Mong chờ “sự thay đổi lớn” sau thượng đỉnh Mỹ - Triều, liệu có quá lạc quan? (Phần 1)
Ông Trump khẳng định: “Chúng tôi rất tự hào về những gì đã diễn ra hôm nay. Chúng tôi đều muốn hành động, chúng tôi sẽ cùng tiến hành điều gì đó và chúng tôi đã phát triển một mối quan hệ rất đặc biệt. Người dân sẽ cảm thấy rất ấn tượng, họ sẽ cảm thấy rất hạnh phúc và chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề lớn và nguy hiểm của thế giới”.
Cái bắt tay lịch sử…Phát biểu với ông Kim, Tổng thống Trump nói: “Mọi thứ diễn ra tốt đẹp hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Điều này sẽ dẫn tới nhiều kết quả hơn nữa. Thật là niềm vinh dự khi làm việc với ông, đây quả thật là niềm vinh dự lớn”. Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt lần này - vốn chưa từng được nghĩ đến chỉ vài tháng trước đây - diễn ra sau khi hai nước được trang bị vũ khí hạt nhân dường như bị đẩy tới bờ xung đột hồi cuối năm 2017, khi hai bên đưa ra những tuyên bố nặng nề và ông Kim tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa.Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo đương nhiệm của hai nước và được thế giới cẩn trọng dõi theo. Phát biểu sau lễ ký kết tuyên bố chung, đứng cạnh nhà lãnh đạo Kim, ông Trump nói: “Chúng tôi sẽ gặp gỡ một lần nữa. Chúng tôi sẽ gặp gỡ nhiều lần nữa”.Ông nói rằng ông “hoàn toàn” sẵn sàng mời ông Kim - nhà lãnh đạo một chế độ bị chỉ trích về các hồ sơ vi phạm nhân quyền - tới Nhà Trắng.
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim đã cam kết làm việc hướng tới việc hoàn tất phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên. Đồng thời, Washington cam kết cung cấp các đảm bảo an ninh cho cựu thù.… có tạo ra khác biệt?Tuy nhiên, tuyên bố chung được ký kết sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử tại Singapore lại không đưa ra nhiều chi tiết về cách thức đạt được mục tiêu này. Tuyên bố có đoạn: “Tổng thống Trump cam kết cung cấp các đảm bảo an ninh cho Triều Tiên và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tái khẳng định cam kết kiên định và không thay đổi để hoàn tất việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên”.Chính vì vậy, giới phân tích chính trị cho rằng hội nghị lần này chỉ mang lại các kết quả mang tính biểu tượng và không có kết quả thực sự.Anthony Ruggiero, nhà nghiên cứu cấp cao tại Quỹ vì quốc phòng của các nền dân chủ ở Washington, nói: “Hiện vẫn chưa rõ liệu các cuộc đàm phán sau đó sẽ dẫn tới mục tiêu cuối cùng là phi hạt nhân hóa hay không. Kết quả lần này giống như việc nhắc lại những gì trong các cuộc đàm phán hơn 10 năm trước và không phải bước đi lớn tiếp theo”.Tuyên bố chung của 2 nhà lãnh đạo không nhắc tới yêu cầu của Mỹ về việc “phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược” - thuật ngữ để miêu tả việc từ bỏ vũ khí và cam kết tạo điều kiện cho việc thanh tra.Chuyên gia Melissa Hanham của Trung tâm Nghiên cứu Chống phổ biến Hạt nhân có trụ sở tại Mỹ viết trên Twitter rằng Triều Tiên “đã hứa hẹn việc này rất nhiều lần” và rằng hai bên “vẫn chưa nhất trí về khái niệm ‘phi hạt nhân hóa’ có nghĩa là gì”.Điều quan trọng khác là văn kiện này cũng không nhắc tới các lệnh trừng phạt quốc tế đã làm tê liệt nền kinh tế Triều Tiên bởi việc nước này theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân.Nhà nghiên cứu cấp cao Li Nan tại viện nghiên cứu chính sách công Pangoal ở Bắc Kinh cho rằng cuộc gặp này chỉ mang ý nghĩa biểu tượng. Ông Li nói: “Hiện vẫn quá sớm để gọi đây là bước ngoặt trong quan hệ Mỹ-Triều”.Theo các nhà chỉ trích, thực tế cuộc họp này đồng nghĩa rằng ông Trump đang hợp pháp hóa nhà lãnh đạo Kim, người bị giới chỉ trích cho là đang điều hành chế độ dùi cui, nơi nhân quyền thường xuyên bị chà đạp.Michael Kovrig, cố vấn cấp cao về Đông Bắc Á của Nhóm Khủng hoảng, nói: “Đây là chiến thắng lớn của Kim Jong-un, người giờ đây có uy tín và thành tích lớn về mặt tuyên truyền với việc gặp gỡ trực tiếp Tổng thống Mỹ trong lúc vẫn trang bị hệ thống răn đe hạt nhân”.Tuy nhiên, nhiều thỏa thuận đạt được với Triều Tiên trước đây đã bị sụp đổ. Và vấn đề gây tranh cãi trên bàn đàm phán là phi hạt nhân hóa - một cụm từ có ý nghĩa khác nhau với 2 bên.Hiện vẫn chưa rõ liệu Bình Nhưỡng có sẵn sàng từ bỏ hạt nhân hay không, bởi đây là vũ khí mà chế độ coi là vật đảm bảo tối thượng cho sự tồn tại của họ. Trước thềm cuộc họp, các cố vấn của cả 2 nhà lãnh đạo đều vật lộn để thu hẹp các bất đồng lớn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc
12:14' - 19/06/2018
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 19-20/6.
-
Kinh tế Thế giới
Tân Hoa Xã đưa tin nhà lãnh đạo Triều Tiên thăm Trung Quốc
10:32' - 19/06/2018
Tân Hoa Xã ngày 19/6 đưa tin nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm Trung Quốc từ ngày 19-20/6.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố sẽ không bỏ lỡ cơ hội gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên
17:44' - 18/06/2018
Thủ tướng Abe khẳng định "sẽ không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào" để giải quyết vấn đề bắt cóc công dân và sẽ tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn đầu tư vào Triều Tiên
13:11' - 17/06/2018
Theo kết quả thăm dò của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) công bố ngày 17/6, nhiều doanh nghiệp nước này muốn tham gia các dự án phát triển tại Triều Tiên, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng.
-
Ý kiến và Bình luận
Các chuyên gia nhận định bước đi tiếp theo của Mỹ và Triều Tiên sau cuộc gặp thượng đỉnh
19:23' - 14/06/2018
Triều Tiên có thể sẽ xúc tiến các biện pháp phi hạt nhân hóa trong vòng 2 hoặc 3 tuần sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Washington và Bình Nhưỡng tại Singapore ngày 12/6 vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên về vấn đề công dân bị bắt cóc
18:16' - 14/06/2018
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono ngày 14/6 tuyên bố nước này sẵn sàng sắp xếp các cuộc đàm phán trực tiếp với Triều Tiên về vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản đang xúc tiến cuộc gặp thượng đỉnh Nhật-Triều
10:32' - 14/06/2018
Ngày 14/6, Chính phủ Nhật Bản đang đặt mục tiêu xúc tiến một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng nước này Shinzo Abevà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 9 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39' - 23/05/2025
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.