 70 kg đến 1,2 tạ nấm, trong đó giá nấm sò được bán với giá dao động từ 25.000 - 27.000 đồng/kg, nấm mộc nhĩ 120.000 - 150.000 đồng/kg, nhu nhập đạt từ 200-250 triệu/năm.
Về thăm cơ sở sản xuất nấm của anh Lê Văn Thành đúng vào dịp nấm đang bắt đầu cho thu hoạch. Anh Thành cho biết, sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp, khi tốt nghiệp đại học anh đã đi tới nhiều nơi, tham quan nhiều mô hình nông nghiệp tiêu biểu để sau này phát triển trên quê hương mình.
Trong một lần thăm 1 trang trại trồng nấm của một người bạn, anh Thành nhận thấy hiệu quả kinh tế của việc trồng nấm cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, trồng ngô thông thường, trong khi nguồn nguyên liệu tại địa phương khá dồi. Ngay sau đó, anh Thành quyết định xây dựng mô hình trồng nấm an toàn ngay tại gia đình.Năm 2015, anh Thành vay vốn người thân, bạn bè để mở trại trồng nấm, anh tìm hiểu thêm cách thức trồng nấm thông qua mạng internet, báo đài và khi đã nắm bắt được kỹ thuật trồng nấm an toàn, anh Thành đã mạnh dạn xây dựng lều lán và bắt đầu trồng nấm trên diện tích 500 m2, anh cho công nhân xây các giàn treo kiên cố, làm giàn hấp bịch phôi nấm và mua sắm thêm máy móc hiện đại khác để xây dựng một quy trình khép kín trong sản xuất nấm để tạo ra những sản phẩm nấm an toàn.
Bên cạnh đó, anh Thành cũng tận dụng được nguồn nguyên liệu sản xuất bịch phôi nấm có sẵn tại địa phương như mùn cưa, cám ngô nên giảm thiểu được rất nhiều chi phí. Tuy nhiên, việc trồng nấm cũng gặp không ít khó khăn do thời tiết, dịch bệnh, nhất là việc ruồi, muỗi ký sinh đẻ trứng phá hoại phôi.
Đặc biệt, nấm là loại cây trồng rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, sâu bệnh, vì vậy người sản xuất cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để nấm có thể sinh trưởng và phát triển tốt.Đối với mỗi loại nấm sẽ có kỹ thuật trồng và chăm sóc khác nhau, nhưng để có được sản lượng nấm đạt chất lượng cao phải làm chặt khâu chọn giống, sau đó mới ủ nguồn nguyên liệu, lúc này phải chọn nguyên liệu kĩ càng, sạch sẽ thì chất lượng nấm mới đạt, năng suất sẽ cao hơn rất nhiều.
Đối với cây nấm sò, các nguyên liệu mùn cưa cao su, cám ngô phải được xay nhỏ, trộn đều sau đó đóng trong bịch nilon, đưa đi hấp vô trùng rồi mới cấy giống.
Sau đó, ươm bịch từ 20-30 ngày cho đến khi sợi nấm ăn kín trắng toàn bộ bịch thì tiến hành dùng dao nhọn rạch từ 6 - 9 vết rạch xung quanh bịch nấm, kích thước vết rạch phải rộng từ 2-3 cm, sâu từ 4-5 cm.
Sau khi rạch 7 - 10 ngày, nấm bắt đầu phát triển từ các vết rạch,khi nấm có đường kính mũ đạt từ 3 - 4 cm thì tiến hành thu hoạch. Việc hái nấm và vệ sinh nấm cũng rất quan trọng để không ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng nấm.
Với nấm mộc nhĩ, anh Thành cũng luôn tuân thủ các quy trình sản xuất, chế biến nấm theo hướng an toàn từ khâu trồng cấy nấm, chăm sóc tưới bằng nước sạch, vệ sinh lán trại sạch sẽ hằng ngày nên nấm ngày càng phát triển.Nhờ kiên trì, chịu khó trong công việc, đến nay trại nấm của anh ngày càng mở rộng, cho thu nhập cao, sản phẩm nấm sò, nấm mộc nhĩ của anh Thành luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được người dùng ưa chuộng và được bán ra thị trường tỉnh Thanh Hóa và Hà Nội, hiện cơ sở trồng nấm của anh cũng tạo việc làm cho 5 lao động địa phương với mức lương khoảng 4 triệu/người/tháng.
Để tiếp tục phát triển mô hình trong thời gian tới, anh Thành cho biết mình sẽ đầu tư trồng thêm các loại nấm, hướng dẫn người dân quanh vùng chuyển giao khoa học kĩ thuật để cùng phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Theo ông Nhữ Mai Thọ, Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Triệu Sơn cho biết, mô hình trồng nấm an toàn của anh Lê Văn Thành là mô hình mới đang cho hiệu quả kinh tế cao.Thời gian tới, địa phương sẽ có những chỉ đạo cụ thể để phát triển, nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện nhằm tạo việc làm tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân làm kinh tế nông nghiệp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ngày 20/11, Thanh Hóa có hàng chục ca mắc COVID-19 và liên quan đến trường học
18:35' - 20/11/2021
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hoá cho biết, ngày 20/11 tỉnh này có 58 ca mắc SARS-CoV-2, trong đó có 27 ca lây nhiễm trong tỉnh và 31 ca trở về từ các tỉnh, thành phố khác.
-
Dự báo thời tiết
Thời tiết 10 ngày tới từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế ra sao?
15:40' - 17/11/2021
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết 10 ngày tới từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nơi mưa rất to và dông. Từ đêm 21/11 trời chuyển rét.
-
Kinh tế & Xã hội
Thanh Hóa: Sạt lở trên Quốc lộ 15C, huyện Mường Lát bị chia cắt với miền xuôi
15:46' - 16/11/2021
UBND huyện Mường Lát cho biết trên địa bàn đã xảy ra vụ sạt lở đất đá từ taluy dương xuống Quốc lộ 15C, đoạn qua địa phận bản Kéo Té, xã Nhi Sơn, khiến Mường Lát bị chia cắt với các huyện miền xuôi.
-
Kinh tế & Xã hội
Chưa có vốn để di dời 119 hộ dân thuộc dự án hồ chứa nước bản Mồng ở Thanh Hóa
17:25' - 15/11/2021
Hơn 11 năm qua việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án hồ chứa nước bản Mồng thuộc huyện Như Xuân, Thanh Hóa vẫn chưa thể thực hiện do thiếu vốn, ảnh hưởng đến đời sống của 119 hộ dân nơi đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Thanh Hóa, Nghệ An được hưởng cơ chế đặc thù
10:53' - 13/11/2021
Sáng 13/11, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố cho Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Thanh Hóa, Nghệ An.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng nằm trong top 6 địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước
15:53'
Chiều 14/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố tháng 11/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng trở thành nguồn cung thực phẩm Halal tiêu biểu toàn cầu
15:50'
Chi tiêu cho thực phẩm Halal của cộng đồng Hồi giáo toàn cầu ngày càng tăng cao, dự kiến đạt 1.900 tỷ USD vào năm 2024 và 15.000 tỷ USD vào năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế khuyến khích đổi mới sáng tạo lĩnh vực thủy lợi
14:45'
Biến đổi khí hậu, khan hiếm nguồn nước, ô nhiễm môi trường và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng là những vấn đề cấp bách mà ngành thủy lợi cần phải đối mặt và giải quyết.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Sẽ xin ý kiến đại biểu về mức thuế với phân bón
14:13'
Tiếp tục chương trình làm việc tại Phiên họp thứ 39, sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
T.p Hồ Chí Minh hỗ trợ thử nghiệm có kiểm soát máy bay không người lái và xe tự hành
13:32'
HĐND Tp. Hồ Chí Minh đã thông qua Nghị quyết quy định về tiêu chí, lĩnh vực, nội dung hỗ trợ thử nghiệm có kiểm soát giải pháp công nghệ mới về phương tiện bay không người lái và xe tự hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Cao điểm thực hiện các giải pháp cấp bách chống khai thác IUU
12:44'
Sáng 14/11, UBND tỉnh Bình Thuận họp đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru
12:41'
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 13/11 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru Gustavo Adriazén.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Peru
12:39'
Chiều 13/11 (giờ địa phương), tại trụ sở Quốc hội ở thủ đô Lima, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Peru Eduardo Sanjuana.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu thương mại tự do sẽ đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm logistics miền Trung
11:14'
UBND thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.