Moderna đối mặt vụ kiện mới liên quan bằng sáng chế vaccine ngừa COVID-19
Hãng dược phẩm Mỹ Moderna đang phải đối mặt với một vụ kiện mới về quyền sở hữu vaccine ngừa COVID-19, trong đó công ty này bị cáo buộc "chiếm" công nghệ được sử dụng để sản xuất chế phẩm này.
Hai công ty công nghệ sinh học Arbutus Biopharma và Genevant Sciences, đều có trụ sở tại Vancouver (Canada), đã kiện Moderna với cáo buộc sử dụng công nghệ hạt nano lipid trong sản xuất vaccine, vi phạm bằng sáng chế của các công ty Canada này.
Đây là những hạt chất béo nhỏ giúp bảo vệ vật chất di truyền, khi nó di chuyển trong cơ thể để đi vào các tế bào cụ thể nhằm phân phối thuốc. Công nghệ này cũng có thể hữu ích trong việc phát triển các loại vaccine mRNA (loại vaccine sử dụng bản sao của phân tử gọi là RNA thông tin để tạo ra phản ứng miễn dịch) trong tương lai để chống lại các bệnh khác.
Trao đổi với báo giới, Giám đốc điều hành Arbutus William Collier cho biết: “Chúng tôi yêu cầu phải có sự đền bù công bằng từ việc Moderna sử dụng công nghệ đã được cấp bằng sáng chế của chúng tôi.. nếu không có công nghệ này, vaccine ngừa COVID-19 của Moderna sẽ không thành công".
Một tuyên bố của Arbutus giải thích các tài liệu khoa học đã khẳng định rõ ràng rằng rào cản công nghệ quan trọng nhất đối với việc phát triển và triển khai các loại thuốc sử dụng công nghệ mRNA là xây dựng một phương thức an toàn và hiệu quả để đưa mRNA đến các tế bào của con người.
Các nhà khoa học tại Arbutus và Genevant đã dành nhiều năm để phát triển và hoàn thiện công nghệ phân phối hạt nano lipid và công nghệ này đã được cấp phép cho các ứng dụng khác nhau cho nhiều bên thứ ba khác nhau.
Nếu không có công nghệ quan trọng này, RNA (axit ribonucleic - một axit nucleic chịu trách nhiệm chuyển thông tin di truyền của ADN để tổng hợp protein theo các chức năng và đặc điểm được chỉ định) sẽ nhanh chóng bị phân hủy trong cơ thể và mất tác dụng.
Theo Arbutus, Moderna biết đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi sử dụng công nghệ hạt nano mà không xin cấp phép. Arbutus cũng cáo buộc Moderna đã tìm cách vô hiệu lực một số bằng sáng chế và khi những nỗ lực này thất bại, Moderna chỉ đơn giản sử dụng công nghệ được cấp bằng sáng chế mà không phải trả tiền.
Các bằng sáng chế nói trên được cấp cho Genevant Sciences Inc, một công ty được Arbutus và Roivant Sciences Ltd (ROIV.O) thành lập vào năm 2018. Roivant sở hữu khoảng 80% Genevant và Arbutus sở hữu phần còn lại.
Moderna ban đầu đã khiếu nại về các bằng sáng chế liên quan tới hạt nano lipid trước Hội đồng Kháng nghị và Thử nghiệm bằng sáng chế Mỹ, một bộ phận của văn phòng cấp bằng sáng chế liên bang. Hội đồng đã đồng ý với Moderna rằng một số nội dung của một trong các bằng sáng chế không hợp lệ.
Tuy nhiên, về cơ bản các phát hiện của Arbutus là chính xác, nên hội đồng vẫn giữ nguyên bằng sáng chế cho Arbutus và Tòa Phúc thẩm liên bang Mỹ đã ủng hộ quyết định này, bác bỏ khiếu nại của Moderna về vô hiệu lực hai bằng sáng chế quan trọng của Arbutus.
Đây là vụ kiện thứ hai mà Moderna đang phải đối mặt liên quan tới vaccine ngừa COVID-19 của mình. Moderna cũng đang vướng vào tranh chấp liên quan tới bằng sáng chế vaccine với Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH).
Theo đó, NIH cho biết cơ quan này đã tham gia phát minh vaccine ngừa COVID-19 của Moderna, nhưng hãng dược này không đưa tên các nhà khoa học của chính phủ vào bằng sáng chế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Moderna sắp công bố dữ liệu về vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 2-5 tuổi
18:31' - 13/01/2022
Hãng dược phẩm Mỹ Moderna ngày 12/1 thông báo sẽ công bố báo cáo về dữ liệu thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 2 đến 5 tuổi vào tháng 3 tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Pfizer và Moderna lên khung thời gian ra mắt vaccine đặc hiệu ngừa biến thể Omicron
16:45' - 11/01/2022
Ngày 10/1, Giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn dược phẩm Mỹ Pfizer Albert Bourla cho biết hãng đang hướng tới mục tiêu ra mắt một loại vaccine đặc hiệu phòng ngừa biến thể Omicron vào tháng 3 năm nay.
-
Chuyển động DN
Moderna nghiên cứu vaccine đặc hiệu ngừa biến thể Omicron
12:13' - 11/01/2022
Hãng Moderna nghiên cứu vaccine tăng cường đặc hiệu ngừa biến thể Omicron.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam
19:25'
Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) thông báo khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" Mỹ chi 2 tỷ USD cho trung tâm dữ liệu tại Nhật Bản
09:16'
Nhà cung cấp phần mềm kinh doanh của Mỹ - ServiceNow có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào Nhật Bản trong vài năm tới để mở rộng hoạt động trung tâm dữ liệu và văn phòng tại địa phương.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm Hàn Quốc tăng mạnh
08:04'
Các công ty bảo hiểm tại Hàn Quốc đã chứng kiến lợi nhuận ròng kết hợp tăng vọt 13% trong 9 tháng tính từ đầu năm nay nhờ doanh số bán hàng và lợi nhuận đầu tư tăng do lãi suất cao.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn dầu khí Total tạm ngừng đầu tư vào Adani
07:55'
Tập đoàn dầu khí Total đã tuyên bố sẽ tạm dừng mọi khoản đầu tư mới đối với Tập đoàn Adani, Ấn Độ cho đến khi các cáo buộc hối lộ và gian lận của ban lãnh đạo Tập đoàn này được làm rõ.
-
Doanh nghiệp
63 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam: "Giếng tổ" của khí công nghiệp
18:41' - 25/11/2024
Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như “Giếng tổ” trong ngành Dầu khí Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Góp sức cho công trường 500kV mạch 3 giúp công nhân PTC3 nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
13:58' - 25/11/2024
Phần thi thực hành của 74 công nhân đã từng tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đều có kết quả vượt trội.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên
09:22' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.
-
Doanh nghiệp
Bosch cắt giảm lương và giờ làm của 10.000 nhân viên
08:46' - 25/11/2024
Robert Bosch - hãng cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới của Đức - thông báo sẽ cắt giảm giờ làm và lương của khoảng 10.000 nhân viên tại nước này, cao hơn các mức cắt giảm đã thông báo trước đó.
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45' - 24/11/2024
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.