Mở thêm chuyến bay; xem xét dừng mô hình "3 tại chỗ" khi tiêm đủ vaccine
Chiều 20/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc về lưu thông hàng hóa, hành khách và phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh kết thúc 10 ngày đợt thí điểm khôi phục đường bay nội địa, cũng như tròn 1 tháng kể từ hội nghị trực tuyến “Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp” (ngày 20/9). * Xem xét dừng mô hình "3 tại chỗ" khi tiêm đủ vaccine Về tình hình sản xuất, kinh doanh, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Thứ trưởng Võ Thành Thống trình bày, nhiều địa phương đã chủ động thay đổi việc thích ứng với những biến đổi mới, ban hành các văn bản tái khởi động sản xuất kịp thời, đồng thời phê duyệt cho các nhà máy được hoạt động sản xuất, kinh doanh như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương...Đến nay, các địa phương có nhiều khu, cụm công nghiệp đã hoàn thành việc tiêm 100% mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho toàn bộ công nhân, người lao động. Một số địa phương có tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt tỷ lệ cao như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang...
Bên cạnh các địa phương có độ phủ tiêm vaccine lớn, một số địa phương còn có tỷ lệ tiêm vaccine chưa cao, vẫn áp dụng mô hình sản xuất "3 tại chỗ", mở rộng sản xuất theo từng giai đoạn,... Theo đại diện tỉnh An Giang, tỉnh đã xây dựng kế hoạch phục hồi sản xuất, cho doanh nghiệp hoạt động trở lại với 3 cấp độ 30%, 50%, 70%; hiện chưa cho phép doanh nghiệp hoạt động 100% vì tỉ lệ tiêm chủng mới phủ mũi 1. Sau khi tiêm đủ cho người dân 2 mũi, tỉnh mới cho sản xuất trở lại bình thường. Còn ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, cho biết, áp dụng phương án sản xuất "3 tại chỗ", các doanh nghiệp của tỉnh đều đảm bảo an toàn, không có ca F0. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nêu ý kiến, do phải thực hiện "3 tại chỗ" nên việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, áp lực; doanh nghiệp cũng đồng tình với việc sản xuất phải đảm bảo an toàn, mở rộng sản xuất có lộ trình cụ thể. Từ đó, tỉnh đã xây dựng kế hoạch với 3 giai đoạn.Từ ngày 11/10, khi Chính phủ có Nghị quyết 128, tỉnh đã triển khai nhiều hình thức khôi phục sản xuất, không chỉ "3 tại chỗ", mà còn phương án "2 điểm đến, 1 cung đường", hoặc kết hợp các mô hình, cho công nhân đi về trong ngày lao động bằng xe đưa đón hoặc tự đi. Hiện tỉnh đã tiêm vaccine mũi 1 cho 100% công nhân, người lao động; và sắp hoàn thành việc tiêm mũi 2.
Sau ý kiến của Tiền Giang, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng các địa phương đã đạt tỷ lệ tiêm vaccine cao có thể xem xét dừng mô hình sản xuất "3 tại chỗ".Lý do là qua trực tiếp đi thực tế, kiểm tra tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, Phó Thủ tướng thấy rằng mô hình này áp dụng trong bối cảnh dịch phức tạp, khi chưa tiêm phủ được vaccine.
Tuy nhiên, mô hình này cũng tạo nhiều áp lực, khó khăn cho cả doanh nghiệp và người lao động, nhất là khi phải áp dụng trong thời gian nhiều tháng.
Do đó, với những tỉnh có độ phủ tiêm vaccine cao như Tiền Giang nên xem xét phương án dừng mô hình sản xuất "3 tại chỗ", tạo điều kiện để doanh nghiệp khôi phục sản xuất.
Sau ý kiến của Phó Thủ tướng, lãnh đạo tỉnh Tiền Giang cho biết, tỉnh sẽ cố gắng trong tháng 10 này, sau khi hoàn thành tiêm mũi 2 cho toàn bộ công nhân, sẽ bỏ mô hình sản xuất "3 tại chỗ". * Tiếp tục mở thêm các chuyến bay Báo cáo tình hình thực hiện tổ chức hoạt động vận tải, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho biết, trong thời gian vừa qua cơ bản giao thông thông thoáng, hàng hóa lưu thông thuận lợi; góp phần giải phóng hàng nông sản, thủy hải sản cho bà con nông dân, cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho nhà máy, xí nghiệp, công trình đang thi công cơ bản được đảm bảo và vẫn đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.Về vận tải hành khách, đối với vận tải đường bộ, đến ngày 19/10 đã có 48 địa phương đồng ý khôi phục hoạt động tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh bằng xe ô tô; 38 địa phương đã tổ chức khai thác với 793 tuyến đăng ký.
Trong lĩnh vực vận tải hàng không có 4 hãng hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways và Pacific Airlines đã thực hiện khai thác 17 đường bay/21 đường bay theo kế hoạch) đi/đến 17/22 cảng hàng không với 193 chuyến bay/tổng số 322 chuyến bay theo kế hoạch, đạt xấp xỉ 60%; có tổng số 12.905 hành khách được vận chuyển. Trong lĩnh vực vận tải đường sắt đã tổ chức chạy tàu trên tuyến Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh với 2 đôi tàu/ngày đêm. Bình quân 1 chuyến có 603 hành khách. Công tác kiểm soát hành khách trên các chuyến tàu đều tuân thủ theo quy định. Tính đến thời điểm ngày 18/10 chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với COVID-19. Về kế hoạch vận tải hành khách hàng không trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất áp dụng từ ngày 21/10 đến hết ngày 30/11. Cụ thể, đường bay Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại: không quá 6 chuyến hàng ngày mỗi chiều từ ngày 21/10 đến ngày 14/11 và không quá 7 chuyến hàng ngày mỗi chiều từ ngày 15/11 đến ngày 30/11. Đường bay Hà Nội – Đà Nẵng và ngược lại: không quá 6 chuyến hàng ngày mỗi chiều từ ngày 21/10 đến ngày 14/11 và không quá 7 chuyến hàng ngày mỗi chiều từ ngày 15/11 đến ngày 30/11/2021. Đường bay Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại: không quá 6 chuyến hàng ngày mỗi chiều từ ngày 21/10 đến ngày 14/11 và không quá 7 chuyến hàng ngày mỗi chiều từ ngày 15/11 đến ngày 30/11. Các đường bay khác: không quá 4 chuyến hàng ngày mỗi chiều. Về vấn đề này, theo đại diện tỉnh Điện Biên, sau thí điểm mở lại đường bay, người dân mong muốn tiếp tục triển khai tiếp mở lại vận tải, lưu thông. Tuy nhiên, một số địa phương chưa công bố cấp độ dịch nên triển khai vận tải hành khách còn khó khăn. Từ đó, tỉnh Điện Biên kiến nghị, về đường bộ, đề nghị Chính phủ có sự chỉ đạo thống nhất về công bố cấp độ dịch, chỉ đạo các tỉnh thống nhất theo tinh thần quyết định của Bộ Giao thông Vận tải để thuận tiện trong đi lại. Đối với hàng không, xem xét giảm tỷ lệ giãn cách trên máy bay, để nâng lượng khách hàng/chuyến. Theo ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục kiến nghị khôi phục lại các đường bay nội địa theo chiều hướng tăng tần suất, bảo đảm thực hiện đủ các quy định phòng, chống dịch mà Bộ Y tế quy định. Về chặng Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hàng không đề xuất khôi phục tối đa 6 chuyến bay/tuần phân bổ đều cho các hãng. Còn các đường bay khác tối đa bay 1 chuyến/ngày. * Lưu thông, giao thông vận tải thống nhất trên toàn quốc Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng bước đầu chúng ta đã đạt được kết quả, về phục hồi sản xuất và phục hồi lĩnh vực giao thông: đường sắt, đường bộ, hàng không…Các địa phương đã chủ động vào cuộc tích cực triển khai, nhất là khôi phục sản xuất và giao thông vận tải.
Nhiều địa phương đã thành lập các ban chỉ đạo, tổ chức gặp gỡ, hội nghị với doanh nghiệp. Với tinh thần đó, Phó Thủ tướng khẳng định, chúng ta quyết tâm hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của quý IV/2021.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là rất quan trọng. “Các địa phương muốn phát triển thì cần sâu sát, tháo gỡ cho doanh nghiệp và một cách bài bản là thành lập ban chỉ đạo”. Nếu không làm tốt việc này thì nơi đó phục hồi sẽ chậm, bởi doanh nghiệp không có điểm tựa thì phục hồi sản xuất sẽ chậm. Nhấn mạnh chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19”, Phó Thủ tướng nêu rõ, tiếp tục duy trì và mở thêm các chuyến bay; chỉnh sửa một số điều kiện phù hợp hơn với thực tế; ngoài ra, duy trì tuyến đường sắt và đường bộ. Bên cạnh phục hồi các tuyến giao thông, Phó Thủ tướng lưu ý, các địa phương phải chú trọng, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là các địa phương “vùng xanh”; phải phát hiện sớm, không để xảy ra ổ dịch.Phó Thủ tướng cho rằng cần phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID -19 của các địa phương, nhất là hệ thống cơ sở, tổ giám sát COVID-19 cộng đồng ở trong tất cả các khu dân cư. Các địa phương cần khẩn trương tổ chức tiêm vaccine cho lao động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và lưu thông hàng hóa.
Về ý kiến liên quan việc kiểm soát giao thông chưa được chặt chẽ, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải rà soát việc triển khai kiểm soát về giao thông vận tải một cách thống nhất trên toàn quốc. Bộ Giao thông Vận tải cần khẩn trương hoàn thiện và ban hành kế hoạch khai thác vận tải hàng không và đường sắt trong thời gian tới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giá dầu ở ngưỡng cao liệu có khiến giá hàng hóa tăng những tháng cuối năm?
14:55' - 20/10/2021
Giá xăng dầu sẽ đẩy giá nhiều mặt hàng, dịch vụ lên cao, khiến doanh nghiệp khó cạnh tranh. Nhiều nhóm ngành hàng sẽ bị tác động theo hướng trực tiếp và gián tiếp.
-
Chuyển động DN
Giữ luồng vận chuyển hàng hóa luôn thông suốt
08:58' - 17/10/2021
Gần hai năm “chung sống” với đại dịch COVID-19, khiến thói quen của người dân đã chuyển dịch từ mua hàng trực tiếp sang mua hàng trên các sàn thương mại điện tử.
-
Hàng hoá
Phát hiện nhiều vụ hàng hóa không có chứng từ ở An Giang
18:46' - 16/10/2021
Một số lượng lớn nguyên liệu dùng để sản xuất sản phẩm làm đẹp không rõ nguồn gốc, xuất xứ vừa được phát hiện tại An Giang.
-
Hàng hoá
Hà Nội hàng hóa dồi dào khi trở lại bình thường mới
12:54' - 14/10/2021
Sáng 14/10, ngày đầu tiên Hà Nội thực hiện Công điện số 21/CĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).