Mối đe dọa suy thoái toàn cầu ngày càng gia tăng?
Liệu nền kinh tế toàn cầu có đang rơi vào tâm bão, với châu Âu, Trung Quốc và Mỹ cùng bước vào thời kỳ suy thoái cuối năm nay?
Trong bài viết trên tờ Straits Times, Giáo sư kinh tế và chính sách công Kenneth Rogoff tại Đại học Harvard, nguyên là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) cho rằng nguy cơ về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hiện đang tăng lên từng ngày.Suy thoái ở châu Âu là điều gần như không thể tránh khỏi nếu xung đột ở Ukraine leo thang. Còn tại Mỹ, giá tiêu dùng tăng với tốc độ nhanh nhất trong 40 năm qua đang tạo ra nhiều áp lực. Trung Quốc ngày càng thấy khó duy trì mức tăng trưởng tích cực khi đối mặt với tình trạng phong tỏa hà khắc do dịch COVID-19 bùng phát. Trên thực tế, nền kinh tế Trung Quốc có thể đã rơi vào suy thoái.Nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái, đặc biệt nếu được kích hoạt bởi chu kỳ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu toàn cầu và gây ra sự hỗn loạn trên thị trường tài chính. Và mặc dù suy thoái ở châu Âu thường lan tỏa trên toàn cầu - chủ yếu là do nhu cầu giảm - suy thoái do cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra có thể làm lung lay hoàn toàn niềm tin kinh doanh và thị trường tài chính trên toàn thế giới.Đánh giá về khả năng xảy ra, Giáo sư Kenneth Rogoff cho rằng quỹ đạo tăng trưởng của Trung Quốc từ lâu đã chậm lại, cần quản lý kinh tế vĩ mô tốt và cả may mắn mới ngăn chặn được suy thoái nghiêm trọng, đặc biệt là nếu Trung Quốc đưa ra quyết sách sai lầm trong cuộc chiến chống COVID-19.Hầu hết các quốc gia châu Á hiện đã từ bỏ chiến lược "Không COVID" và đang chuyển sang các biện pháp kiểm soát dịch bệnh như một mối đe dọa đặc hữu, nhưng không coi đây như một đại dịch. Trung Quốc thì vẫn đang chi số tiền lớn để chuyển đổi các tòa nhà văn phòng trống thành các trung tâm cách ly.Nguy cơ về một cuộc suy thoái tại Mỹ đã tăng vọt, với những bất ổn chính hiện nay không hề nhỏ. Quan điểm lạc quan rằng lạm phát sẽ tự giảm và Fed sẽ không phải tăng lãi suất quá nhiều, ngày càng không có cơ sở.Với các khoản tiết kiệm của người dân tăng vọt trong thời kỳ đại dịch, kịch bản có nhiều khả năng xảy ra hơn là nhu cầu tiêu dùng sẽ vẫn mạnh, trong khi các vấn đề về chuỗi cung ứng có thể trở nên tồi tệ hơn. Mỹ dường như đang giảm bớt các chính sách kích thích kinh tế, dù việc này không dễ dàng trong năm bầu cử giữa kỳ 2022, để giúp giảm lạm phát, do đó lo ngại về suy thoái đang gia tăng.Đối với châu Âu, hậu quả từ suy thoái kinh tế ở Trung Quốc và Mỹ sẽ đe dọa sự tăng trưởng của khu vực này ngay cả khi không có xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, cuộc xung đột làm gia tăng thêm nhiều rủi ro và tính dễ bị tổn thương của châu Âu. Tăng trưởng của châu Âu hiện cũng đã yếu đi.Nếu xung đột leo thang cao hơn, châu Âu có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt Nga mạnh mẽ hơn, với những hậu quả không chắc chắn cho cả nền kinh tế, và có thể là cả các biện pháp trừng phạt Trung Quốc. Trong khi đó, các chính phủ châu Âu đang chịu áp lực đáng kể trong việc tăng đáng kể chi tiêu cho quốc phòng.Rõ ràng, các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trong trường hợp suy thoái toàn cầu. Ngay cả các nước xuất khẩu lương thực và năng lượng, vốn cho đến nay đã được hưởng lợi về kinh tế từ cuộc xung đột ở Ukraine do giá năng lượng cao, cũng có thể gặp rủi ro.Nếu may mắn, nguy cơ suy thoái toàn cầu đồng bộ sẽ giảm vào cuối năm nay. Nhưng hiện tại, rủi ro suy thoái ở châu Âu, Mỹ và Trung Quốc là đáng kể và đang gia tăng, và hiệu ứng domino có thể xảy ra khi một nền kinh tế lớn rơi vào suy thoái. Lạm phát cao kỷ lục không làm cho mọi thứ dễ dàng hơn. Khả năng các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách có hoàn thành được nhiệm vụ mà họ có thể sớm đương đầu hay không là điều không chắc chắn./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Liệu euro có xuống ngang giá USD khi nguy cơ Eurozone suy thoái?
17:12' - 28/04/2022
việc đồng euro giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm đang làm dấy lên khả năng đồng tiền này sẽ đạt mức ngang giá so với đồng USD lần đầu tiên trong hai thập kỷ.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Châu Á đối mặt với triển vọng lạm phát kèm suy thoái
14:12' - 26/04/2022
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 25/4 đưa nhận định các nước châu Á đang chịu những tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, trong đó giá cả leo thang, còn tăng trưởng bị kìm hãm.
-
Phân tích - Dự báo
Fannie Mae dự báo kinh tế Mỹ có thể đối mặt với suy thoái nhẹ vào năm 2023
08:24' - 20/04/2022
Ngày 19/4, công ty cho vay thế chấp được chính phủ hỗ trợ Fannie Mae dự báo rằng nước Mỹ chứng kiến một "cuộc suy thoái nhẹ" vào năm 2023 do lạm phát và các yếu tố kinh tế khác.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Đức liệu có rơi vào suy thoái nếu ngừng nhập khí đốt từ Nga?
07:00' - 14/04/2022
Việc ngừng ngay lập tức nhập khẩu khí đốt của Nga sẽ đẩy nền kinh tế Đức vào suy thoái nghiêm trọng trong năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài 1: Niềm tin của thị trường đặt cược vào châu Âu
05:30'
Đồng euro hiện là lựa chọn thay thế gần nhất với đồng USD để trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý II/2025
15:12' - 15/07/2025
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2% trong quý II/2025, vượt nhẹ so với mức dự báo 5,1% theo khảo sát của Reuters và trên ngưỡng mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc
09:27' - 15/07/2025
Ngày nay, mạng lưới các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã mở rộng lên 232 khu, trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ áp thuế 36%, kinh tế Campuchia trước ngã rẽ chiến lược
06:30' - 15/07/2025
Bộ Kinh tế Campuchia cho biết, việc Mỹ áp thuế quan ở mức 36% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Campuchia tại thị trường chủ chốt Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đòn thuế quan từ Mỹ và những thiệt hại với kinh tế châu Âu
05:30' - 15/07/2025
Nền kinh tế châu Âu tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa mới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/7 tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU).
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.
-
Phân tích - Dự báo
Canada bước vào cuộc “cách mạng ngân sách”
06:30' - 14/07/2025
Dưới thời chính phủ do đảng Tự do lãnh đạo trước đây, chi phí hoạt động của Chính phủ Canada tăng trung bình 9% mỗi năm, dẫn đến thâm hụt ngân sách cao và nợ quốc gia phình to.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược kinh tế mới cho Hàn Quốc
05:30' - 14/07/2025
Thương mại là trụ cột quan trọng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Trong năm 2024, xuất khẩu chiếm 39,1% GDP của Hàn Quốc và nền kinh tế này khó có thể tái cân bằng khỏi xuất khẩu trong tương lai gần.
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30' - 13/07/2025
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.