Mở rộng hệ sinh thái không tiền mặt - Bài 2: “Cú hích” đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số
Nhưng ở một góc độ khác, đại dịch được coi như một cú hích làm thay đổi thói quen thanh toán thường nhật. Theo đó, nhiều hoạt động vốn được giao dịch bằng tiền mặt trực tiếp thì nay đã chuyển sang các phương thức thanh toán trực tuyến.
BNEWS đã ghi lại ý kiến các bên trong vai trò tham gia thí điểm dịch vụ Mobile Money theo Quyết định số 1820/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc chấp thuận triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa dịch vụ có giá trị nhỏ.
*Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long:Chính phủ muốn đẩy mạnh dịch vụ Mobile Money để thu hẹp khoảng cách số ở vùng sâu, vùng xa. Do đó, các nhà mạng cần triển khai dịch vụ Mobile Money hiệu quả và an toàn nhằm tạo sự đột phá, góp phần thúc đẩy kinh tế số, xã hội số. Muốn dịch vụ được sử dụng rộng rãi thì các nhà mạng phải đem lại sự tiện lợi và niềm tin cho khách hàng; phải đảm bảo chỉ thuê bao có thông tin định danh chính xác mới được cung cấp dịch vụ.
Việt Nam vẫn còn khoảng 50% dân số chưa có tài khoản ngân hàng và phần lớn người dùng trả tiền mặt khi mua hàng dưới 100.000 đồng. Do đó, dịch vụ Mobile Money phát triển sẽ tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy chuyển đổi số và mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đến hầu hết người dân, đặc biệt với người ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa - điều mà các dịch vụ ngân hàng truyền thống, ví điện tử chưa làm được. Năm 2022, một nhiệm vụ được Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra là xây dựng các cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy, quản lý, giám sát hoạt động triển khai dịch vụ Mobile Money của doanh nghiệp. Cùng với đó, Bộ sẽ tiếp tục thúc đẩy các nhà mạng chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số - hạ tầng quan trọng của Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. *Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel Trương Quang Việt: Nhằm đẩy mạnh truyền thông, phổ cập dịch vụ Mobile Money đến người dân, nhà mạng Viettel đã triển khai 80.000 điểm tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng đăng ký, sử dụng dịch vụ trên toàn quốc. Khi triển khai Viettel Money và hạt nhân là Tiền di động, Viettel hoàn toàn có lợi thế về mặt hạ tầng - công nghệ - sản phẩm.Mạng viễn thông của Viettel hiện đã phủ sóng đến 99% diện tích Việt Nam, cung cấp dịch vụ tại 11.000 phường/xã trong cả nước; trong đó, có các xã ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, gồm cả vùng mặt biển cách đất liền tới 100 km.
Do đó, với độ phủ rộng nhất trên thị trường hiện nay, ở bất kỳ đâu có sóng di động Viettel, ngay cả khi không có kết nối internet, người dân cũng có thể sử dụng Viettel Money. Đặc biệt, vấn đề an toàn thông tin được Viettel đặt lên hàng đầu với nhiều cơ chế bảo mật như: 2 lớp gồm mã PIN và mã xác thực OTP, cơ chế bảo vệ chống dò mật khẩu… Với hơn 300 tính năng, tiện ích được cá nhân hóa theo nhu cầu của khách hàng, người dùng Viettel Money có thể chuyển tiền trực tuyến tới số điện thoại, số tài khoản/số thẻ của hơn 40 ngân hàng tại Việt Nam. Mua bán hàng hóa, dịch vụ không tiền mặt, bằng cách quét mã QR đơn giản, tiện lợi. Nạp/rút tiền mặt dễ dàng tại hệ thống hàng trăm ngàn điểm giao dịch hoạt động 8 - 20h từ thứ Hai tới Chủ nhật, xuyên suốt các ngày lễ, Tết. *Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Huỳnh Quang Liêm: Hiện VNPT đã có 61.280 khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Money. Việc cung cấp dịch vụ Mobile Money là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.VNPT sở hữu mạng lưới điểm kinh doanh gồm hơn 10.000 điểm giao dịch, 10.000 điểm giao dịch ủy quyền và hơn 200.000 điểm kinh doanh liên kết, phủ rộng và sâu khắp 63 tỉnh thành cả nước giúp Mobile Money dễ dàng tiếp cận tới ngay cả những địa bàn vùng sâu, vùng xa, những nơi có điều kiện cơ sở vật chất khó khăn.
VNPT cam kết tiếp tục phát triển điểm kinh doanh Mobile Money rộng khắp đến các thôn, xóm, bản, làng… hướng đến thúc đẩy Hệ sinh thái tài chính toàn diện tại Việt Nam với các dịch vụ tài chính phái sinh khác, mang tới nền tài chính số công bằng cho mọi người dân. Dịch vụ Mobile Money hứa hẹn sẽ trở thành một hình thức thanh toán an toàn, hữu ích cho xã hội, để người dân tiếp cận tốt hơn đến các dịch vụ trong đời sống như y tế, giáo dục, hành chính công. Dịch vụ Mobile Money là một trong những sản phẩm, dịch vụ chiến lược quan trọng của tập đoàn. Với hệ sinh thái dịch vụ đa dạng gồm mạng di động, viễn thông, internet hơn 30 triệu thuê bao, hơn 30.000 trường học, hơn 20.000 nhà thuốc, hơn 7.000 cơ sở y tế/bệnh viện, kết nối thanh toán hơn 5.000 dịch vụ hành chính công và dịch vụ thiết yếu (điện, nước), Mobile Money – VNPT Pay đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thanh toán, mua sắm và tiện ích gắn với đời sống hàng ngày của mỗi người dân./.Xem thêm:
>>Mở rộng hệ sinh thái không tiền mặt - Bài 1: Tín hiệu vui trong nghịch cảnh
>>Mở rộng hệ sinh thái không tiền mặt - Bài 3: Chi trả dịch vụ môi trường rừng không dùng tiền mặt
>>Mở rộng hệ sinh thái không tiền mặt - Bài 4: Ngân hàng và bài toán giữ chân người dùng
>>Mở rộng hệ sinh thái không tiền mặt - Bài cuối: Để người dân coi ngân hàng như chiếc ví của mình
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
MobiFone cần đột phá để chuyển đổi số thành công
20:50' - 27/02/2022
MobiFone cần phải tạo ra áp lực cao, có sáng tạo đột phá để chuyển đổi số thành công, từ đó dẫn dắt đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
-
DN cần biết
Đề xuất thành lập trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số cho hợp tác xã
16:17' - 22/02/2022
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho biết đang đề nghị UBND các tỉnh phân bổ kinh phí để thành lập và đưa vào hoạt động trung tâm có vai trò đầu mối hỗ trợ phát triển, nhất là chuyển đổi số cho HTX.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn VBF: Phát triển nông nghiệp tuần hoàn gắn với chuyển đổi số
15:37' - 18/02/2022
Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) chiều 18/2 tại Hà Nội, nhóm công tác về lĩnh vực nông nghiệp của VBF đã báo cáo về triển vọng phát triển của ngành này trong thời gian tới.
-
Công nghệ
Hình thành hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số
11:21' - 15/02/2022
Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18'
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,
-
Tài chính & Ngân hàng
Eximbank bác tin đồn bị Ngân hàng Nhà nước thanh tra hoạt động cấp tín dụng
15:34' - 19/11/2024
Eximbank khẳng định không nhận được bất kỳ quyết định nào của Ngân hàng Nhà nước về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của Eximbank trong thời gian gần đây.